Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sản phụ đái tháo đường sinh con 5 kg

VnExpressVnExpress16/06/2023


Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ khiến thai nhi thừa cân, tim thai không ổn định, bác sĩ phải chấm dứt thai kỳ ở tuần 37, bé nặng 5 kg.

BS.CKII Lâm Hoàng Duy, Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP HCM, cho biết cân nặng em bé tương đương trẻ 2 tháng tuổi. Chào đời, toàn thân bé tím tái, được thở oxy chuyển về phòng Hồi sức sơ sinh (NICU), xét nghiệm đường huyết, sàng lọc 73 bệnh. Sau 2,5 ngày theo dõi tại NICU, bé tự thở, được về cùng mẹ.

Trước ca mổ lấy thai, bác sĩ tiên lượng em bé có nguy cơ suy hô hấp sau sinh, sản phụ gặp nguy cơ băng huyết, cần sự phối hợp giữa bác sĩ sản khoa và sơ sinh.

Êkíp mổ đưa bé trai 5 kg ra khỏi bụng mẹ. Ảnh: Tuệ Diễm

Êkíp mổ đưa bé trai 5 kg ra khỏi bụng mẹ. Ảnh: Tuệ Diễm

Sản phụ Kim Ngân (32 tuổi, Phú Nhuận, TP HCM) cho biết, lần mang thai đầu tiên bản thân cũng mắc đái tháo đường thai kỳ, được bác sĩ BVĐK Tâm Anh TP HCM điều trị thuốc insulin ở tuần 35. Nhưng đến tuần 36, chị vỡ ối sớm sinh con đầu lòng nặng 4,3 kg, khỏe mạnh. Sau sinh, chỉ số đường huyết trở về bình thường.

Lần mang thai thứ 2, chị tuân thủ lịch khám khi tình trạng đái tháo đường thai kỳ lặp lại. Dù ăn uống kiêng khem nhưng chỉ số đường huyết sau khi điều trị insulin vẫn tăng cao. Những lần siêu âm 35-37 tuần, thai tăng đều đặn hơn 500 g mỗi tuần, bụng to nhanh, cơn đau kéo dài. Chị Ngân phải nhập viện theo dõi vì tim thai không ổn định từ tuần 35.

Ngày 10/6, chị Ngân đau căng tức vùng bụng. Siêu âm thai nhi nặng gần 5 kg ở giữa tuần thai 37. Người mẹ chỉ số đường huyết 160, không đáp ứng tốt với insulin. Nhận định sức khỏe mẹ và thai đều có nhiều nguy cơ nếu kéo dài thai kỳ, bác sĩ đã hội chẩn, quyết định mổ lấy thai sớm để bảo vệ sức khỏe của mẹ và con.

Bác sĩ Duy cho biết, lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới nhiều nguy cơ: mất tim thai, sinh non, suy hô hấp, hạ đường huyết, béo phì, con mắc bệnh đái tháo đường... Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ tăng huyết áp, phải sinh mổ, băng huyết, trẻ mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai.

Người có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước có nguy cơ sẽ mắc lại bệnh ở các lần mang thai tiếp theo. Do đó, phụ nữ cần giảm cân trước mang thai, điều chỉnh lối sống khoa học, tăng cường tập thể dục, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi mang bầu, nữ giới tuân thủ lịch khám thai, tầm soát đường huyết định kỳ.

Tuệ Diễm



Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình
Ngắm “cổng nhà trời” Pù Luông - Thanh Hoá
Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương dưới mưa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm