Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh có thể tự chọn sách giáo khoa?

Học sinh có thể tự chọn sách giáo khoa?


Tuy nhiên, sau 3 năm học quy định này đi vào thực tế, việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) vẫn chưa thực sự là của người học và vì người học.

“SGK CHUYỂN TỪ ĐỘC QUYỀN T.Ư XUỐNG ĐỘC QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ?”

Tại cuộc họp giữa đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK với Chính phủ mới đây, đại biểu Trần Văn Lâm, thành viên đoàn giám sát, đặt vấn đề liên quan việc vận hành nhiều bộ SGK hiện nay: “Chúng ta nói chương trình mới là pháp lệnh, SGK chỉ là tài liệu tham khảo. Vậy đã thực hiện triệt để theo tinh thần đổi mới khi có nhiều bộ SGK hay chưa, học sinh (HS) có thể đến lớp và học cuốn SGK bất kỳ trong các cuốn SGK mà Bộ GD-ĐT phê duyệt hay vẫn phải phụ thuộc vào SGK mà nhà trường lựa chọn và việc dạy học vẫn bám vào SGK ấy?”.

Cũng theo đại biểu Lâm, vấn đề đặt ra là Bộ GD-ĐT quyết tâm đổi mới đến đâu hay vẫn cứ phải thống nhất một bộ SGK trong từng lớp, từng trường. Và nếu còn như vậy thì còn nảy sinh nhiều vấn đề ở khâu lựa chọn SGK, sẽ vẫn còn chuyện “lobby” để chọn SGK.

PGS Vũ Trọng Rỹ, Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý – giáo dục VN, cho rằng việc lựa chọn SGK là vấn đề rất vướng khi giao UBND cấp tỉnh quyết định chọn SGK. “Quy định này khiến cho SGK chuyển độc quyền từ T.Ư (theo chương trình cũ – PV) xuống độc quyền ở địa phương”, ông Rỹ nói và cho rằng: “Người dạy và người học chưa thực sự được chọn SGK. Chúng ta chỉ chú ý tới việc khó trong quản lý mà không chú ý đến người sử dụng”.

Học sinh có thể tự chọn sách giáo khoa? - Ảnh 1.

Học sinh tìm mua sách giáo khoa chuẩn bị năm học mới

Bà Đào Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), cho rằng nếu mỗi lớp, trường học có nhiều đối tượng HS khác nhau mà chỉ có một bộ sách khiến có người hiểu nhầm chương trình và SGK là một. Nếu như mọi người hiểu nhầm chương trình SGK giống như pháp lệnh thì đôi khi không dám dạy sai sách.

Nhiều ý kiến cũng chỉ ra rằng, lý tưởng nhất là đổi mới đến mức HS mang SGK nào đến lớp cũng được chấp nhận vì giáo viên không dạy theo một cuốn SGK nào cố định, không phụ thuộc vào SGK để xây dựng bài giảng.

Bộ GD-ĐT cũng nhận định việc lựa chọn SGK còn một số hạn chế. Trong đó, việc thay đổi quan niệm về vai trò tự chủ của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; quan niệm về vai trò SGK từ chỗ lấy SGK làm chuẩn để dạy học và kiểm tra, đánh giá sang việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình (SGK chỉ đóng vai trò là tài liệu dạy học chính) của giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ HS và xã hội còn chưa theo kịp yêu cầu mới.

5% SỐ TỈNH CHỈ CHỌN MỘT BỘ SGK

Từ khi quyền quyết định lựa chọn SGK là của UBND cấp tỉnh đến nay, năm nào cũng có lời phàn nàn về việc địa phương áp đặt chọn SGK. Quy trình là cơ sở gửi đề xuất lên nhưng trên thực tế đề xuất ấy có được xem xét không lại là chuyện khác.

Một giáo viên ở Quảng Ngãi cho biết địa phương này chỉ chọn một bộ SGK. Hội đồng chọn SGK cấp tỉnh nói chọn theo số đông. “Tuy nhiên, chúng ta đang hướng tới dạy học phân hóa, quan tâm từng đối tượng HS thì lẽ ra SGK mà số ít lựa chọn cũng cần được coi trọng vì họ thấy phù hợp với điều kiện dạy học, đối tượng HS của mình nên mới chọn”, vị này nói.

Tại Hà Nội, từ khi thực hiện quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK đến nay thì TP vẫn áp dụng cách thuận lợi nhất cho các trường, đó là tất cả SGK mà Bộ GD-ĐT đã phê duyệt thì các trường học ở Hà Nội đều có thể sử dụng để giảng dạy. Tuy nhiên, hiện nay cũng chưa có trường nào cho phép HS hoặc phụ huynh lựa chọn SGK mà sẽ ấn định một danh sách các SGK mà trường đã chọn để phụ huynh tự mua hoặc đăng ký nhờ trường mua giúp, SGK cũng sử dụng thống nhất một bộ ở cấp trường, chưa theo đơn vị lớp.

Học sinh có thể tự chọn sách giáo khoa? - Ảnh 2.

Đang có ý kiến xem xét trao quyền lựa chọn SGK cho giáo viên, HS và cha mẹ HS thay vì giao UBND cấp tỉnh quyết định chọn SGK như hiện nay

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, để chuẩn bị cho năm học mới, có khoảng 41% số tỉnh có tất cả môn học chọn nhiều hơn một bộ SGK đối với mỗi môn học; số tỉnh có một số môn học chọn nhiều hơn một bộ SGK đối với mỗi môn học chiếm 54%; số tỉnh chọn một bộ SGK đối với mỗi môn học chiếm 5%…

Bà Nguyễn Thị Hà, đại biểu Quốc hội khóa XV, cho biết việc chọn SGK nên được thực hiện với tinh thần đảm bảo phù hợp đặc thù vùng miền, giáo viên, HS trong cơ sở giáo dục. Vì vậy, các hướng dẫn của cơ quan chức năng theo hướng tôn trọng quyền lựa chọn SGK của tập thể, cá nhân trực tiếp sử dụng sách là rất cần thiết. Tuy nhiên, bà Hà cũng cho rằng: “Cần có các biện pháp để quản lý việc lựa chọn SGK tránh tràn lan, tiêu cực. Đặc biệt, cần chỉ đạo chặt chẽ việc lựa chọn thành viên hội đồng lựa chọn SGK theo tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Đồng thời, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực liên quan đến SGK. Ngoài ra, các trường có thể xã hội hóa, bổ sung vào thư viện sách danh mục cho mượn bao gồm cả SGK để cho các HS có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế khó khăn không bị gánh nặng từ chi phí mua sách”. 

Sẽ sửa quy định về lựa chọn SGK

Liên quan việc lựa chọn SGK, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK đề nghị Chính phủ: “Đánh giá về việc triển khai thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều SGK; có thể thực hiện việc áp dụng cùng lúc nhiều bộ SGK cho từng môn học ở cùng một cơ sở giáo dục hay không? Sự cần thiết sửa đổi quy định để thực hiện thống nhất việc lựa chọn SGK và giao cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc lựa chọn SGK, hướng tới để quyền lựa chọn SGK là của HS, giáo viên, phụ huynh”.

Trong văn bản báo cáo đoàn giám sát mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng đối với mỗi môn học, giáo viên và các HS có thể sử dụng cùng lúc nhiều bộ SGK. Tuy nhiên, cùng một yêu cầu, cần đạt quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các SGK có cách tiếp cận khác nhau, sử dụng học liệu khác nhau, để hướng dẫn HS học tập cùng một thời điểm với nội dung trên nhiều nguồn học liệu khác nhau là việc rất khó, đòi hỏi giáo viên có nghiệp vụ sư phạm cao, HS tự giác học tập và sĩ số lớp không quá đông. “Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục phổ thông chưa đáp ứng được điều kiện này”, người đứng đầu ngành GD-ĐT nhận định.

Về việc xem xét trao quyền lựa chọn SGK cho giáo viên, HS và cha mẹ HS, Chính phủ cho rằng đây là cách làm “thực hiện nguyên tắc dân chủ tốt nhất và phù hợp nhất với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GD-ĐT nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT về lựa chọn SGK theo hướng tăng cường vai trò tự chủ lựa chọn SGK của nhà trường”, văn bản báo cáo đoàn giám sát thông tin.

Ý kiến

Lứa tuổi tiểu học thì HS quá nhỏ để chọn SGK nhưng vai trò của đại diện cha mẹ HS cũng rất quan trọng. Nhà trường cần lắng nghe ý kiến từ phía phụ huynh, bởi hằng ngày họ là những người phối hợp cùng giáo viên giảng dạy trên lớp để kèm, hướng dẫn con tự học ở nhà.

Nguyễn Phương Hoa (Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Người sử dụng nên là người chọn vì họ mới biết được cần gì và thiếu gì. Thực tế SGK hiện nay không còn là pháp lệnh như trước, chỉ còn là tài liệu tham khảo nên có thể thống nhất giữa thầy và trò, không cần thiết phải lấy ý kiến của hội đồng cấp trên như hiện nay… Nếu không vẫn có trường hợp người trực tiếp sử dụng nhưng phải dùng những sách mà mình không lựa chọn.

Ông Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội)

Một lớp có nhiều SGK khác nhau theo lựa chọn của mỗi HS chỉ có thể áp dụng khi việc dạy học hoàn toàn thoát ly SGK. Tuy nhiên, hiện nay vẫn bắt buộc HS phải có SGK, nhiều bộ SGK nên mạch kiến thức của mỗi sách cũng được thiết kế khác nhau nên chưa thể hình dung được vẫn bắt buộc HS phải có SGK, và các em chọn SGK khác nhau trong cùng một lớp thì việc dạy học sẽ thế nào.

Một giáo viên Trường THCS Ngô Sĩ Liên (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội)



Source link

Cùng chủ đề

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Hàng chục học sinh phải đi cấp cứu do hít khí phát ra từ bóng nổ

Ngày 23/3, Công an tỉnh Trà Vinh cho biết, Công an huyện Trà Cú vừa làm rõ vụ ngộ độc khí tại Trường tiểu học Ngãi Xuyên A (xã Ngãi Xuyên).Khoảng 6h30 ngày 20/3, 8 học sinh Trường tiểu học Ngãi Xuyên A đến cửa hàng của bà Hà Thị Cẩm Lệ (55 tuổi) mua 11 quả bóng nổ (hay còn gọi là bóng thối) đem vào 3 lớp (lớp 3/1, 4/1 và 4/2). Sau đó, các em...

Cậu học trò mỗi ngày đứng ở cổng trường và câu chuyện xúc động phía sau

Đó là câu chuyện về tình bạn của 2 nam sinh Lưu Quang Vũ và Hồ Minh Tương (cùng SN 2008, học sinh lớp 10, Trường THCS và THPT Đakrông, tỉnh Quảng Trị).Sáng nào cũng vậy, Tương đều đứng chờ ở cổng, khi Vũ được bố chở đến, Tương sẽ đón, cõng bạn vào lớp, đồng hành trong mọi hoạt động ở trường, cuối giờ lại cõng ra cổng để người thân đón về. Dù nắng hay mưa, sáng...

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Vượt qua hàng nghìn học sinh trên toàn thế giới khi tham gia cuộc thi giao dịch chứng khoán ảo, mới đây, Đỗ Thái Toàn (học sinh trường Phổ thông liên cấp Olympia) trở thành một trong 25 thí sinh xuất sắc nhận được thư mời sang Mỹ tham dự vòng giao dịch trực tiếp.  Đây là sân chơi do Stevens Business School – ngôi trường xếp thứ 77 trong các trường kinh doanh tốt nhất tại Mỹ (theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất