Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Nghĩa vụ của công dân pháp luật tại Việt Nam và quyền con người

Việt NamViệt Nam30/10/2024

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định đặc trưng thứ bảy trong số tám đặc trưng chủ yếu của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là "xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Vì vậy, để đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ yêu cầu tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật; Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán; độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; tôn trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. [caption id="attachment_1216414" align="aligncenter" width="623"] Ảnh Sưu tầm[/caption] Quyền con người đã trở thành vấn đề phổ quát toàn cầu mà bất kì quốc gia, dân tộc nào đều phải tôn trọng và thực hiện. Đó là những giá trị cao quý nhất kết tinh của văn hóa quyền con người - thành quả đấu tranh của nhân loại qua hàng nghìn năm lịch sử. Song song với quyền con người thì nghĩa vụ của công dân cũng được thực thi theo đúng quy định pháp luật như nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác v mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác, nghĩa vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh, nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, nghĩa vụ học tập, nghĩa vụ bảo vệ môi trường theo đó mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Vấn đề quyền con người và xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm quyền con người đã được đề cập từ rất sớm trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 cũng khẳng định những giá trị nhân quyền khi tuyên bố: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Theo quy định của Hiến pháp, các tổ chức, các cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại. Đặc biệt là nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc theo đó công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, việc phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất, cùng với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo đó bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Trong đó công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Cùng nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam trong đó công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. [caption id="attachment_1216416" align="aligncenter" width="1480"] Ảnh Sưu tầm[/caption] Đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam, nghĩa vụ nộp thuế theo đó mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. Như vậy, theo nội dung trên thì các quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Tựu chung lại tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự giám sát của Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Công Đảo


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm