Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Câu chuyện thoát nghèo của phụ nữ Lạng Sơn

TPO - Là một tỉnh miền núi, dân tộc, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng các cấp bộ Hội phụ nữ ở Lạng Sơn đã chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ngành tổ chức thực hiện nhiều hoạt động có hiệu quả nhằm giúp chị em xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Báo Tiền PhongBáo Tiền Phong27/05/2025

Theo báo cáo, quan tâm triển khai xây dựng mô hình tổ phụ nữ liên kết, tạo sự liên kết gắn bó hỗ trợ nhau trong sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội LHPN tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các cấp hội thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giao nhiệm vụ cho các cấp hội tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, dự án giảm nghèo đến các tầng lớp hội viên, phụ nữ, người nghèo và đối tượng thụ hưởng. Trong đó, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước để thoát nghèo; tuyên truyền phổ biến rộng rãi các mô hình kinh tế hiệu quả, các gương điển hình tiên tiến trong thực hiện giảm nghèo...

Câu chuyện thoát nghèo của phụ nữ Lạng Sơn ảnh 1

Hội phụ nữ các cấp ở Lạng Sơn triển khai công tác vay vốn ưu đãi, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Bà Vũ Thị Huyền Trang, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Lạng Sơn cho biết: Để giúp chị em có vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, Hội LHPN tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các hội viên về các chương trình cho vay ưu đãi đến các hội viên, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ để có giải pháp hỗ trợ về vốn vay phù hợp, với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau". Hằng năm, các cấp Hội phụ nữ còn phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức dạy nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho hội viên.

Từ năm 2021 đến nay, các cấp hội phối hợp tổ chức trên 300 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho hơn 12.000 lượt hội viên tham gia, giúp chị em có thêm kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, góp phần phát huy hiệu quả nguồn vốn. Nhờ công tác tuyên truyền hiệu quả, nhận thức của hội viên được nâng lên, nhiều hội viên mạnh dạn vay vốn để phát triển kinh tế, đầu tư, xây dựng các mô hình như: trồng, chăm sóc rừng, cây ăn quả; chăn nuôi gia súc, gia cầm; kinh doanh dịch vụ…

Điển hình như hộ gia đình chị Triệu Thị Tiên, dân tộc Dao ở xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn. Trước đây, gia đình diện hộ nghèo, khó khăn những sau đó được Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay 120 triệu đồng, gia đình đã đầu tư trồng hơn 8ha keo, bạch đàn và quế. Rừng keo hơn 6 năm tuổi sắp tới thu hoạch dự kiến cho thu về hơn 300 triệu đồng". Không chỉ thoát nghèo, chị Tiên còn góp phần truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ trong thôn, mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn vay, học hỏi mô hình làm ăn mới và dần khẳng định vai trò của mình trong phát triển kinh tế gia đình.

Hoặc gia đình chị Hoàng Thị Hiển, hội viên Phụ nữ thôn Chè Lân, xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc, nhờ nguồn vốn vay “giảm nghèo bền vững”, đã đầu tư trồng gần 300 cây hồng đặc sản Bảo Lâm với thu nhập hằng năm trên 150 triệu đồng, ngoài ra gia đình chị còn trồng thêm cam canh, mận cơm, chăn nuôi lợn, gà…

Câu chuyện thoát nghèo của phụ nữ Lạng Sơn ảnh 2

Học tập mô hình phát triển cây đặc sản quả hồng Bảo Lâm của gia đình chị Hoàng Thị Hiển, thôn Chè Lân, xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc- một tấm gương phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng.

Có thể nói, với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị - từ cấp ủy, chính quyền đến các tổ chức chính trị – xã hội, không ít gia đình ở xứ Lạng đã vươn lên làm giàu. Từ những đồng vốn đầu tiên đó đã mở ra cho họ một hướng đi mới, góp phần phát triển nông thôn bền vững ở Lạng Sơn.

Nguồn: https://tienphong.vn/cau-chuyen-thoat-ngheo-cua-phu-nu-lang-son-post1745814.tpo


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm