Biết con đỗ tốt nghiệp với điểm cao nhưng chị Thanh Hà (Hà Nội) vẫn đau đầu vì không biết nên chọn trường nào cho con. Con gái chị học chuyên Anh, đủ điểm vào một trường đại học top đầu nhưng lại muốn theo học môi trường quốc tế.
“Với thế hệ chúng tôi, đỗ đại học công lập có tiếng là cả một niềm tự hào. Nhưng khi con nói rằng học đại học không chỉ để lấy bằng, tôi bắt đầu phải nhìn khác”, chị chia sẻ.
Sự trăn trở của chị Hà cũng là bài toán của hàng nghìn phụ huynh hiện nay: giữa trường công và quốc tế, giữa bề dày tên tuổi và trải nghiệm thực tiễn, đâu là lựa chọn “chuẩn” cho tương lai của con?
Hai con đường - hai triết lý đào tạo khác biệt
Tại Việt Nam, hệ thống các trường đại học công lập - đặc biệt là nhóm đầu như Ngoại thương, Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân - vẫn được xem là biểu tượng của thành tích học tập và cơ hội nghề nghiệp ổn định. Đa số sinh viên theo học tại đây có năng lực học tập tốt, tư duy nền tảng mạnh, được rèn luyện trong môi trường kỷ luật, thi cử nghiêm ngặt. Đây là thế mạnh không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, trong mô hình đào tạo công lập, việc cá nhân hóa con đường học tập, tiếp cận trải nghiệm thực tế hay tương tác sâu với giảng viên đôi khi còn hạn chế. Chương trình đào tạo đã được đóng khung, tỷ lệ tín chỉ tự chọn không cao. Nội dung giảng dạy vẫn nặng lý thuyết, ít thực hành. Nhiều phân tích cho rằng truyền thống thiên về lấy giảng viên làm trung tâm đã ấn định thầy cô giáo ở vai trò “truyền thụ”, trong khi sinh viên được “lập trình” để tiếp nhận kiến thức tương đối thụ động. Cùng với đó, quy mô lớp học lớn khiến sinh viên khó nhận được sự hỗ trợ trực tiếp khi cần thiết
Ở chiều ngược lại, các trường đại học quốc tế lại theo đuổi một triết lý giáo dục khai phóng, đề cao sự chủ động của sinh viên. Người học được đưa vào vị thế trung tâm, trong khi người dạy sẽ đóng vai trò dẫn dắt, thúc đẩy.

Việc học không còn xoay quanh giảng đường và giáo trình, mà mở rộng ra thế giới công việc qua dự án nhóm, bài thuyết trình, mô phỏng doanh nghiệp, thực tập. Sinh viên được học bằng ngoại ngữ, làm việc với giảng viên quốc tế và tiếp cận các công cụ công nghệ, tư duy phản biện, kỹ năng trình bày - những yếu tố ngày càng quan trọng trong môi trường lao động hiện đại.
Các trường đại học quốc tế chất lượng thường theo đuổi các bảng xếp hạng. Trong các tiêu chí để xếp hạng quốc tế, tiêu chí phổ biến bậc nhất là giảng dạy tri thức được cập nhật, sinh viên tốt nghiệp ra có thể tham gia thị trường lao động ngay mà ít cần thử việc. Do đó, sinh viên trường quốc tế thường được dạy lý thuyết và thực hành song song từ năm đầu đến năm cuối. Khi ra trường, các em đã có sẵn một hồ sơ năng lực dạn dày kinh nghiệm.
Nhà tuyển dụng đang tìm gì ở người trẻ?
Nếu cách đây 10 năm, tấm bằng giỏi từ một trường đại học danh tiếng gần như đảm bảo cơ hội việc làm tốt, thì hiện tại, điều đó không còn đúng hoàn toàn. Trong báo cáo “Future of Jobs 2025” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), những năng lực quan trọng nhất của lao động trẻ trong tương lai không nằm ở kiến thức chuyên ngành, mà ở năng lực phản biện, khả năng thích nghi, sử dụng công nghệ, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và trình độ ngoại ngữ.
“Ứng viên từ các chương trình đào tạo quốc tế thường không học thuộc, mà biết cách thể hiện chính mình. Họ tự tin trình bày ý tưởng, biết quản lý thời gian, làm việc nhóm hiệu quả, đó là điều doanh nghiệp rất cần trong môi trường hội nhập”, bà Phạm Thanh Hương - Trưởng phòng nhân sự một tập đoàn công nghệ đa quốc gia chia sẻ.
Thực tế, không ít sinh viên tốt nghiệp đại học công lập loại giỏi vẫn thất nghiệp hoặc chật vật với vòng phỏng vấn vì thiếu kỹ năng mềm, không có kinh nghiệm thực tế. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từng chỉ ra vấn đề “đào tạo quá nặng về lý thuyết mà quá ít thực hành” là căn nguyên.
Ngược lại, những sinh viên từ môi trường quốc tế lại được đánh giá cao hơn về khả năng làm việc thực tiễn, tư duy độc lập và nền tảng ngoại ngữ vững vàng. Bằng cấp quốc tế - dù học tại Việt Nam vẫn được công nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia, tạo điều kiện để học tiếp bậc cao hơn hoặc chuyển tiếp sang hệ thống giáo dục toàn cầu nếu sinh viên có nhu cầu.

Tất nhiên, không có một công thức chung cho tất cả. Trường công lập vẫn là lựa chọn phù hợp cho nhiều học sinh có định hướng học thuật sâu, chi phí hợp lý và môi trường cạnh tranh cao. Nhưng nếu mục tiêu của phụ huynh và học sinh là làm việc trong các doanh nghiệp quốc tế, startup toàn cầu, hoặc khởi nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo thì mô hình giáo dục quốc tế là bước đệm chiến lược. Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề không phải là “chọn trường tốt nhất”, mà là “chọn trường phù hợp nhất với mục tiêu của con”.
Môi trường học tập chuẩn 5 sao quốc tế
Trong số các lựa chọn giáo dục quốc tế hiện nay, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) là một trong những môi trường giáo dục được lòng các phụ huynh muốn con học trong nước nhưng theo chuẩn quốc tế. Tại BUV, sinh viên được học 100% bằng tiếng Anh theo chương trình chuẩn Anh Quốc và nhận bằng cử nhân trực tiếp từ các trường đại học danh tiếng tại Anh quốc, trong đó có Đại học London.
Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường lao động, với các ngành học đa dạng từ kinh doanh, truyền thông và sáng tạo, khoa học máy tính và công nghệ. Tất cả giảng viên đều có bằng cấp quốc tế, kinh nghiệm giảng dạy toàn cầu, đồng hành cùng sinh viên không chỉ trong học tập mà cả trong định hướng nghề nghiệp.

Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên tại BUV còn được đào tạo bài bản về kỹ năng mềm, năng lực lãnh đạo, tư duy phản biện, làm việc nhóm và quản trị bản thân thông qua chương trình đặc biệt phát triển toàn diện cá nhân. Đây là những kỹ năng mà thị trường lao động tương lai yêu cầu cao hơn cả điểm số.
BUV hợp tác với gần 500 doanh nghiệp để mang đến gần 1.000 cơ hội thực tập mỗi năm cho sinh viên ngay từ năm thứ hai. Sinh viên không chỉ học qua sách vở mà được trực tiếp va chạm, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn để tự tin bước vào thị trường việc làm. Đặc biệt, 100% sinh viên BUV có việc làm hoặc học tiếp trong vòng 3 tháng sau tốt nghiệp.
Bên cạnh bằng cấp quốc tế tại BUV, sinh viên hoàn toàn có thể toàn cầu hóa lộ trình học tập thông qua mạng lưới đối tác gần 70 trường đại học danh tiếng trên hơn 15 quốc gia thuộc 5 châu lục của BUV. Từ đó, các em có thể chinh phục những tấm bằng từ các trường thuộc nhóm Russell Group danh giá tại Anh Quốc (24 trường có ảnh hưởng nhất), nhóm Triple Crown (1% trường kinh doanh đạt chuẩn nhất thế giới)… từ bệ phóng BUV.
Sau nhiều cân nhắc, chị Thanh Hà đồng ý cho con theo học ngành Kinh doanh tại BUV. Không ít phụ huynh như chị Thanh e ngại chi phí của các trường quốc tế. Nhưng nếu đặt trong bối cảnh dài hạn, về cơ hội nghề nghiệp, khả năng hội nhập và mức thu nhập sau tốt nghiệp thì đó là một khoản đầu tư chiến lược, không chỉ cho 3-4 năm đại học mà cho cả hành trình sự nghiệp phía sau.
Tìm hiểu thêm thông tin về BUV: https://www.buv.edu.vn/
Nguồn: https://tienphong.vn/giai-ma-dai-hoc-cong-lap-va-truong-quoc-te-de-chon-chuan-xac-post1763788.tpo
Bình luận (0)