Powered by Techcity

Thời kỳ xây dựng, bảo vệ tổ quốc và thực hiện công cuộc đổi mới (từ 1975 đến nay)

Sau ngày quê hương giải phóng, đứng trước muôn vàn khó khăn phức tạp, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất và đời sống, xây dựng chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng cuộc sống trong độc lập, hòa bình, thống nhất. Hội nghị Đại biểu nhân dân toàn tỉnh ngày 23/8/1975 đã khẳng định quyết tâm nhân dân Thừa Thiên Huế xây dựng quê hương theo con đường xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo.

Mười ba năm trong tỉnh hợp nhất Bình Trị Thiên, cán bộ, Đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế đã đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng tỉnh, đoàn kết hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những biến đổi hứa hẹn đà đi lên tốt đẹp của tỉnh Bình Trị Thiên.

Sau khi phân định lại địa giới hành chính (1989), Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế đứng trước những thách thức to lớn trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; nhất là các lực lượng thù địch coi Huế là một trong những trọng điểm để chúng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”,“bạo loạn lật đổ” ở nước ta.

Từ đại hội X (1991) đến đại hội XIII (2006) của Đảng bộ tỉnh là một quá trình trăn trở tìm tòi cơ cấu kinh tế thích hợp công nghiệp – du lịch, dịch vụ – nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xác định rõ các ngành trọng điểm, các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, đề ra 4 mũi nhọn kinh tế, các chương trình kinh tế – xã hội trọng điểm, các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu thực hiện.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước cực kỳ phức tạp lại thêm thiên tai, thời tiết quá khắc nghiệt, Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí tự lực tự cường, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều mặt: kinh tế tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng phát triển tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các thành phần kinh tế phát huy tác dụng, đã hình thành các khu công nghiệp Phú Bài, Tứ Hạ; khu kinh tế Chân Mây, phấn đấu thực hiện định hướng phát triển đô thị, chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng gò đồi, vùng đầm phá và ven biển. Một số chương trình, công trình trọng điểm được triển khai thực hiện như: chương trình cửa ngõ Bắc – Nam thành phố Huế, chương trình trồng rừng, hồ Truồi, nâng cấp sân bay Phú Bài, cảng Thuận An, đập Thảo Long, hồ Tả Trạch…

Sau ba mươi năm xây dựng và phát triển kinh tế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng được thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh, năm 2008 được công nhận là thành phố Festival. Từ năm 1990 đến nay, kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và khá toàn diện (bình quân 8,4%/1 năm, cao hơn hẳn so với mức 7,4%/1 năm thời kỳ 1976-1989), thời kỳ 2001-2005 đạt bình quân 9,5%/1 năm, năm 2007 đạt 13,6%. Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô toàn nền kinh tế đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 1990, trong đó công nghiệp tăng 4,3 lần, dịch vụ tăng 2,5 lần, nông nghiệp tăng 1,2 lần. GDP bình quân đầu người đến năm 2007 đạt 560 USD, gấp 2,5 lần so với năm 1990.

Cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 19,7% (năm 1990) lên 34,1% (2004), ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 36,1% lên 43,7%, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm nhanh từ 44,2% xuống còn 22,2%.

Văn hóa – xã hội đạt được những thành tựu đáng kể. Tiếp tục phát huy vị thế là trung tâm văn hóa du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là kiệt tác di sản của nhân loại. Chương trình xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến, ưu tiên tập trung cho 15 xã đặc biệt khó khăn và 27 xã nghèo khác, hạ tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 8%. Chương trình xóa nhà tạm cho đồng bào nghèo được triển khai và bước đầu đem lại kết quả tốt. Hầu hết các xã đã từng bước xây dựng đường nông thôn, tạo cơ sở vật chất cho giáo dục, nhất là tiểu học, mẫu giáo, trạm y tế xã. Làng văn hóa đã được xây dựng, phát triển ở các huyện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, chính trị ổn định, đã thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng – an ninh trong tình hình mới. Cuộc vận động xây dựng xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư được nhân dân tích cực tham gia, xuất hiện nhiều mô hình tốt. Khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được mở rộng, chung sức chung lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế sẽ không ngừng phát huy hơn nữa những truyền thống cách mạng vẻ vang của mình, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu viết tiếp những trang sử mới trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế – Phần Lịch sử

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005)

Cùng chủ đề

Ngã xuống, khi không mang súng: Biên giới sáng mãi những anh hùng

  Thực hiện Hiệp ước hoạch định biên giới Quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam với nước CHDCND Lào (ký kết tháng 7.1977), từ cuối tháng 5.1978, các đoàn của ta và nước bạn bắt đầu phân giới cắm mốc trên thực địa. Tại tỉnh Bình Trị Thiên (nay đã tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế), nhiệm vụ được triển khai ở đoạn đầu tiên trên thực địa từ cầu Xà Ợt theo suối Xà Ợt ra sông...

Đồng bào Nam Đông, A Lưới nhớ ơn Bác Trọng!

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm...

Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ

Trên nhật báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân, xuất bản tại Huế, có in bức thư của Hồ Chủ tịch, đề ngày 4/12/1945, gửi các chiến sĩ cùng đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đang ngày đêm anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp, trong thư có đoạn: “Từ ba tháng...

Thế hệ trẻ thắp lửa tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện A Lưới

Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thanh Hoài...

Tòa án Nhân dân tối cao hỗ trợ gia đình liệt sĩ Hồ Văn Nhơn xây nhà thờ

Trao số tiền 130 triệu đồng đến...

Cùng tác giả

Trải nghiệm khó quên của cô gái đam mê xê dịch với người mẹ khiến dân mạng tò mò

Mới đây, bạn Ngọc Linh đã có những chia sẻ thú vị về chuyến đi 5N5Đ ở Huế - Đà Nẵng cùng mẹ có thể ăn chơi thả ga, check-in tuyệt đẹp chỉ với chi phí 5.500.000 đồng/người. Ngọc Linh và mẹ tại Đà Nẵng. (Ảnh: Ngọc Linh) Đi du lịch ở Huế - Đã Nẵng hết bao nhiêu tiền?: Ăn chơi thả ga, check in điểm đẹp hết 5.500.000đồng/người Ngọc Linh cho biết, một trong những mục tiêu năm nay cô...

Huế là đô thị đầu tiên ở Việt Nam có vỉa hè dành cho xe đạp

Thành phố Huế đã sơn xanh một phần vỉa hè nhiều tuyến đường trong khu đô thị mới An Vân Dương để dành cho người đi xe đạp, trở thành đô thị đầu tiên tại Việt Nam triển khai ý tưởng này. Sau khi hoàn thành việc đầu tư chỉnh trang, nâng cấp các tuyến Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, nội bộ công viên trung tâm hành chính tỉnh (thuộc dự án các đô thị xanh), Ban quản lý dự...

Chèo SUP, ăn tào phớ ngắm hoàng hôn “view triệu đô” ở Huế

Thừa Thiên Huế - Vãn cảnh bên bờ sông Hương, chèo SUP ngắm hoàng hôn là những trải nghiệm đáng thử khi tới Huế. Từ khám phá các di tích lịch sử như Đại Nội, lăng tẩm các vua chúa, đến thưởng thức ẩm thực đặc sắc như bún bò, cơm hến, hay bánh bèo, mỗi góc phố của Huế đều mang đến những kỷ niệm khó quên. Bờ sông Hương đông khách mỗi chiều, với hàng dài xe tào phớ được mệnh danh là...

Bài 2: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”

Thật khó có thể phân tích hết những đặc điểm văn hóa, du lịch của vùng đất Cố đô trong khuôn khổ một bài viết nên trong bài này, chúng tôi chỉ có thể đề cập đến một khía cạnh thể hiện yếu tố “đặc sắc” của Huế. Đó là hệ thống tài nguyên du lịch rất phong phú.  Huế không chỉ có các bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong xanh như Lăng Cô, Cảnh Dương hay hệ đầm...

Bài 1: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”?

Huế, vùng đất Cố đô, nơi hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về thiên nhiên, văn hóa, đất, nước, con người và đặc biệt là quần thể di sản kiến trúc cổ kính đã tạo nên sự khác biệt của Huế với nhiều vùng miền khác. Ngọ môn thuộc Hoàng thành: điểm check in của hầu hết du khách khi đến Huế. Ảnh: thuathienhue.gov.vn Huế “đặc sắc” bởi được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống tài nguyên du lịch...

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm khó quên của cô gái đam mê xê dịch với người mẹ khiến dân mạng tò mò

Mới đây, bạn Ngọc Linh đã có những chia sẻ thú vị về chuyến đi 5N5Đ ở Huế - Đà Nẵng cùng mẹ có thể ăn chơi thả ga, check-in tuyệt đẹp chỉ với chi phí 5.500.000 đồng/người. Ngọc Linh và mẹ tại Đà Nẵng. (Ảnh: Ngọc Linh) Đi du lịch ở Huế - Đã Nẵng hết bao nhiêu tiền?: Ăn chơi thả ga, check in điểm đẹp hết 5.500.000đồng/người Ngọc Linh cho biết, một trong những mục tiêu năm nay cô...

Huế là đô thị đầu tiên ở Việt Nam có vỉa hè dành cho xe đạp

Thành phố Huế đã sơn xanh một phần vỉa hè nhiều tuyến đường trong khu đô thị mới An Vân Dương để dành cho người đi xe đạp, trở thành đô thị đầu tiên tại Việt Nam triển khai ý tưởng này. Sau khi hoàn thành việc đầu tư chỉnh trang, nâng cấp các tuyến Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, nội bộ công viên trung tâm hành chính tỉnh (thuộc dự án các đô thị xanh), Ban quản lý dự...

Chèo SUP, ăn tào phớ ngắm hoàng hôn “view triệu đô” ở Huế

Thừa Thiên Huế - Vãn cảnh bên bờ sông Hương, chèo SUP ngắm hoàng hôn là những trải nghiệm đáng thử khi tới Huế. Từ khám phá các di tích lịch sử như Đại Nội, lăng tẩm các vua chúa, đến thưởng thức ẩm thực đặc sắc như bún bò, cơm hến, hay bánh bèo, mỗi góc phố của Huế đều mang đến những kỷ niệm khó quên. Bờ sông Hương đông khách mỗi chiều, với hàng dài xe tào phớ được mệnh danh là...

Bài 2: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”

Thật khó có thể phân tích hết những đặc điểm văn hóa, du lịch của vùng đất Cố đô trong khuôn khổ một bài viết nên trong bài này, chúng tôi chỉ có thể đề cập đến một khía cạnh thể hiện yếu tố “đặc sắc” của Huế. Đó là hệ thống tài nguyên du lịch rất phong phú.  Huế không chỉ có các bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong xanh như Lăng Cô, Cảnh Dương hay hệ đầm...

Bài 1: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”?

Huế, vùng đất Cố đô, nơi hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về thiên nhiên, văn hóa, đất, nước, con người và đặc biệt là quần thể di sản kiến trúc cổ kính đã tạo nên sự khác biệt của Huế với nhiều vùng miền khác. Ngọ môn thuộc Hoàng thành: điểm check in của hầu hết du khách khi đến Huế. Ảnh: thuathienhue.gov.vn Huế “đặc sắc” bởi được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống tài nguyên du lịch...

Thừa Thiên Huế: Hài hòa giữa bảo tồn và phát triển

Ngày 1/7, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến các đề án công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí loại I và đánh giá trình độ cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập quận, phường. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại buổi làm...

Thừa Thiên Huế: Kinh tế chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm

Sáu tháng đầu năm, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng đã có bước tăng trưởng. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc - Ảnh: VGP/Nhật Anh Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thực hiện...

Cửu đỉnh được công nhận di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh ở Thế Tổ Miếu được UNESCO công nhận di sản tư liệu thế giới, ngày 8/5. Ông Trần Hữu Thùy Giang, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết hồ sơ Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế đã được đưa vào Danh mục Ký ức thế giới tại Hội nghị toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu...

Huế – Điểm dừng chân không thể bỏ qua

Đúng vậy, Huế là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi du lịch tại Việt Nam. Thành phố này có những đặc điểm độc đáo và thu hút du khách bằng lịch sử, văn hóa và cảnh quan tuyệt đẹp. Di sản văn hóa thế giới: Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với Đại Nội - thành của cung đình nguyên thủy của triều đại Nguyễn, lăng tẩm các vua Nguyễn...

Nhà máy nước sạch lớn nhất Thừa Thiên Huế

Nhà máy nước Vạn Niên được xây dựng với tổng kinh phí gần 800 tỷ đồng, cung cấp nước sạch cho hơn 80% người dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà máy nước Vạn Niên nằm trên diện tích 13,5 ha ở phường Thủy Biều, TP Huế, được khởi công cách đây 3 năm, do Công ty Cấp thoát nước Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư. Dự án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một, nhà thầu xây dựng tất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất