Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh ra sao?

Cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT hướng dẫn điều chỉnh nội dung một số môn học cho phù hợp với thực tế sau khi sáp nhập tỉnh để không gây khó khăn cho học sinh và giáo viên trong năm học tới.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên28/07/2025

Cử tri tỉnh Hưng Yên phản ánh, sau khi thực hiện Nghị quyết số 60, Việt Nam còn 34 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Nhiều tỉnh, thành không còn khiến một số môn học của sách giáo khoa phổ thông sẽ có nhiều bất cập.

Ví dụ, môn địa lý bị ảnh hưởng bởi tên tỉnh, thành, các loại khoáng sản, nông nghiệp, vùng biển, vùng núi thay đổi; môn lịch sử có nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến địa danh, danh nhân... cũng thay đổi...

Sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh ra sao?- Ảnh 1.

Bộ GD-ĐT vừa trả lời kiến nghị của cử tri về việc chỉnh sửa nội dung một số sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh

ẢNH: T.N

Do đó, cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh, bổ sung nội dung một số môn học trong chương trình giáo dục phổ thông cho phù hợp với thực tế khi sáp nhập tỉnh; để học sinh, giáo viên thuận lợi hơn khi dạy và học.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Bộ GD-ĐT đã tổ chức rà soát Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT; chương trình các môn học và hoạt động giáo dục, yêu cầu cần đạt của mỗi nội dung và chủ đề; nội dung các bộ sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục của các cấp học, đối chiếu với việc thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đưa ra các nội dung cần thiết phải sửa đối, bổ sung.

Theo kết quả rà soát, môn lịch sử và địa lý, môn lịch sử, môn địa lý, môn giáo dục kinh tế và pháp luật cần điều chỉnh. Hội đồng chuyên gia các môn học đã đưa ra các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Bộ GD-ĐT sẽ ban hành các nội dung sửa đổi chương trình một số môn học, hoạt động giáo dục trong thời gian sớm nhất, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định.

Nhà xuất bản Giáo dục nói gì?

Liên quan đến việc chỉnh sửa sách giáo khoa sau sáp nhập, PGS-TS Nguyễn Văn Tùng, thành viên Hội đồng thành viên Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam, cho biết: NXB Giáo dục Việt Nam đã chỉ đạo rà soát kiến thức, số liệu, địa danh, bản đồ, biểu đồ, thông tin kinh tế xã hội, liên quan đến thay đổi địa giới hành chính và chính quyền hai cấp, báo cáo Bộ GD-ĐT xin ý kiến chỉ đạo để sửa chữa. Tiếp theo, NXB Giáo dục Việt Nam sẽ sửa sách giáo khoa, trình Bộ GD-ĐT thẩm định.

Ông Tùng cho biết thêm, sẽ hạn chế thấp nhất việc sửa chữa nội dung của sách giáo khoa. Trong thời gian chờ đợi sách giáo khoa được sửa chữa, giáo viên và học sinh sẽ tiếp tục sử dụng sách giáo khoa hiện hành. Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn về việc này, tinh thần là các nhà trường, các thầy cô giáo sẽ chủ động trong việc điều chỉnh ngữ liệu, nội dung bài học, chủ đề dạy học trên cơ sở phù hợp với thực tiễn địa phương và chính quyền hai cấp.

Về phía NXB Giáo dục Việt Nam, ông Tùng cũng cho biết sẽ tích cực hỗ trợ nhà trường và giáo viên sử dụng sách hiện hành theo đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Sách giáo khoa năm học 2025 - 2026 đang được in, dự kiến trong tháng 7 sẽ cơ bản đáp ứng đủ cho học sinh và giáo viên trong năm học mới.

Nguồn: https://thanhnien.vn/sua-sach-giao-khoa-sau-sap-nhap-tinh-ra-sao-185250728112502534.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Đội hình mũi tên 5 tiêm kích SU-30MK2 đầy uy lực chuẩn bị cho đại lễ A80
Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm