Powered by Techcity

Nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn của người Nùng

Cùng với nhiều tín ngưỡng văn hóa độc đáo, kiến trúc nhà ở, đặc biệt là nhà sàn của đồng bào Nùng ở Cao Bằng là điểm nhấn thu hút du khách đến tham quan. Nhà sàn không chỉ là nơi ở, sinh hoạt thường ngày mà còn là hình ảnh đặc trưng, sợi dây vô hình kết nối văn hóa truyền thống với đời sống hiện đại, thể hiện tín ngưỡng, phong tục, tập quán và điều kiện sinh hoạt, sản xuất… được nhân dân địa phương lưu giữ.

Nhà ở là công trình văn hóa, đồng thời là nơi hội tụ nét sinh hoạt văn hóa của gia đình và cũng là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa dân tộc. Ngược dòng lịch sử, khi xã hội chỉ thu nhỏ trong phạm vi làng, bản thì mọi sinh hoạt gia đình, giao tiếp cộng đồng cùng những mối liên hệ của con người với thế giới tự nhiên chủ yếu diễn ra trong ngôi nhà sàn. Chính vì vậy, nhà ở hay nhà sàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối bà con dân tộc Nùng. 

Trước khi xây dựng nhà ở, đồng bào dân tộc Nùng rất quan tâm vấn đề xem tuổi làm nhà. Tuổi làm nhà tốt nhất là tuổi của chồng hoặc một trong những đứa con của chủ nhà. Người được tuổi làm nhà phải đứng tên và có mặt trong mọi thủ tục cần thiết liên quan đến làm nhà và những khâu quan trọng trong quá trình dựng nhà như: động thổ (san nền), đặt móng (dựng cột), đổ tràn (đặt thượng lương, lợp nhà); nếu vợ hoặc chồng không được tuổi làm nhà thì những giờ động thổ, đặt móng và đổ trần, người đó cần lánh mặt, đi làm việc khác.

Xóm Dìa Trên, xã Phúc Sen (Quảng Hòa) là nơi còn lưu giữ nhiều nếp nhà sàn.
Xóm Dìa Trên, xã Phúc Sen (Quảng Hòa) là nơi còn lưu giữ nhiều nếp nhà sàn.

Sau khi chọn được tuổi, đồng bào Nùng sẽ xem miếng đất, chọn hướng nhà, người Nùng thường có câu “Đảy kin dòm mò mả, thoong thả dòm tỉ rườn”, nghĩa là làm ăn được là nhờ mồ mả, được yên ổn là nhờ đất làm nhà. Đồng bào thường đặt thế nhà đó trong toàn cảnh thế đất và cảnh quan xung quanh, bao gồm hướng phía trước nhà, “điểm tựa” phía sau nhà và thế đất ở bên sườn nhà. Hướng nhà tốt là phải nhìn được xa, phải có một đỉnh núi cao ở tầm xa làm đích.

Ngôi nhà truyền thống là ngôi nhà sàn, lợp ngói máng, dưới gầm sàn là chuồng gia cầm, thậm chí cả gia súc. Nguyên liệu để làm nhà là gỗ, tre, ngói, là những vật liệu người Nùng tự chế tác. Cột, kèo, xà được làm bằng gỗ tốt nhất, phổ biến nhất là gỗ nghiến, gỗ đinh… Bộ khung này được coi là “vĩnh cửu”, trải qua thời gian không mối, không mọt, không mục. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện tự nhiên của từng vùng mà nguyên vật liệu làm nhà có phần khác nhau. Một số vùng dựng nhà sàn với khung gỗ nhưng vách lại trát bằng đất. 

Kỹ thuật làm nhà của đồng bào Nùng chủ yếu là thủ công, thông qua các phương pháp cưa cắt, bào, đục lỗ, ghép mộng, chốt đinh gỗ và cột nhà kê trên đá tảng. Về thiết kế mặt bằng, nhà đồng bào Nùng có chiều sâu lớn hơn chiều rộng, theo công thức thông thường là 4 x 3 (tức là 4 sâu, 3 rộng). Về giá trị sử dụng, nhà sàn người Nùng có 3 tầng sử dụng: Tầng 1 là gầm sàn dành cho gia cầm, công cụ sản xuất, gia súc. Tầng 2 là sàn nhà, dành cho người ở cùng các đồ dùng sinh hoạt. Tầng 3 là gác, thường là kho chứa lương thực và các thứ khác cần được bảo quản ở nơi khô ráo. 

Tầng một là mặt đất, dưới gầm sàn người ở. Ở đây có chuồng gà, vịt, ngan, ngỗng, chuồng lợn và có thể có cả trâu, bò, ngựa. Ngày nay, hầu hết bà con đã đưa chuồng gia súc và các loại gia cầm ra ngoài gầm sàn, cạnh nhà ở. Ngoài ra, tầng một cũng là nơi để các công cụ sản xuất như cày, bừa, cuốc, xẻng… 

Tầng hai là nơi cả gia đình sẽ sinh sống và sinh hoạt. Nhà bình thường có 3 gian, có hai cửa ra vào, cửa chính ở phía trước, cửa phụ ở phía sau. Trên sàn nhà ở được chia thành những khu vực sinh hoạt khác nhau: nơi nghỉ ngơi, nơi nấu nướng, nơi thờ tự…

Nhiều gia đình đã cải tiến ngôi nhà sàn cũ bằng những vật liệu hiện đại hơn tuy nhiên vẫn giữ được nét truyền thống vốn có của nhà sàn.
Nhiều gia đình đã cải tiến ngôi nhà sàn cũ bằng những vật liệu hiện đại hơn tuy nhiên vẫn giữ được nét truyền thống vốn có của nhà sàn.

Trong ngôi nhà 3 gian có thể chia thành hai nửa. Tính từ phía trước nhà đến phía sau nhà, gian này thường có giường ngủ của con trai, tiếp nữa là cối xay, cối giã gạo, cầu thang lên xuống gầm sàn và có thể để ít củi đun hằng ngày. Cửa sau được mở ở gian này. Gian bên cạnh, phía ngược lại được phân chia thành các buồng và bố trí như sau: buồng đầu tiên là buồng ngủ của chủ nhà, buồng thứ hai là buồng ngủ của con gái. Trong đó, gian chính giữa là gian trang trọng nhất dùng để đặt bàn thờ cúng tổ tiên và tiếp khách. Khu vực này thường từ ngăn bếp đến cửa trước là nơi sinh hoạt chung của gia đình. Tầng ba là gác để lương thực dự trữ ăn cả năm, để các loại đỗ, lạc, đường phên.

Bếp được đặt ở phần cuối gian giữa của ngôi nhà, đây là nơi để nấu ăn và mọi người sum họp bên bếp lửa. Phía trên bếp lửa đồng bào treo một gác nho nhỏ bằng nan tre với diện tích khoảng 2 m². Trên gác bếp, thường để các thứ dùng hằng ngày và một số thứ cần hong khô như bao diêm, đóm, măng khô, mộc nhĩ… 

Phía trước nhà ở là sàn để phơi. Sàn phơi thấp hơn sàn ở một chút và được làm bên ngoài giọt gianh của mái nhà. Sàn ở nối với sàn phơi bằng một hiên nhà rộng khoảng một mét. Sàn phơi được nối đất bằng một thang. Người vào nhà đi cửa trước, phải lên thang sàn phơi rồi mới vào nhà. Sàn nhà được tận dụng để phơi các nông sản hoặc là nơi nghỉ ngơi, trò chuyện, may vá, thêu thùa của chị em phụ nữ…

Phía sau nhà, liền với cửa sau còn có một sàn nhỏ, sàn này thường được trưng dụng làm nơi chứa bể nước hoặc các thùng, vại chứa nước. Người nhà, khách quen hay qua lại với gia đình sẽ đi cửa sau để rửa chân, tay rồi mới vào nhà. 

Ngay cạnh nhà ở còn có một mảnh vườn. Tùy điều kiện kinh tế, thế đất của mỗi gia đình vườn có thể rộng, hẹp khác nhau. Trong vườn trồng các loại rau xanh theo mùa hoặc một số cây ăn quả phổ biến.

Để mỗi ngôi nhà sàn hoàn thành như mong muốn, bà con chung tay cùng làm trong mấy tháng, theo hình thức đổi công. Đến khi vào nhà mới, chủ nhà sẽ mời khách, đặc biệt là những người đã giúp gia đình xây nhà đến ăn cỗ để cảm ơn. 

Ngày nay, những ngôi nhà sàn bình dị ấm cúng, khói lam thơm thoảng gió đồng dần nhường chỗ cho những ngồi nhà hiện đại, mái tôn, tường xây. Tuy nhiên, những nếp nhà sàn vẫn được nhiều hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc Tày, Nùng lưu giữ bởi đó là giá trị văn hóa từ xa xưa để lại, cần được gìn giữ, bảo tồn.


Hải Đăng



Nguồn

Cùng chủ đề

Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Đông Khê (Thach An)

Tối 26/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ Đông Khê (Thạch An), Tỉnh đoàn Thanh niên phối hợp với Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Thạch An tổ chức Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).  Tham dự có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước đạt trên 1.044 tỷ đồng

Theo Cục Thống kê tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước đạt 1.044,43 tỷ đồng, tăng 0,91% so với tháng 6. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 757,16 tỷ đồng, tăng 2,06% so với tháng trước, chủ yếu tăng ở các nhóm hàng: vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 113,71%; hàng hóa khác tăng 54,66%; hàng may mặc tăng 40,56%; lương thực, thực phẩm tăng...

Khối thi đua các doanh nghiệp Trung ương thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Hòa An

Ngày 26/7, Khối thi đua các doanh nghiệp Trung ương đóng tại địa phương đến thăm, tặng các gia đình cán bộ, công nhân, viên chức là thân nhân thương binh, liệt sĩ tại huyện Hòa An nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).  Đoàn đến thăm, tặng quà các gia đình: anh Nông Nguyễn Nghiệp, nhân viên Phòng Kỹ thuật luyện kim - Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng, con...

Đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo nghi thức Quốc tang. Từ sáng sớm, các đoàn đại...

Báo Cao Bằng dâng hương, viếng Đài Liệt sĩ tỉnh

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 25/7, Báo Cao Bằng do đồng chí Bế Dũng, Tỉnh ủy viên, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ tại Đài liệt sĩ tỉnh. Viếng Đài liệt sĩ tỉnh, vòng hoa của đoàn mang dòng chữ “Báo Cao Bằng đời đời nhớ ơn các liệt sĩ". Trong không khí trang nghiêm, thành kính, đoàn...

Cùng tác giả

Các mốc thời gian thanh toán lệ phí xét tuyển đại học, thí sinh không thể bỏ qua

Theo đó, thí sinh sẽ phải hoàn thành việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước 17h ngày 30/7 và thực hiện nộp lệ phí xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8. Để đảm bảo thuận lợi, tránh quá tải trong quá trình thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến, Bộ GD-ĐT thông báo lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ đăng ký...

Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Đông Khê (Thach An)

Tối 26/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ Đông Khê (Thạch An), Tỉnh đoàn Thanh niên phối hợp với Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Thạch An tổ chức Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).  Tham dự có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước đạt trên 1.044 tỷ đồng

Theo Cục Thống kê tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước đạt 1.044,43 tỷ đồng, tăng 0,91% so với tháng 6. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 757,16 tỷ đồng, tăng 2,06% so với tháng trước, chủ yếu tăng ở các nhóm hàng: vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 113,71%; hàng hóa khác tăng 54,66%; hàng may mặc tăng 40,56%; lương thực, thực phẩm tăng...

Khối thi đua các doanh nghiệp Trung ương thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Hòa An

Ngày 26/7, Khối thi đua các doanh nghiệp Trung ương đóng tại địa phương đến thăm, tặng các gia đình cán bộ, công nhân, viên chức là thân nhân thương binh, liệt sĩ tại huyện Hòa An nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).  Đoàn đến thăm, tặng quà các gia đình: anh Nông Nguyễn Nghiệp, nhân viên Phòng Kỹ thuật luyện kim - Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng, con...

Công đoàn Đài Phát thanh

Nhân dịp 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, Công đoàn Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách là đoàn viên đang công tác tại Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng. ...

Cùng chuyên mục

Đám cưới của người Dao đỏ

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của đồng bào các dân tộc mai một theo thời gian, nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ Cao Bằng lưu truyền để giáo dục cho con cháu.  Đám cưới của người Dao đỏ gồm nhiều nghi lễ phức tạp (tuỳ theo từng nhóm hoặc từng vùng mà có nghi lễ riêng). Nhưng nhìn chung hôn lễ đều tiến hành qua mấy...

Liên hoan văn nghệ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Ngày 11/7, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan Văn nghệ chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024). Dự liên hoan có lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở trực thuộc. Tham dự liên hoan có 39 tiết mục văn nghệ với 381 diễn viên các công đoàn cơ sở...

Tục gửi con – sợi dây gắn kết nghĩa tình

Từ xa xưa, người Tày ở Cao Bằng đã có nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng. Trong đó, tục gửi con thể hiện nét tinh tế của đồng bào trong quan hệ ứng xử cộng đồng, mang những ý nghĩa nhân văn, giáo dục sâu sắc. Theo quan niệm người Tày, khi đứa trẻ được sinh ra thường hay ốm yếu, quấy khóc, khó nuôi thì gia đình sẽ mang đi...

Lễ cầu mưa của người Lô Lô đen và những giá trị nhân văn

Quy mô không lớn, các nghi lễ cũng không cầu kỳ nhưng lễ cầu mưa của người Lô Lô huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc được tiến hành chu đáo, tôn nghiêm, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng. Qua buổi lễ cho thấy những giá trị nhân văn sâu sắc của người Lô Lô về quan niệm nhân sinh; mối quan hệ xã hội, cộng đồng, làng xóm; nghệ thuật diễn xướng các giá trị văn hóa độc...

Sự giao thoa văn học dân gian giữa dân tộc Tày và dân tộc Mông

Tuy hai dân tộc Tày và Mông khác nhau khá xa về hệ ngôn ngữ, địa bàn cư trú nhưng trong sáng tác văn học dân gian lại có nhiều yếu tố gần gũi nhau, thậm chí có chỗ gặp gỡ, trùng hợp nhau. Đây là một biểu hiện khá sống động của quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có truyền thống tốt đẹp. Từ phong tục tập quán...

Trùng Khánh xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển

Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, các cấp ủy và cả hệ thống chính trị huyện Trùng Khánh thực hiện nghiêm túc, góp phần tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng con người...

Độc đáo mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Với sự chu đáo cùng quan niệm lâu đời, mỗi gia đình đều có những công thức riêng cho mâm cúng dịp Tết "sâu bọ". Dù lớn hay nhỏ, dù đơn giản hay phức tạp, mâm cúng ngày Tết Đoan ngọ cũng là dịp để đoàn tụ gia đình và mang ý nghĩa to lớn trong văn hóa cổ truyền người Cao Bằng. Cũng như bao ngày lễ khác, mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên là điều...

Nghề vẽ tranh thờ của người Dao

Đối với người Dao tranh thờ vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Khi thực hiện các nghi lễ cấp sắc, chấu đàng, đám tang…, tranh thờ được treo trang trọng thể hiện sự hiện diện của các vị thần đến chứng kiến và công nhận tiến trình của nghi lễ. Mỗi thầy cúng người Dao đều sở hữu một bộ tranh thờ Tam Thanh, đây là một trong những hành trang hành nghề không...

Con gà trong đời sống người Tày ở Cao Bằng

Trong đời sống văn hóa người Tày ở Cao Bằng, gà là con vật gần gũi và thân thiết với con người, gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng mang đậm bản sắc dân tộc. Từ bao đời nay, gà trở thành vật nuôi chính trong đời sống của con người. Đối với người Tày, gà có mặt trong nhiều hoạt động từ văn hóa ẩm thực cho tới các hoạt động tế lễ, tâm linh gắn...

Giá trị nhân văn trong thơ ca người Tày

Người Tày có nền văn hóa, văn nghệ cổ truyền phong phú, thể hiện chủ yếu qua thơ ca, truyện cổ... mang nét độc đáo riêng về văn hóa tín ngưỡng. Những vần thơ, câu hát của người Tày góp phần làm giàu đẹp thêm kho tàng văn hóa, văn học, ngôn ngữ của dân tộc, để lại cho các thế hệ người Việt nhiều bài học về giá trị nhân văn tốt đẹp trong cuộc sống.  Hiện nay,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất