Xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô: Trông chờ doanh nghiệp “chuyển mình” Xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô đạt gần 29 triệu USD |
Theo số liệu thống kê cập nhật của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9, xuất khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, giảm 17,8% so với tháng trước và giảm 9,5% so với tháng 9/2023.
Dù vậy, lũy kế 9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về từ nhóm hàng này vẫn tăng 3,8%, đạt hơn 11 tỷ USD, lọt top 10 mặt hàng có kim ngạch đạt hơn 10 tỷ USD trong 3 quý 2024.
Các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam là những nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức…
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với kim ngạch đạt 2,4 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Thị trường này chiếm gần 22% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng trong 9 tháng năm 2024.
9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về từ nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 3,8%, đạt hơn 11 tỷ USD. Ảnh: MH |
Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 là Nhật Bản. Cụ thể, trong tháng 9, nước ta xuất khẩu hơn 231 triệu USD. Lũy kế 9 tháng đầu năm, thị trường này chi ra 2,18 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng này, tăng 1,96% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 20%.
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 nhóm hàng này. Trong tháng 9, Việt Nam thu về 106 triệu USD. Lũy kế 9 tháng, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này hơn 1,14 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng khoảng 10%.
Ngoài 3 thị trường chính, nhiều thị trường cũng ghi nhận mức tăng trưởng đột biến trong 5 tháng đầu năm như Ai Cập (160%), Australia (69,3%), Tây Ban Nha (792%),… Các hãng công nghệ và ô tô trên thế giới đang ngày càng tin tưởng vào chất lượng linh kiện,
Dù ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang gặp khó khăn, xuất khẩu linh kiện phụ tùng từ Việt Nam vẫn tăng, cho thấy vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất ô tô thế giới.
Nguyên nhân là do sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, tạo việc làm cho hơn 600.000 người, trong đó khoảng 300 doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Tỷ lệ thu mua linh kiện của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng từ 28% lên 37% trong 10 năm qua (theo JETRO).
Bộ Công Thương xác định, đến năm 2045, ngành này sẽ tập trung vào sản xuất xe điện hóa, xe hybrid, xe sử dụng năng lượng tái tạo và nhiên liệu xanh. Mục tiêu
Đến năm 2030, giá trị xuất khẩu phương tiện vận tải và linh kiện, phụ tùng ô tô đạt xấp xỉ 14 tỷ USD. Mục tiêu xuất khẩu 90.000 xe ô tô vào năm 2035. Đến năm 2045, giá trị xuất khẩu phương tiện vận tải và linh kiện, phụ tùng ô tô đạt khoảng 36 tỷ USD.
Tầm nhìn đến năm 2045, tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô, nước ta phấn đấu trở thành nhà cung cấp quan trọng nhiều loại linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô khu vực và thế giới. Đáp ứng trên 80 – 85% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.
Nguồn: https://congthuong.vn/9-thang-xuat-khau-nhom-phuong-tien-van-tai-va-phu-tung-cua-viet-nam-dat-hon-11-ty-usd-353662.html