Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Hạ tầng giao thông đang là 'đòn bẩy' cho BĐS công nghiệp Bình Phước

Công LuậnCông Luận24/10/2023


Trung tâm hút vốn FDI mới của phía Nam

Với việc nắm giữ vị trí chiến lược trong hành lang kinh tế mới thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là cửa ngõ giao lưu giữa khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với khu vực Tây Nguyên, Bình Phước đang cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội. Đặc biệt trong thời gian qua, thế mạnh của Bình Phước cũng được nâng tầm khi cơ sở hạ tầng giao thông liên tục được đẩy mạnh phát triển.

Trong đó, đáng nói đến nhất đó là 3 tuyến cao tốc kết nối từ Chơn Thành sẽ biến tỉnh này thành một khu vực quan trọng trong việc kết nối các vùng kinh tế. Đầu tiên phải kể đến là dự án đường bộ cao tốc TP HCM - Chơn Thành, một trong những dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Tuyến cao tốc này kéo dài từ đường Vành đai 3 của TP HCM đến tỉnh Bình Phước có chiều dài khoảng 60,4km, dự kiến thời gian thực hiện từ năm 2023 – 2026.

Tiếp đó cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa (73km) cũng đã được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục có liên quan để khởi công đoạn tuyến cao tốc Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - Đức Hòa, tỉnh Long An trong quý IV năm 2023, hoàn thành năm 2025. Dự án đoạn tuyến Chơn Thành - Đức Hòa có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, tổng chiều dài khoảng 73 km.

ha tang giao thong dang la don bay cho bat dong san cong nghiep binh phuoc hinh 1

Hạ tầng giao thông đã và đang phát triển đã giúp Bình Phước thu hút được dòng vốn FDI.

Cuối cùng là tuyến cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa (128,8km) cũng nhận được sự quan tâm, đốc thúc đẩy nhanh tiến độ liên tục từ phía Chính phủ. Tuyến đường này có tổng vốn đầu tư gần 26.000 tỷ đồng, có ý nghĩa kết nối khu vực Đông Nam Bộ qua Bình Phước với Tây Nguyên.

Với lợi thế trong tương lai cùng hệ thống hạ tầng sẵn có, Bình Phước đang là trong những tỉnh phía Nam thu hút được nhiều vốn FDI. Theo số liệu thống kê, tháng 9/2023 tỉnh cấp mới 5 dự án với số vốn 16,13 triệu USD; Điều chỉnh 15 dự án, trong đó điều chỉnh tăng vốn 3 dự án với số vốn tăng 16,5 triệu USD.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, tổng thu hút đầu tư FDI bao gồm cấp mới và tăng thêm là 743,01 triệu USD, vượt gấp 2,47 lần so với kế hoạch. Trong số đó, có những doanh nghiệp đã đầu tư vào Bình Phước với số vốn đăng ký lên tới nửa tỷ USD như Shandong Haohua Tire. Số liệu của UBND tỉnh Bình Phước đưa ra vào đầu năm 2023 cũng cho thấy, trên toàn tỉnh có 375 dự án đầu tư nước ngoài FDI với tổng số vốn đầu tư gần 4 tỷ USD.  

Tận dụng để thúc đẩy phát triển bất động sản công nghiệp

Trong thời gian qua, ngoài việc đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, Bình Phước cũng tập trung vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Năm 2022, điểm số CPI của Bình Phước tăng mạnh 2,15 điểm, thứ hạng tăng 7 bậc. Năm 2023, tỉnh cũng đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng lên 5 bậc. Đồng thời, tỉnh cũng xác định sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và thủ tục đầu tư đối với các công trình trọng điểm.

Một lợi thế khác của Bình Phước đến từ nguồn nhân lực dồi dào với lực lượng trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, được đánh giá là trong giai đoạn dân số vàng. Đây có thể coi là lợi thế độc đáo của Bình Phước so với các địa phương khác cũng như bình diện chung của cả nước.

Với những lợi thế và định hướng phát triển đó của Bình Phước, nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian tới, thị trường bất động sản nơi đây sẽ tạo nên những bất ngờ mới, đặc biệt là với bất động sản công nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh các khu công nghiệp của các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương có tỷ lệ lấp đầy và giá thuê mặt bằng cao. Một số nhà đầu tư đã dịch chuyển đến tỉnh Bình Phước để đầu tư với quỹ đất rộng, mặt bằng sạch và giá thuê đất thấp, khoảng từ 80 - 90 USD/m2 cho 50 năm.

ha tang giao thong dang la don bay cho bat dong san cong nghiep binh phuoc hinh 2

Thế mạnh cạnh tranh của bất động sản công nghiệp Bình Phước là giá thuê và nguồn lực nhân công.

Hiện tại Bình Phước có 15 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có 12 KCN đang thu hút đầu tư với tỷ lệ lấp đầy bình quân trên 68% (còn 3 KCN đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng).

Ngoài ra, tỉnh Bình Phước được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho mở rộng 3 KCN với diện tích 1.375 ha (KCN Bắc Đồng Phú 317 ha; KCN Nam Đồng Phú 480 ha; KCN Minh Hưng III là 578 ha) sẽ hoàn thiện trong năm 2023. Bên cạnh đó là khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư với diện tích 28.000 ha sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Ngoài ra tại quy hoạch tỉnh đã được các Bộ ngành thẩm định và chủ trương của tỉnh là mở mới, quy hoạch các KCN đến 2030 là khoảng 10.000 ha (trong đó có các KCN Đông Nam Đồng Phú với diện tích 4.200 ha).

Với những lợi thế và mục tiêu nói trên, Bình Phước đặt kỳ vọng sẽ trở thành một trong những thủ phủ công nghiệp lớn của cả nước sau Bình Dương. Mục tiêu đến năm 2030, Bình Phước sẽ là tỉnh công nghiệp hiện đại và đến năm 2045 sẽ hoàn chỉnh.



Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình
Ngắm “cổng nhà trời” Pù Luông - Thanh Hoá
Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương dưới mưa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm