Powered by Techcity

Tín hiệu sản xuất phục hồi

Kiểm tra chất lượng hàng may mặc xuất khẩu tại Tổng công ty May 10 – CTCP. Ảnh: Viết Thành

Nhập khẩu nguyên liệu then chốt tăng cao

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hoạt động xuất, nhập khẩu dệt may tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 có những tín hiệu tích cực, nhiều doanh nghiệp có đơn hàng tới hết quý III, thậm chí đến cuối năm 2024.

Đáng chú ý, trong tháng 5, kim ngạch nhập khẩu bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu sản xuất dệt may của các doanh nghiệp tăng 14,32% so với tháng 4-2024. Tính chung, kim ngạch nhập khẩu bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu các loại trong 5 tháng năm 2024 tăng 15,34% so với cùng kỳ năm 2023. Nhập khẩu nguyên phụ liệu gia tăng trong bối cảnh sản xuất, kinh doanh hồi phục kéo kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt may tăng trở lại. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, dệt may thuộc nhóm ngành hàng chủ lực có tăng trưởng xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm ở mức 6,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Không chỉ ngành Dệt may, 5 tháng qua, nhập khẩu nhiều nhóm hàng nguyên liệu then chốt cho sản xuất đều tăng cao. Theo Bộ Công Thương, chiếm 88,8% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2024 là nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước. Tính chung, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng hóa cần nhập khẩu trong 5 tháng ước đạt 132,16 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 40,25 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 27% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt 18,5 tỷ USD, tăng 15,4%. Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu thép các loại tăng 28,3%; dây điện và cáp điện tăng 25,6%; chất dẻo nguyên liệu tăng 17,3%; vải các loại tăng 13,3%…

Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5-2024 ước đạt 33,81 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước; trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 ước đạt 32,81 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 5 ước tính nhập siêu 1 tỷ USD. Điều này cũng đồng nghĩa, tháng 5-2024 là tháng đầu tiên Việt Nam nhập siêu sau gần 2 năm duy trì tốc độ xuất siêu (kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu) hằng tháng. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 148,76 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 54,95 tỷ USD (tăng 24,2%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 93,81 tỷ USD (tăng 14,9%); cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,01 tỷ USD.

Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam (Khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn). Ảnh: Nguyễn Quang

Kỳ vọng đạt mục tiêu đề ra

Theo các chuyên gia, những năm qua, cán cân thương mại đạt thặng dư khá bền vững, do đó, nhập siêu trong phạm vi một tháng là điều không đáng lo ngại. Ngoài ra, việc nhập khẩu bật tăng hiện nay có thể là bước đi trước của tăng trưởng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước ở giai đoạn tiếp theo.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Nguyễn Cẩm Trang cho rằng, bức tranh tổng thể hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận những con số tăng trưởng tích cực, phản ánh hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi. Riêng tháng 5, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa đều có mức tăng tốt so với cùng kỳ năm 2023. Cả khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đều ghi nhận tăng trưởng tốt về kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, cùng với nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất gia tăng, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)… cũng tăng, cho thấy sản xuất, xuất khẩu và nền kinh tế phục hồi rõ nét.

Cũng theo bà Nguyễn Cẩm Trang, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu của khu vực kinh tế trong nước 5 tháng đạt 54,95 tỷ USD, tăng 24,2%, trong khi nhập khẩu hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 93,81 tỷ USD, tăng 14,9%. Đây là minh chứng cho thấy, bước sang năm 2024, “sức khỏe” của các doanh nghiệp đã tốt hơn sau năm 2023 nỗ lực chống chịu.

Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), khu vực doanh nghiệp trong nước có tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện mức độ hấp thụ nguyên, nhiên, vật liệu trong nước cao đáng kể. Các doanh nghiệp trong nước tìm được đơn hàng mới và đang đầu tư mạnh cho sản xuất. Đây là dấu hiệu của việc mở rộng năng lực sản xuất nội địa, cải thiện sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, nhập khẩu tăng cao, sản xuất được đẩy mạnh là cơ sở để thu hút lao động, tạo việc làm, huy động các nguồn lực khác phục vụ mục tiêu phục hồi kinh tế.

“Thực tế nêu trên tạo kỳ vọng sản xuất, xuất khẩu tiếp tục tăng trong chu kỳ tiếp theo. Với việc các doanh nghiệp có đơn hàng, mục tiêu tăng trưởng công nghiệp và xuất nhập khẩu năm 2024 hoàn toàn có thể đạt và vượt kế hoạch đề ra”, ông Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh.

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Đồng USD tiếp tục giảm ngay sau khi công bố dữ liệu PCE

Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ – Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung – số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng bạc – số 31 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 3. Cửa hàng Vàng bạc Minh Chiến – số 119 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội 4. Công ty Vàng bạc Thịnh Quang – số 43 Hà Trung,...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến kiểm tra công tác khắc phục thiệt hại mưa lũ và an toàn hồ đập

Sau hơn 1 ngày xảy ra thiên tai, đến nay tại xã Mường Pồn vẫn còn 5 người mất tích chưa được tìm thấy. Trong đó, 3 người được xác định mất tích tại khu vực bản Mường Pồn 1 và 2 người mất tích tại khu vực bản Huổi Ké....

Lễ đưa tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghi thức rước ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu lễ di quan. Ảnh: TTXVN Nghi thức rước ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bắt đầu lễ di quan. Ảnh: TTXVN Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuyển linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh:...

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng nay

Hôm nay (26/7), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục cử hành trọng thể tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà...

Đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước anh linh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên bày tỏ sự xúc động, tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư, một nhà lãnh đạo lỗi lạc, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng,...

Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến kiểm tra công tác khắc phục thiệt hại mưa lũ và an toàn hồ đập

Sau hơn 1 ngày xảy ra thiên tai, đến nay tại xã Mường Pồn vẫn còn 5 người mất tích chưa được tìm thấy. Trong đó, 3 người được xác định mất tích tại khu vực bản Mường Pồn 1 và 2 người mất tích tại khu vực bản Huổi Ké....

Điện Biên: Thiệt hại khoảng 32,6 tỷ đồng do thiên tai

Điện Biên TV - Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, từ ngày 23-25/7 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 đã gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Điện Biên làm thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân trên địa bàn. Lũ quét nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn xã Mường...

Hệ thống điện thiệt hại hơn 1 tỷ đồng do mưa lũ

Cụ thể, trên lưới điện 110kV bị sét đánh hỏng chuỗi sứ 2 vị trí: Cột 210 và cột 219 Tuần Giáo - Nậm Hóa - Điện Biên. Lưới điện trung áp bị gãy đổ cột 4 vị trí: Cột 105, cột 112, cột 122 thuộc địa bàn xã Mường Pồn,...

Đảm bảo giao thông mùa mưa lũ

Từ đầu mùa mưa đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên liên tục xảy ra những đợt mưa lớn, kéo dài gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khiến nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã bị hư hỏng… Theo thống kê của Sở Giao thông vận...

Điện Biên: 34 chợ đang hoạt động

Điện Biên TV - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 34 chợ đang hoạt động; các chợ đều nằm trong quy hoạch, hoạt động chủ yếu là bán lẻ hàng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu cư dân nội vùng. Trong đó, phân loại theo địa bàn có 16 chợ ở khu vực thành thị, 18 chợ khu vực nông thôn với 1 chợ đạt hạng 1; 8 chợ hạng II và 25 chợ hạng III. Hàng năm, các huyện,...

Nậm Pồ: Thiệt hại trên 3 tỷ đồng do mưa lũ

Điện Biên TV - Ảnh hưởng của cơn bão số 2, đêm ngày 23/7, trên địa bàn huyện Nậm Pồ xảy ra mưa lớn trên diện rộng gây thiệt hại về giao thông, hoa màu và tài sản của người dân. Mưa lũ làm sập cầu sắt tại bản Nậm Tin 2, xã Nậm Tin. Theo thống kê từ Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai huyện Nậm Pồ, ảnh hưởng do mưa bão đêm qua đã gây thiệt hại ước...

Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16,47% trong cơ cấu kinh tế

6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành Nông nghiệp đã chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh đảm bảo chương trình, kế hoạch đề ra. Một số chỉ tiêu sản xuất nông, lâm nghiệp cơ...

Bộ GTVT ủng hộ Điện Biên làm cao tốc Sơn La – Điện Biên – Cửa khẩu Tây Trang

Điện Biên TV - Tiếp tục chuyến công tác tại Điện Biên, sáng 23/7, đoàn công tác Bộ Giao thông vận tải do đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên. Làm việc với đoàn có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp...

Bộ GTVT ủng hộ Điện Biên làm cao tốc Sơn La – Điện Biên

Báo cáo khái quát những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh 6 tháng đầu năm 2024, lãnh đạo tỉnh Điện Biên kiến nghị với Bộ trưởng và đoàn công tác một số nội dung về lĩnh vực giao...

Thành phố Điện Biên Phủ triển khai kế hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Các chỉ tiêu sử dụng đất đạt và gần đạt so với kế hoạch được duyệt song vẫn còn một số chỉ tiêu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất