Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vùng Trung du - Miền núi phía Bắc: Quyết tâm gỡ khó, thúc đẩy thương mại điện tử

Từ ngày 24-25/5/2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tổ chức chuỗi sự kiện “Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử - Nâng tầm sản phẩm vùng Trung du và miền núi phía Bắc”, nhằm tăng tốc chuyển đổi số qua thương mại điện tử.

Thời ĐạiThời Đại27/05/2025

Trong khuôn khổ sự kiện, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp nền tảng thương mại điện tử tiêu biểu, bao gồm Shopee, TikTok Việt Nam, cùng đại diện Sở Công Thương của các tỉnh trong Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (Lai Châu, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Yên Bái, Điện Biên).

Lễ ký kết này đánh dấu bước khởi đầu quan trọng để thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp nền tảng, hỗ trợ triển khai các hoạt động đào tạo kỹ năng số, phát triển hạ tầng thương mại điện tử, và thúc đẩy việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm địa phương trên nền tảng số.

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là một trong những khu vực có nhiều tiềm năng phát triển thương mại điện tử, nhờ hệ sinh thái đa dạng, sản vật phong phú.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là một trong những khu vực có nhiều tiềm năng phát triển thương mại điện tử, nhờ hệ sinh thái đa dạng, sản vật phong phú. (Ảnh: Báo Công thương)

Tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng lớn để phát triển thương mại điện tử, đặc biệt với hệ sinh thái đa dạng và sản vật phong phú. Tuy nhiên, địa phương này vẫn đối mặt với rào cản như hạ tầng công nghệ thông tin và logistics thiếu đồng đều; tỷ lệ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử còn thấp do thiếu kiến thức, kỹ năng số và khó khăn trong áp dụng marketing số.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - eComDX, cho biết, Lai Châu cũng như nhiều tỉnh khác gặp khó khăn tương tự về nắm bắt chính sách mới và kỹ năng bán hàng online. Để khắc phục, eComDX tập trung đào tạo qua các khóa học trực tuyến. Thời gian tới, eComDX sẽ triển khai chương trình đào tạo chuyên sâu, tập trung vào bốn trụ cột: Go Online, Go Export, Go AI và Go Right, giúp doanh nghiệp vững vàng phát triển.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), để xây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử vùng bền vững, cần thực hiện 4 nhóm giải pháp chiến lược. Bao gồm: Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ thương mại điện tử vùng cao; ứng dụng công nghệ số phục vụ phát triển sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ thương hiệu; phát triển hạ tầng logistics và phân phối số, đặc biệt tại vùng sâu vùng xa; nâng cao năng lực số tại chỗ qua đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật.

Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khẳng định, chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, và thương mại điện tử là một trong những trụ cột then chốt, đặc biệt tại Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Năng lực kinh doanh số là nền tảng để hiện thực hóa mô hình “mỗi sản phẩm đặc sản là một thương hiệu số”, đưa thương mại điện tử thành công cụ tạo sinh kế, gia tăng giá trị và lan tỏa văn hóa vùng cao.

Nguồn: https://thoidai.com.vn/vung-trung-du-mien-nui-phia-bac-quyet-tam-go-kho-thuc-day-thuong-mai-dien-tu-213812.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình
Ngắm “cổng nhà trời” Pù Luông - Thanh Hoá

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm