Powered by Techcity

Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giáp biển Đông.

Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài 111,671km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82km. Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km. Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.

Phần đất liền, Thừa Thiên Huế kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy – Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.

Phần thềm lục địa biển Đông của Thừa Thiên Huế kéo dài tự nhiên từ đất liền đến đường cơ sở rộng 12 hải lý gọi là vùng nội thủy. Chiều rộng vùng nội thủy của thềm lục địa Thừa Thiên Huế được tính theo đường thẳng nối liền điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị) với tọa độ 17010’00” vĩ Bắc và 107000’26” kinh Đông đến điểm A10 (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) với tọa độ 15023’01” vĩ Bắc và 109009’00” kinh Đông. Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Điều đáng lưu ý là trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào – Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của cả hai miền Nam – Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Bờ biển của tỉnh dài 120km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18-20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào.

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế – xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế – Phần Tự nhiên

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005)

Cùng chủ đề

Ngã xuống, khi không mang súng: Biên giới sáng mãi những anh hùng

  Thực hiện Hiệp ước hoạch định biên giới Quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam với nước CHDCND Lào (ký kết tháng 7.1977), từ cuối tháng 5.1978, các đoàn của ta và nước bạn bắt đầu phân giới cắm mốc trên thực địa. Tại tỉnh Bình Trị Thiên (nay đã tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế), nhiệm vụ được triển khai ở đoạn đầu tiên trên thực địa từ cầu Xà Ợt theo suối Xà Ợt ra sông...

Đồng bào Nam Đông, A Lưới nhớ ơn Bác Trọng!

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm...

Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ

Trên nhật báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân, xuất bản tại Huế, có in bức thư của Hồ Chủ tịch, đề ngày 4/12/1945, gửi các chiến sĩ cùng đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đang ngày đêm anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp, trong thư có đoạn: “Từ ba tháng...

Thế hệ trẻ thắp lửa tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện A Lưới

Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thanh Hoài...

Tòa án Nhân dân tối cao hỗ trợ gia đình liệt sĩ Hồ Văn Nhơn xây nhà thờ

Trao số tiền 130 triệu đồng đến...

Cùng tác giả

Trải nghiệm khó quên của cô gái đam mê xê dịch với người mẹ khiến dân mạng tò mò

Mới đây, bạn Ngọc Linh đã có những chia sẻ thú vị về chuyến đi 5N5Đ ở Huế - Đà Nẵng cùng mẹ có thể ăn chơi thả ga, check-in tuyệt đẹp chỉ với chi phí 5.500.000 đồng/người. Ngọc Linh và mẹ tại Đà Nẵng. (Ảnh: Ngọc Linh) Đi du lịch ở Huế - Đã Nẵng hết bao nhiêu tiền?: Ăn chơi thả ga, check in điểm đẹp hết 5.500.000đồng/người Ngọc Linh cho biết, một trong những mục tiêu năm nay cô...

Huế là đô thị đầu tiên ở Việt Nam có vỉa hè dành cho xe đạp

Thành phố Huế đã sơn xanh một phần vỉa hè nhiều tuyến đường trong khu đô thị mới An Vân Dương để dành cho người đi xe đạp, trở thành đô thị đầu tiên tại Việt Nam triển khai ý tưởng này. Sau khi hoàn thành việc đầu tư chỉnh trang, nâng cấp các tuyến Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, nội bộ công viên trung tâm hành chính tỉnh (thuộc dự án các đô thị xanh), Ban quản lý dự...

Chèo SUP, ăn tào phớ ngắm hoàng hôn “view triệu đô” ở Huế

Thừa Thiên Huế - Vãn cảnh bên bờ sông Hương, chèo SUP ngắm hoàng hôn là những trải nghiệm đáng thử khi tới Huế. Từ khám phá các di tích lịch sử như Đại Nội, lăng tẩm các vua chúa, đến thưởng thức ẩm thực đặc sắc như bún bò, cơm hến, hay bánh bèo, mỗi góc phố của Huế đều mang đến những kỷ niệm khó quên. Bờ sông Hương đông khách mỗi chiều, với hàng dài xe tào phớ được mệnh danh là...

Bài 2: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”

Thật khó có thể phân tích hết những đặc điểm văn hóa, du lịch của vùng đất Cố đô trong khuôn khổ một bài viết nên trong bài này, chúng tôi chỉ có thể đề cập đến một khía cạnh thể hiện yếu tố “đặc sắc” của Huế. Đó là hệ thống tài nguyên du lịch rất phong phú.  Huế không chỉ có các bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong xanh như Lăng Cô, Cảnh Dương hay hệ đầm...

Bài 1: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”?

Huế, vùng đất Cố đô, nơi hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về thiên nhiên, văn hóa, đất, nước, con người và đặc biệt là quần thể di sản kiến trúc cổ kính đã tạo nên sự khác biệt của Huế với nhiều vùng miền khác. Ngọ môn thuộc Hoàng thành: điểm check in của hầu hết du khách khi đến Huế. Ảnh: thuathienhue.gov.vn Huế “đặc sắc” bởi được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống tài nguyên du lịch...

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm khó quên của cô gái đam mê xê dịch với người mẹ khiến dân mạng tò mò

Mới đây, bạn Ngọc Linh đã có những chia sẻ thú vị về chuyến đi 5N5Đ ở Huế - Đà Nẵng cùng mẹ có thể ăn chơi thả ga, check-in tuyệt đẹp chỉ với chi phí 5.500.000 đồng/người. Ngọc Linh và mẹ tại Đà Nẵng. (Ảnh: Ngọc Linh) Đi du lịch ở Huế - Đã Nẵng hết bao nhiêu tiền?: Ăn chơi thả ga, check in điểm đẹp hết 5.500.000đồng/người Ngọc Linh cho biết, một trong những mục tiêu năm nay cô...

Huế là đô thị đầu tiên ở Việt Nam có vỉa hè dành cho xe đạp

Thành phố Huế đã sơn xanh một phần vỉa hè nhiều tuyến đường trong khu đô thị mới An Vân Dương để dành cho người đi xe đạp, trở thành đô thị đầu tiên tại Việt Nam triển khai ý tưởng này. Sau khi hoàn thành việc đầu tư chỉnh trang, nâng cấp các tuyến Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, nội bộ công viên trung tâm hành chính tỉnh (thuộc dự án các đô thị xanh), Ban quản lý dự...

Chèo SUP, ăn tào phớ ngắm hoàng hôn “view triệu đô” ở Huế

Thừa Thiên Huế - Vãn cảnh bên bờ sông Hương, chèo SUP ngắm hoàng hôn là những trải nghiệm đáng thử khi tới Huế. Từ khám phá các di tích lịch sử như Đại Nội, lăng tẩm các vua chúa, đến thưởng thức ẩm thực đặc sắc như bún bò, cơm hến, hay bánh bèo, mỗi góc phố của Huế đều mang đến những kỷ niệm khó quên. Bờ sông Hương đông khách mỗi chiều, với hàng dài xe tào phớ được mệnh danh là...

Bài 2: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”

Thật khó có thể phân tích hết những đặc điểm văn hóa, du lịch của vùng đất Cố đô trong khuôn khổ một bài viết nên trong bài này, chúng tôi chỉ có thể đề cập đến một khía cạnh thể hiện yếu tố “đặc sắc” của Huế. Đó là hệ thống tài nguyên du lịch rất phong phú.  Huế không chỉ có các bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong xanh như Lăng Cô, Cảnh Dương hay hệ đầm...

Bài 1: Huế “đặc sắc, duy nhất và không thể thay thế”?

Huế, vùng đất Cố đô, nơi hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về thiên nhiên, văn hóa, đất, nước, con người và đặc biệt là quần thể di sản kiến trúc cổ kính đã tạo nên sự khác biệt của Huế với nhiều vùng miền khác. Ngọ môn thuộc Hoàng thành: điểm check in của hầu hết du khách khi đến Huế. Ảnh: thuathienhue.gov.vn Huế “đặc sắc” bởi được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống tài nguyên du lịch...

Thừa Thiên Huế: Hài hòa giữa bảo tồn và phát triển

Ngày 1/7, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến các đề án công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí loại I và đánh giá trình độ cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập quận, phường. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại buổi làm...

Thừa Thiên Huế: Kinh tế chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm

Sáu tháng đầu năm, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng đã có bước tăng trưởng. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2 tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc - Ảnh: VGP/Nhật Anh Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thực hiện...

Cửu đỉnh được công nhận di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh ở Thế Tổ Miếu được UNESCO công nhận di sản tư liệu thế giới, ngày 8/5. Ông Trần Hữu Thùy Giang, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết hồ sơ Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế đã được đưa vào Danh mục Ký ức thế giới tại Hội nghị toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu...

Huế – Điểm dừng chân không thể bỏ qua

Đúng vậy, Huế là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi du lịch tại Việt Nam. Thành phố này có những đặc điểm độc đáo và thu hút du khách bằng lịch sử, văn hóa và cảnh quan tuyệt đẹp. Di sản văn hóa thế giới: Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với Đại Nội - thành của cung đình nguyên thủy của triều đại Nguyễn, lăng tẩm các vua Nguyễn...

Nhà máy nước sạch lớn nhất Thừa Thiên Huế

Nhà máy nước Vạn Niên được xây dựng với tổng kinh phí gần 800 tỷ đồng, cung cấp nước sạch cho hơn 80% người dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà máy nước Vạn Niên nằm trên diện tích 13,5 ha ở phường Thủy Biều, TP Huế, được khởi công cách đây 3 năm, do Công ty Cấp thoát nước Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư. Dự án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một, nhà thầu xây dựng tất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất