Ngày 30/7/2024, robot TBM khổng lồ đã chính thức khởi động và khoan những mét hầm đầu tiên của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội (đoạn ga ngầm S9 - Kim Mã). Sau hơn 3 tháng ở độ sâu 20 mét robot TBM đã khoan được khoảng 625 mét.
Sau 3 tháng ở độ sâu 20 mét, robot khổng lồ đang làm gì ở tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội?
Thứ bảy, ngày 16/11/2024 18:34 PM (GMT+7)
Ngày 30/7/2024, robot TBM khổng lồ đã chính thức khởi động và khoan những mét hầm đầu tiên của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội (đoạn ga ngầm S9 - Kim Mã). Sau hơn 3 tháng ở độ sâu 20 mét robot TBM đã khoan được khoảng 625 mét.
Đoạn ngầm tuyến Nhổn - ga Hà Nội được đào bằng bộ đôi máy TBM được thiết kế riêng cho dự án có tên Thần tốc và Táo bạo. Máy được sản xuất bởi hãng Herrenkecht (Đức), có chiều dài hơn 100 mét, nặng khoảng 850 tấn. Nhà thầu phụ trách gói thầu ga S9 - Kim Mã là liên danh HyunDai & Ghella (HGU).
Để thi công hầm Metro Nhổn - ga Hà Nội (đoạn ga ngầm S9 - Kim Mã) ở độ sâu 20 mét, hàng ngày, tàu chuyên dụng sẽ di chuyển trên đường ray, vận chuyển vật liệu xây dựng và đất thải ra, vào vị trí khoan.
Mỗi ngày, robot TBM khoan được 10 mét, khoan đến đâu công nhân sẽ theo lắp vỏ hầm đến đó.
Theo đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, đến ngày 14/11/2024, dốc hạ ngầm đã hoàn thành 73,3%, ga S9 hoàn thành 51,7%, giếng đứng hoàn thành 41,74%, các ga S10, S11, S12 (gồm đường chuyển làn và gara) lần lượt hoàn thành 65,3%, 58,97%, 43,3%. Đáng chú ý, máy khoan hầm TBM đã khoan sâu được 631 mét hầm, 420 vòng vỏ hầm đã được lắp đặt, vị trí điểm mũi khoan trong lòng đất đã tiến đến điểm tương ứng tại ngõ 391 phố Kim Mã.
Mọi điều kiện thi công ở độ sâu 20 mét dưới lòng đất được kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống camera giám sát, và các chuyên gia nước ngoài sẽ thường xuyên theo dõi kỹ thuật qua màn hình để kịp thời điều chỉnh nếu có sự cố phát sinh.
Được biết, máy TBM vận hành theo một chu trình khép kín, đào với tốc độ lớn nhất là 60mm/phút, trong quá trình đào máy sẽ phun ra trước đầu cắt chất điều hòa đất hay còn gọi là FOAM giúp làm mềm đất, chống bó và hỗ trợ duy trì cân bằng áp lực đầu gương đào. Cùng lúc đó thì phía đuôi máy sẽ phun ra chất mỡ quét lên bề mặt ngoài vỏ hầm, giúp bảo vệ bộ phận chổi quét đuôi máy, ngăn nước chảy ngược vào trong máy và làm kín các điểm nối bề ngoài vỏ hầm. Đuôi máy cũng bơm dung dịch vữa chèn lấp khe giữa vỏ hầm và đất đảm bảo ngăn ngừa sụt lún trong quá trình thi công.
Các loại đường ống dẫn khí, dẫn nước sạch đều được đặt ngay trong hầm.
Công trường thi công 24/24 giờ, với mỗi ca từ 15-17 nhân sự. Các chuyên gia và công nhân sẽ ăn uống, nghỉ giải lao ngay dưới hầm.
Các thiết bị kỹ thuật phục vụ thi công từ kìm, tua vít, cờ lê, mỏ lết... đều được lau chùi, bảo dưỡng thường xuyên.
Hình ảnh hàng trăm vỏ hầm đã được lắp đặt thành công sau khi robot TBM đi qua.
Phạm Hưng
Nguồn: https://danviet.vn/sau-3-thang-o-do-sau-20-met-robot-khong-lo-dang-lam-gi-o-tuyen-metro-nhon-ga-ha-noi-20241116125405805.htm
Bình luận (0)