Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ngân hàng CSXH Việt Nam làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác của 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông

(LĐ online) - Ngày 23/5, tại Lâm Đồng, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn, đã có chương trình làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tín dụng chính sách 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông, nhằm khảo sát về hoạt động uỷ thác khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại địa phương.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng24/05/2025

Toàn cảnh chương trình làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Tham dự chương trình làm việc có lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội và Ban Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông.

Báo cáo về công tác sáp nhập, bàn giao để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, do bà Nguyễn Thị Ngọc Thu – Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Đầu năm 2025, thực hiện quyết định của Hội đồng quản trị NHCSXH, Chi nhánh đã hoàn thành việc bàn giao và sáp nhập 3 Phòng Giao dịch huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành Phòng Giao dịch huyện Đạ Huoai mới; hoàn thiện các thủ tục và bộ máy nhân sự để Phòng Giao dịch huyện Đạ Huoai mới đi vào hoạt động ổn định, đảm bảo thông suốt, liên tục.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thu - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, trình bày báo cáo hoạt động

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 25/4/2025 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lâm Đồng, sắp xếp 137 đơn vị hành chính cấp xã thành 51 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 9 phường, 42 xã), Chi nhánh tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo của Tổng Giám đốc và kế hoạch sắp xếp của UBND tỉnh, báo cáo Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp tỉnh để triển khai thực hiện kịp thời, không để hoạt động tín dụng chính sách xã hội bị gián đoạn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân trong thời gian tổ chức triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính…

Bà Phạm Thị Ánh Tuyết - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng, báo cáo tình hình hoạt động nhận uỷ thác tín dụng chính sách của Hội

Tính đến ngày đến 30/4/2025, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 6.441.861 triệu đồng, tăng 4,6% so với đầu năm; doanh số cho vay 4 tháng đầu năm đạt 824.458 triệu đồng với 14.486 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ 545.807 triệu đồng, chiếm 66,2% doanh số cho vay. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 6.427.632 triệu đồng/100.128 hộ vay, tăng 4,5% so với đầu năm.

Trong đó, doanh số cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác đạt 821.488 triệu đồng, mức cho vay bình quân sản xuất 63,8 triệu đồng/hộ, (cho vay hộ nghèo 64,5 triệu đồng, hộ cận nghèo 63,8 triệu đồng, hộ mới thoát nghèo 65,8 triệu đồng); doanh số thu nợ 545.093 triệu đồng; dư nợ cho vay ủy thác đến 30/4/2025 đạt 6.415.049 triệu đồng/2.452 Tổ TK&VV/99.986 khách hàng, tăng 4,5% so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 99,8% tổng dư nợ của chi nhánh,…

Ông Huỳnh Văn Thuận - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam và bà Trần Lan Phương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại chương trình làm việc, ông Huỳnh Văn Thuận, cho biết: Đoàn công tác thực hiện khảo sát tại các địa phương để đánh giá sự phù hợp của các nội dung dự kiến sửa đổi trong văn bản thỏa thuận về hoạt động ủy thác (công tác cán bộ, bộ máy tổ chức, thành phần tham gia kiểm tra, tỷ lệ kiểm tra, mức phí ủy thác và tỷ lệ phân bổ giữa các cấp), nhằm nắm bắt những  thuận lợi, khó khăn của hoạt động giao dịch xã, tổ chức giao dịch, bảo đảm an toàn khi thực hiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại tỉnh Lâm Đồng.

Bên cạnh đó, Đoàn công tác nắm bắt các nội dung, như: Bàn giao hoạt động ủy thác khi sáp nhập cấp tỉnh, sáp nhập cấp xã và không tổ chức cấp huyện (như đối chiếu dư nợ, bàn giao dư nợ, bàn giao hồ sơ uỷ thác); đồng thời, đánh giá sự phù hợp, khó khăn khi chuyển đổi tài khoản tiền gửi tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn sang tài khoản thanh toán và sửa đổi nội dung ủy nhiệm cho Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn (không uỷ thác thu lãi, thu tiền gửi)…

Kết luận Hội nghị, ông Thuận cho biết thêm, Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát thực tế ở 2 địa phương là Đức Trọng và Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, ghi nhận các ý kiến từ các tổ chức chính trị nhận uỷ thác và các Tổ tiết kiệm và vay vốn về những khó khăn khi thực hiện hoạt động tín dụng chính sách sau sáp nhập, như: Địa bàn xã rộng, khoảng cách đến trung tâm xã mới xa; sau sáp nhập, có sự thay đổi lớn về đội ngũ cán bộ tổ chức chính trị cấp xã, nhiều cán bộ mới, nên việc tiếp cận hoạt động nhận ủy thác cùng với việc triển khai các công việc khác của hoạt động ủy thác tín dụng chính sách bước đầu có thể sẽ khó khăn... 

Tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đắk Nông, dự kiến có 124 đơn vị hành chính cấp xã, ông Thuận tin tưởng đội ngũ cán bộ tổ chức chính trị - xã hội cấp xã sau khi được kiện toàn có trình độ, năng lực, từ đó nâng cao chất lượng và quản lý tín dụng chính sách xã hội hiệu quả hơn…

Nguồn: https://baolamdong.vn/kinh-te/202505/ngan-hang-csxh-viet-nam-lam-viec-voi-cac-to-chuc-chinh-tri-xa-hoi-nhan-uy-thac-cua-3-tinh-lam-dong-binh-thuan-dak-nong-8bf59b7/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình
Ngắm “cổng nhà trời” Pù Luông - Thanh Hoá
Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương dưới mưa
Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm