Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này dù có giới hạn hẹp và thời gian gấp, song cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, sự tuân thủ đúng quy trình và chất lượng nội dung, dựa trên kết quả rà soát, đánh giá thực tiễn việc thi hành quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan.
|
Ảnh minh họa: TTXVN |
Đặc biệt, nhiều ý kiến của cử tri quan tâm, nhấn mạnh các nội dung sửa đổi cần chú ý là: Một mặt, coi trọng gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và sức mạnh đoàn kết cộng đồng, cũng như các kinh nghiệm thực tiễn đã được minh chứng qua lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc. Mặt khác, tạo thêm động lực để hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đầy đủ và toàn diện hơn, để Việt Nam tự tin và vững bước đồng hành với thế giới, thích ứng trước mọi nguy cơ, thách thức, bảo đảm an ninh quốc gia truyền thống và phi truyền thống.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cũng nhằm mục tiêu thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp nhận được sự đồng tình của dư luận xã hội. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lưu ý cần phải có những giải pháp cần thiết để bộ máy quản lý không bị quá tải nhiệm vụ và thiếu hụt năng lực quản lý do dồn nén đầu mối chức năng.
Theo Quân đội nhân dân
Nguồn: https://baoangiang.com.vn/gin-giu-gia-tri-van-hoa-tao-dong-luc-phat-trien-moi-a420967.html
Bình luận (0)