Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Xuất khẩu gạo của Tiền Giang ước đạt trên 187 ngàn tấn

(ABO) Chiều 20-5, Sở Công thương tỉnh Tiền Giang và Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) tổ chức Hội nghị về điều hành xuất khẩu gạo và lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Nghị định số 01/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Báo Tiền GiangBáo Tiền Giang20/05/2025

Tiền Giang là tỉnh trọng điểm lúa của Đồng bằng sông Cửu Long. Vụ đông xuân 2024 - 2025, toàn tỉnh xuống giống 42.282 ha, đạt 103,1% kế hoạch, năng suất 66,4 tạ/ha, sản lượng 280.765 tấn.

Tiền Giang có trên 200 doanh nghiệp xay xát lúa - gạo với công suất trên 2,7 triệu tấn/năm. Hiện có 6 doanh nghiệp của tỉnh được Bộ Công thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Tiền Giang đạt 6,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu gạo đạt 182.264 tấn, với trị giá 116,51 triệu USD, tăng 3,91% về lượng và tăng 10,81% về trị giá so với cùng kỳ. Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của tỉnh, chiếm 44,09% về trị giá; tiếp theo là Trung Quốc (17,94%), châu Phi (13,11%) và Hồng Kông (12,24%).

kết quả xuất khẩu gạo năm 2024, 04 tháng đầu năm 2025
Giám đốc Sở Công thương Tiền Giang Lưu Văn Phi báo cáo kết quả xuất khẩu gạo năm 2024, những tháng đầu năm 2025 của Tiền Giang tại hội nghị.

Những tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo của Tiền Giang ước đạt 187.682 tấn, với trị giá ước đạt 92,46 triệu USD, tăng 154% về lượng và tăng 94,78% về trị giá so với cùng kỳ. Philippines tiếp tục là thị trường lớn nhất, chiếm 50,80% về trị giá; kế tiếp là Trung Quốc (23,14%) và Nam Phi (18,33%).

Xuất khẩu gạo của tỉnh Tiền Giang vẫn đối mặt với nhiều khó khăn như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hạn chế bảo quản, chế biến, giá trị gia tăng thấp, chủ yếu xuất khẩu gạo nguyên liệu, thiếu các sản phẩm gạo chế biến sâu, phụ thuộc chính sách các nước xuất khẩu lớn, chi phí logistics cao…

Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo, Tiền Giang đề xuất tổ chức lại sản xuất quy mô lớn, đầu tư nâng cấp hệ thống sấy, xay xát, kho trữ, phát triển thương hiệu và tăng giá trị gia tăng, tăng cường hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, đáp ứng yêu cầu từ các thị trường khó tính, thu hút đầu tư vào chế biến sâu và logistics, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. 

Tỉnh cũng kiến nghị Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể chứng từ kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến và đề xuất thuê công ty thẩm định giá đối với các nhà máy lâu năm không có hóa đơn đầu vào.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu báo cáo
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu báo cáo kết quả xuất khẩu gạo năm 2024, những tháng đầu năm 2025 tại hội nghị.
Đại biểu tham dự Hội nghị
Đại biểu tham dự hội nghị.

Theo Cục Hải quan, năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 9,04 triệu tấn gạo với trị giá 5,67 tỷ USD, tăng 11,1% về lượng và 21,2% về kim ngạch so với năm 2023. 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo đạt hơn 3,43 triệu tấn (gần 1,77 tỷ USD), trong đó Philippines là thị trường lớn nhất.

Mặc dù công tác điều hành xuất khẩu gạo góp phần tiêu thụ tốt và nâng cao giá trị, nhưng vẫn còn thách thức như: Thị trường chưa đa dạng, chi phí sản xuất vận tải tăng và cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, Thái Lan. 

Nguồn cung lúa - gạo vụ đông xuân 2024 - 2025 ổn định với sản lượng ước đạt 13,7 - 13,8 triệu tấn lúa. Lượng gạo hàng hóa tại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2025 dự kiến đạt khoảng 7,5 triệu tấn. Nhu cầu nhập khẩu gạo từ các thị trường như Philippines, Trung Quốc, Bangladesh, Malaysia và châu Phi được dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao.

THIÊN LÝ

 

Nguồn: https://baoapbac.vn/kinh-te/202505/xuat-khau-gao-cua-tien-giang-uoc-dat-tren-187-ngan-tan-1043103/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng
Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Cảnh bình minh đỏ rực như lửa tại Ngũ Chỉ Sơn

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm