Powered by Techcity

Làng nghề đường phên ở Cao Bằng

Đường phên Bó Tờ làm thủ công từ mật mía, không chất bảo quản, mang vị ngọt đậm, là một mặt hàng truyền thống bán chạy vào dịp Tết.

Blogger Hà Cương (chủ fanpage Cao Bằng Hóng) cùng hai người bạn ghé làng nghề làm đường phên Bó Tờ thuộc thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 60 km. Ba anh em cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh vật, nhịp sống con người trên mảnh đất Cao Bằng.

Người dân địa phương thu hoạch mía vào dịp Tết. Bó Tờ có 150 hộ, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, trong đó có 85 hộ sản xuất đường phên tạo việc làm tại chỗ cho gần 400 lao động.

Bó Tờ có diện tích trồng mía trên 30 ha, cứ 100 kg mía được 20-30 kg đường phên thành phẩm. Cây mía được dóc lá, chặt ngọn và ép lấy nước bằng máy ép mía chạy điện.

Nước mía được cho vào chảo gang lớn để đun trên bếp khoảng 4-5 giờ, người dân tận dụng bã mía làm chất đốt thay cho than củi.

Quá trình nấu nước mía cần người quan sát và vớt bọt, lọc qua nhiều lần để loại bỏ cặn bẩn.

Lúc mới đun, người thợ phải thúc cho lửa lớn để nước mía sôi sùng sục. Khi nước bắt đầu sánh và đặc lại thì để lửa vừa, nếu bị quá lửa thì đường sẽ bị cháy khét và đắng

“Tôi ấn tượng với quá trình nấu mật mía của người dân. Mùi thơm tự nhiên của khói từ mía hòa quyện với hương thơm của những nồi đường”, anh Trọng Hải, sống tại TP Cao Bằng, lần đầu đến Bó Tờ chụp ảnh, chia sẻ.

Anh Lưu Quang Long, Trưởng xóm, giám đốc hợp tác xã sản xuất đường phên, chế biến rượu mía Bó Tờ, cho biết sau khi đường đặc sánh và màu vàng ươm thì người làm bắt đầu thử để biết độ ngọt và hương vị. Chảo đường được bắc xuống, đảo cho mau nguội và giúp màu sắc đường phên có màu vàng đều, không đậm cũng không nhạt.

Mật đường mía cô đặc trong khuôn và dàn đều trên bề mặt. Khoảng 30 phút sau mật mía nguội, tạo thành một tảng đường lớn.

“Làng nghề truyền thống này tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng người dân bám nghề và ngày nay khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, các khâu chế biến người dân tuân thủ quy định về sản xuất an toàn thực phẩm, không sử dụng hóa chất bảo quản”, anh Long nói.

Người dân còn dùng mật mía đường cô đặc làm kẹo kéo, một trong các công đoạn là kéo đường khoảng 45 phút, sao cho đường dần dần từ màu vàng chuyển sang màu trắng là được.

Thành phẩm đường phên được cắt thành từng miếng. Chất lượng mía, mật tốt nên đường phên bán chạy, từ 25-30 ngàn đồng/kg, thu nhập trung bình từ 50 đến 100 triệu đồng/hộ/năm.

Hiện Bó Tờ có khoảng 40 lò nấu đường, nhộn nhịp khi Tết Nguyên đán đang cận kề. Đường phên thường được người dân lấy làm các loại bánh khảo, bánh gai, nhân bánh chưng, chè lam, bánh hồ lô, thúc théc… Đường phên Bó Tờ nằm trong 24 sản phẩm của “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh năm 2020.

Huỳnh Phương
Ảnh: Trọng Hải, Cao Bằng Hóng

nguồn

Cùng chủ đề

Các mốc thời gian thanh toán lệ phí xét tuyển đại học, thí sinh không thể bỏ qua

Theo đó, thí sinh sẽ phải hoàn thành việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước 17h ngày 30/7 và thực hiện nộp lệ phí xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8. Để đảm bảo thuận lợi, tránh quá tải trong quá trình thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến, Bộ GD-ĐT thông báo lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ đăng ký...

Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Đông Khê (Thach An)

Tối 26/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ Đông Khê (Thạch An), Tỉnh đoàn Thanh niên phối hợp với Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Thạch An tổ chức Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).  Tham dự có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước đạt trên 1.044 tỷ đồng

Theo Cục Thống kê tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước đạt 1.044,43 tỷ đồng, tăng 0,91% so với tháng 6. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 757,16 tỷ đồng, tăng 2,06% so với tháng trước, chủ yếu tăng ở các nhóm hàng: vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 113,71%; hàng hóa khác tăng 54,66%; hàng may mặc tăng 40,56%; lương thực, thực phẩm tăng...

Khối thi đua các doanh nghiệp Trung ương thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Hòa An

Ngày 26/7, Khối thi đua các doanh nghiệp Trung ương đóng tại địa phương đến thăm, tặng các gia đình cán bộ, công nhân, viên chức là thân nhân thương binh, liệt sĩ tại huyện Hòa An nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).  Đoàn đến thăm, tặng quà các gia đình: anh Nông Nguyễn Nghiệp, nhân viên Phòng Kỹ thuật luyện kim - Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng, con...

Công đoàn Đài Phát thanh

Nhân dịp 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, Công đoàn Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách là đoàn viên đang công tác tại Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng. ...

Cùng tác giả

Tỉnh Cao Bằng xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5

Cao Bằng đẩy mạnh xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5 kết nối Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)-Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Sáu tháng đầu năm 2024, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục tăng trưởng tốt. Toàn tỉnh đã đón gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách...

Choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng nhìn từ trên cao

Mùa thu, non nước Cao Bằng cuốn hút khách du lịch tìm về thác Bản Giốc, thung lũng Phong Nậm... ngắm khung cảnh nên thơ trong ánh nắng vàng như rót mật.

Những mảnh ghép non nước Cao Bằng

⁣Youtuber Độ Mixi, một người con Cao Bằng, khám phá quê hương với một góc nhìn khác, không chỉ bằng mắt mà bằng cả trái tim.

Thác Bản Giốc – nơi cảnh đẹp tuyệt vời

Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây được mệnh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất và đẹp nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm ở biên giới các quốc gia. Thác Bản Giốc mang vẻ đẹp đan xen giữa hùng vĩ, dữ dội với nét mộng mơ hiền hòa, sâu lắng, xứng đáng là một tuyệt tác...

Tài nguyên thiên nhiên Cao Bằng

* Tài nguyên đất Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 670.342,26 ha, quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Tài nguyên đất đai tỉnh Cao Bằng được chia thành 10 nhóm chính: Nhóm đất phù sa diện tích 7.718 ha chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; Nhóm đất lầy và than bùn diện tích khoảng 11ha: Nhóm đất đỏ vàng diện tích 408.563 ha chiếm...

Cùng chuyên mục

Trà thảo dược chàm tía – món quà của núi rừng Bảo Lạc

Nhắc đến huyện Bảo Lạc, bên cạnh những giá trị về truyền thống văn hóa, ẩm thực thì phải nhắc đến những cây dược liệu quý như: hà thủ ô, cát sâm, chàm tía…, trong đó cây chàm tía hay còn gọi là cây xỏm đeng. Cao chiết chàm tía do Công ty TNHH HATODO sản xuất. Cây chàm tía mọc thành bụi, cao khoảng 1-2m, thân già tròn màu xám bạc; lá đơn mọc đối, phiến lá hình bầu dục,...

Dẻo thơm gạo nếp ong Trùng Khánh

Gạo nếp ong (tên địa phương là Khẩu Phjẩng) là đặc sản nổi tiếng của huyện Trùng Khánh. Loại lúa nếp đặc sản này được trồng chủ yếu ở các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Phong Châu, Đình Phong, Chí Viễn… Với khí hậu mát mẻ của vùng rừng núi cộng với thổ nhưỡng màu mỡ, nguồn nước trong mát của dòng sông Quây Sơn đã tạo ra hương vị thơm ngon cho nếp ong miền biên viễn. Gạo nếp...

“Nhân sâm trắng” – nguyên liệu bổ dưỡng cho bữa ăn vùng cao

Trên những cung đường khám phá miền non nước Cao Bằng, ngoài cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú, du khách còn được trải nghiệm ẩm thực phong phú của địa phương, như: Bánh khảo, kẹo lạc, miến dong, đường mật mía, lạp sườn, thịt treo gác bếp, cá trầm xanh, xôi ngũ sắc... trong đó, có một sản phẩm hết sức bình dị, dân dã là củ cải trắng, một sản phẩm được ví là nhân sâm trắng nơi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất