Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam phê duyệt Báo cáo quốc gia về thực thi công...

Việt Nam phê duyệt Báo cáo quốc gia về thực thi công ước chống tra tấn


Việt Nam đã ban hành hơn 56 luật và các văn bản quy phạm pháp luật, để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng.

Phê duyệt Báo cáo quốc gia về thực thi công ước chống tra tấn. (Nguồn: Shutterstock)
Phê duyệt Báo cáo quốc gia về thực thi công ước chống tra tấn. (Ảnh minh họa – Nguồn: Shutterstock)

Ngày 9/2, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 174/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước CAT).

Phó Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an tiến hành hiệu đính bản dịch Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước CAT và thực hiện các thủ tục đối ngoại cần thiết gửi Báo cáo đến Ủy ban chống tra tấn theo quy định.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để chuẩn bị cho phiên trình bày và trả lời trước Ủy ban chống tra tấn.

Trước đó, Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Báo cáo quốc gia lần thứ 2 của Việt Nam về thực thi Công ước CAT để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dự thảo Báo cáo gồm 187 khổ, chia làm 5 phần: Thông tin chung, Kết quả thực hiện Công ước CAT, Thông tin bổ sung đối với các bình luận và khuyến nghị của Ủy ban CAT, Kết luận và 10 Phụ lục.

Theo đó, Việt Nam đã ban hành hơn 56 luật và các văn bản quy phạm pháp luật, để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng như: Luật Thi hành án hình sự 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020; Luật Cư trú năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2021; Luật Cảnh sát cơ động năm 2022; Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.

Để triển khai thi hành các luật, Việt Nam tiếp tục ban hành hơn 100 văn bản hướng dẫn nhằm chuẩn hóa các quy trình, công khai các quy định, bổ sung các chế định nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, bảo vệ những người có nguy cơ bị tra tấn cũng như hỗ trợ tốt hơn cho nạn nhân của hành vi tra tấn trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều tra, thi hành tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, bồi thường thiệt hại.

Đáng chú ý, Việt Nam đã thiết lập hệ thống phản ánh kiến nghị qua đường dây nóng, đặc biệt là đường dây nóng tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm của Bộ Công an thông qua số điện thoại 113 hoặc 0692326555; đường dây nóng tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm của Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đường dây nóng về bảo vệ trẻ em qua số điện thoại 111.

Việt Nam cũng đã xây dựng mô hình “Phòng điều tra thân thiện” để giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi và xâm hại người dưới 18 tuổi. Mô hình “Phòng điều tra thân thiện” được thiết kế, trang trí tương tự phòng làm việc, tạo tâm lý thoải mái, gần gũi, giúp nạn nhân bớt mặc cảm, lo sợ.

Điều tra viên được tập huấn kỹ năng điều tra thân thiện, có kiến thức khoa học giáo dục đối với trẻ em, thời gian lấy lời khai không quá 2 tiếng/lần và 1 ngày không quá 2 lần theo quy định và có sự tham gia của người giám hộ trong quá trình lấy lời khai.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập 33 phòng điều tra thân thiện tại Cục Cảnh sát hình sự, Học viện Cảnh sát nhân dân và Công an 30 địa phương…

Cùng với những kết quả thực hiện Công ước CAT đã đạt được, Việt Nam còn một số vấn đề nội tại cần được quan tâm giải quyết; một số khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện Công ước CAT và khuyến nghị phù hợp của Ủy ban CAT. Vì vậy, quan điểm chính sách và cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Công ước là xác định mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, thực hiện công tác bảo đảm nhân quyền, đặc biệt là triển khai, thực hiện nghiêm túc Công ước CAT, các công ước cơ bản về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên.

Việc tham gia và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Công ước CAT cũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người, tạo cơ sở cho việc tăng cường đối thoại và trao đổi với các nước và tổ chức quốc tế về nhân quyền.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam nỗ lực triển khai thực thi Công ước chống tra tấn

Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước CAT) đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1984 bằng Nghị quyết 39/46. Công ước có hiệu lực từ ngày 26/6/1987 sau khi được 20 quốc gia phê chuẩn gia nhập. Công ước Chống tra tấn là một trong bảy Công ước cốt lõi về nhân quyền của Liên hợp...

Việt Nam – Thành viên chủ động, tích cực của Công ước chống tra tấn

Việt Nam đang nỗ lực để hoàn thiện Báo cáo quốc gia lần thứ hai về thực thi Công ước chống tra tấn.

Việt Nam nỗ lực trong triển khai thực thi Công ước chống tra tấn

Ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tra tấn Sau khi trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn hoặc Công ước CAT) vào năm 2015, Việt Nam đã tích cực tổ chức hàng chục hoạt động hợp tác với đối tác nước...

Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn

Việt Nam luôn chú trọng tuyên truyền về Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo, hoặc hạ nhục con người hay còn gọi là Công ước chống tra tấn (CAT).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Việc khai thác lợi thế sẵn có về vị trí, địa hình, hạ tầng, dịch vụ sẽ mở ra những cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch thể thao, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến Hà Nội.

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồng

Trà Vinh: Chấp thuận chủ trương đầu tư kho xăng dầu và hóa dầu, vốn 576 tỷ đồngMục tiêu Dự án là đầu tư xây dựng kho chứa xăng dầu, hóa dầu và cầu cảng xuất nhập xăng dầu tại ấp Xoài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. ...

Vị trí độc tôn “ngàn năm có một” của Vinhomes Royal Island

Không phải ngẫu nhiên mà Vinhomes Royal Island lại trở thành “điểm nóng” ngay sau khi ra mắt. Vị trí mang tới vượng khí của Thành phố Đảo Hoàng Gia khiến dự án này hút toàn bộ sự quan tâm của thị trường bất động sản tuần qua. ...

ScaleUP nhận đầu tư vòng hạt giống từ quỹ Nextrans

ScaleUP, đơn vị cung cấp các giải pháp đồng bộ đa kênh bán hàng đột phá cho thương mại điện tử vừa công bố nhận đầu tư vòng hạt giống (Seed Funding) từ quỹ đầu tư Nextrans (Hàn Quốc). Số vốn không được tiết...

Trung Quốc cấm sử dụng chip Intel và AMD trong máy tính và máy chủ nhà nước

Cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Công nghiệp Trung Quốc ban hành ba danh sách riêng biệt dành cho CPU, hệ điều hành và cơ sở dữ liệu tập trung được đánh giá là “an toàn và đáng tin cậy”, có hiệu lực trong vòng ba năm sau ngày công bố. Reuters cho biết, tất cả các công...

Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Sáng 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Thủ tướng đề nghị Tiền Giang nỗ lực phát triển trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ; là một cực tăng trưởng...

Mới nhất