Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Luật sư “mách nước” cho nhà thầu phòng tránh sai sót khi gửi đơn kiến nghị

(PLVN) - Trong môi trường đấu thầu đầy cạnh tranh, một quyết định loại nhà thầu đôi khi bắt nguồn từ những sai sót tưởng chừng rất nhỏ trong quá trình đánh giá. Khi đó, gửi đơn kiến nghị là cách làm hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều nhà thầu mất trắng chi phí kiến nghị hoặc bị bác đơn, chỉ vì không nắm rõ quy trình hoặc gửi sai thời điểm.

Báo Pháp Luật Việt NamBáo Pháp Luật Việt Nam26/05/2025

Theo đó, thông thường sẽ có 3 tình huống điển hình liên quan đến đơn kiến nghị của nhà thầu. Cụ thể:

Tình huống thứ nhất, trường hợp nhà thầu kiến nghị khi bị loại ở giai đoạn mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật thì nên kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu hay kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu?

Tình huống thứ hai, trường hợp đơn kiến nghị của nhà thầu gửi trên trên Hệ thống không có chữ ký của người ký đơn và cũng không đóng dấu thì chủ đầu tư có giải quyết đơn kiến nghị đó không?

Tình huống thứ ba, đơn kiến nghị không thể hiện tên, dấu mộc của công ty hoặc chữ ký số của công ty kiến nghị thì đơn kiến nghị đó có đúng quy định và có được giải quyết không?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty luật TNHH TGS cho biết, trường hợp phát sinh tình huống chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các nội dung khác trong hoạt động đấu thầu, người có thẩm quyền, chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý tình huống theo nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình theo quy định tại Điều 88 Luật đấu thầu năm 2023 thì Nhà thầu có thể làm đơn kiến nghị gửi đến chủ đầu tư, người có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của Luật đầu tư khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

Đối với tình huống 1, Luật sư Tuấn cho biết, nhà thầu có thể kiến nghị ở giai đoạn mở hồ sơ đề xuất tài chính. Tuy nhiên, đối với các vấn đề trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, để được xem xét, giải quyết thì đơn kiến nghị phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Đối với kiến nghị về nội dung hồ sơ mời thầu, đơn kiến nghị có thể là của các cơ quan, tổ chức quan tâm đến gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh; đối với các nội dung khác về quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, đơn kiến nghị phải là của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

Thứ hai: Đơn kiến nghị được gửi đến đơn vị giải quyết kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều 91 và khoản 1 Điều 92 của Luật đấu thầu năm 2023 trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Về tình huống thứ hai, theo Luật sư Tuấn, tại điểm b khoản 1 Điều 90 Luật đấu thầu năm 2023 quy định: “Đơn kiến nghị phải có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của người đại điện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức gửi đơn hoặc được ký số, gửi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia”.

Theo đó, đơn kiến nghị của nhà thầu gửi trên trên Hệ thống không có chữ ký của người ký đơn và cũng không đóng dấu thì người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị do không đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật đấu thầu năm 2023.

Hơn nữa, đơn kiến nghị của Nhà thầu chỉ được xem xét, giải quyết kiến nghị khi chưa gửi đơn khiếu nại, tố cáo, khởi kiện. Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu khởi kiện, khiếu nại, tố cáo thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật đấu thầu năm 2023.

Đối với tình hướng thứ ba, Luật sư Tuấn cho rằng, đơn kiến nghị của nhà thầu mặc dù đã gửi thành công trên Hệ thống nhưng đơn kiến nghị không thể hiện tên, dấu mộc của công ty hoặc chữ ký số của Nhà thầu kiến nghị thì đơn kiến nghị đó không đúng quy định của pháp luật và người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị không xem xét, giải quyết kiến nghị mà thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc biết do không đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Luật đấu thầu năm 2023.

Mục đích của việc giải quyết kiến nghị là đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và tuân thủ pháp luật trong hoạt động đấu thầu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan theo quy định của pháp luật.

Một trong những điều kiện mà Nhà thầu quan tâm đó là liên quan đến chi phí khi gửi đơn kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là bộ phận thường trực) trước hoặc đồng thời với đơn kiến nghị theo điểm đ khoản 2 Điều 90 Luật đấu thầu năm 2023.

Theo đó, trường hợp nhà thầu kiến nghị được người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị kết luận là đúng thì trong văn bản giải quyết kiến nghị phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có); nhà thầu có kiến nghị được nhận lại chi phí giải quyết kiến nghị đã nộp. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là không đúng thì văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do; nhà thầu có kiến nghị không được hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị đã nộp theo khoản 5 Điều 91 Luật đấu thầu năm 2023.

Tại khoản 8 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi phí trong lựa chọn nhà thầu, chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu trong lựa chọn nhà thầu được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị như sau:

̶ Giá dự thầu dưới 50.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,03% nhưng tối thiểu là 5.000.000 đồng

̶ Giá dự thầu từ 50.000.000.000 đồng đến dưới 100.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,025% nhưng tối thiểu là 15.000.000 đồng

̶ Giá dự thầu từ 100.000.000.000 đồng đến dưới 200.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,02% nhưng tối thiểu là 25.000.000 đồng

̶ Giá dự thầu từ 200.000.000.000 đồng trở lên, tỷ lệ 0,015% nhưng tối thiểu là 40.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

Như vậy, khi nhà thầu có kiến nghị thì phải nộp một khoản tiền để giải quyết kiến nghị về cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị. Chi phí tư vấn cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá dự thầu của nhà thầu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, trường hợp nhà thầu có kiến nghị không được mở hồ sơ đề xuất về tài chính thì việc xác định chi phí cho Hội đồng tư vấn căn cứ vào giá gói thầu.

Nguồn: https://baophapluat.vn/luat-su-mach-nuoc-cho-nha-thau-phong-tranh-sai-sot-khi-gui-don-kien-nghi-post549705.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm