Powered by Techcity

Tên gọi Hưng Yên qua các thời kỳ lịch sử

I. Thời Hùng Vương (2879 TCN – 258 TCN)

  • Nước ta chia làm 15 bộ. Vùng Hưng Yên thuộc bộ Giao Chỉ.

II. Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ (207 TCN – 939 SCN)

  • Nhà Tần (214 TCN – 204 TCN): Trong nước chia làm 2 quận. Vùng Hưng Yên thuộc Tượng quận.
  • Nhà Triệu (207 TCN – 111 TCN): Trong nước chia làm 2 quận. Vùng Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ.
  • Thời Đông Hán (111 trước CN – 39 sau CN): Nước ta chia làm 9 quận. Vùng Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ.
  • Thời thuộc Đông Ngô (226 – 265): Nhà Ngô tách đất Giao Châu làm Quảng Châu và Giao Châu. Vùng Hưng Yên thuộc quận Giao Châu.
  • Thời thuộc Tùy, Đường (603 – 939): Nhà Tùy chia đất Giao Châu thành 3 quận. Vùng Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ. Nhà Đường, năm 679 chia đất Giao Châu thành 12 châu, 59 huyện và gọi nước ta là An Nam đô hộ phủ. Vùng Hưng Yên thuộc huyện Vũ Bình, châu Giao Châu.

III. Nhà Ngô (939 – 965)

  • Vùng Hưng Yên gọi là Đằng Châu

IV. Nhà Đinh (968 – 980)

  • Nhà Đinh chia trong nước ra làm 10 đạo. Vùng Hưng Yên thuộc Đằng đạo.

V. Nhà Tiền Lê (980-1009)

  • Năm 1002 đổi 10 đạo trong nước làm lộ, phủ và châu. Hưng Yên thuộc Đằng Châu.
  • Năm 1005 đổi Đằng Châu ra làm phủ Thái Bình.

VI. Nhà Lý (1010-1225)

  • Năm 1010, đổi 10 đạo ra làm 24 lộ
  • Năm 1222, chia trong nước làm 24 lộ.

Vùng Hưng Yên thuộc lộ Khoái Châu (Khoái lộ)

VII. Nhà Trần (1225-1400)

  • Năm 1249, chia trong nước làm 12 lộ. Hưng Yên thuộc Khoái lộ.
  • Tháng 4 năm 1397 đổi gọi các lộ, phủ là trấn. Hưng Yên thuộc Thiên Trường Phủ lộ.

VIII. Nhà hậu Trần (kháng chiến chống quân Minh) (1407-1414)

Tháng 6 năm 1407, nhà Minh đổi An Nam thành Giao Chỉ, lập phủ huyện, có 17 phủ. Hưng Yên thuộc phủ Kiến Xương và Trấn Nam (nay thuộc Thái Bình).

IX. Thời kỳ đấu tranh chống nhà Minh đô hộ (1414-1427)

  • Năm 1426 Lê Thái Tổ (Lê Lợi) chia Đông Đô làm 4 đạo. Hưng Yên thuộc Nam đạo.
  • Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) lại chia làm 5 đạo. Hưng Yên vẫn thuộc Nam đạo.

X. Thời Lê sơ (1428-1527)

  • Tháng 6, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) trong nước chia làm 12 đạo thừa tuyên. Hưng Yên thuộc Thừa tuyên Thiên Trường.
  • Tháng 3, năm Quang Thuận thứ 10 (1469), năm đầu tiên nước nhà định bản đồ. Thừa tuyên Thiên Trường đổi gọi là Sơn Nam, quản lĩnh 11 phủ 42 huyện. Phủ Khoái Châu quản lĩnh 5 huyện: Đông Yên, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Dung, Thiên Thi. Phủ Tiên Hưng quản lĩnh 4 huyện: Ngự Thiên, Duyên Hà, Trần Khê và Thanh Lan (Bắc Giang đổi làm Kinh Bắc, quản lĩnh 4 phủ, 19 huyện. Huyện Văn Giang thuộc phủ Thuận An. Nam Sách đổi làm Hải Dương, quản lĩnh 4 phủ, 18 huyện. Huyện Đường Hào, sau đổi gọi là Mỹ Hào, thuộc phủ Thượng Hồng).
  • Năm Hồng Đức thứ 21(1490), tháng 4, chia trong nước làm 13 xứ. Hưng Yên thuộc xứ Sơn Nam.

XI. Thời Mạc (1527-1533)

  • Năm 1527, tháng 6, nhà Mạc (Đăng Dung) đặt Hải Dương làm Dương Kinh, đem các lộ Thái Bình, Kiến Xương, Long Hưng, Khoái Châu lệ thuộc vào Hải Dương.

XII. Nhà Hậu Lê (Lê Trung Hưng hay thời Lê – Trịnh, 1533 – 1788)

  • Đầu niên hiệu Quang Hưng (1578-1599): Đổi lại như cũ. Hưng Yên lại thuộc xứ Sơn Nam.
  • Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), tháng Giêng, chia Sơn Nam thành 2 lộ: Thượng và Hạ. Phủ Khoái Châu thuộc về lộ Sơn Nam Thượng, phủ Tiên Hưng thuộc về Sơn Nam Hạ.

Bản đồ Hưng Yên năm 1740

XIII. Nhà Tây Sơn (1778-1802)

  • Đổi lại làm 2 trấn: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ.

XIV. Nhà Nguyễn

  • Năm Gia Long thứ nhất (1802): Lấy 2 trấn Thượng và Hạ lệ thuộc vào Bắc Thành (Sơn Nam Thượng, Hạ, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương là 5 nội trấn của Bắc Thành).
  • Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822): Trấn Sơn Nam thượng đổi gọi là trấn Sơn Nam Định.
  • Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tháng 10: Chia đặt địa hạt các tỉnh, tất cả có 18 tỉnh.
  • Hưng Yên thống trị 2 phủ gồm 8 huyện. Tỉnh Hưng Yên lấy phủ Khoái Châu (gồm 5 huyện: Đông An, Kim Động, Thiên Thi, Phù Dung, Tiên Lữ) trước thuộc Sơn Nam và phủ Tiên Hưng (gồm 3 huyện: Hưng Nhân, Thần Khê, Duyên Hà) trước thuộc Nam Định đặt riêng làm tỉnh.

XV. Thời kỳ Pháp đô hộ (1883-1945)

  • Năm 1890, tháng 3: Cắt huyện Thần Khê về tỉnh Thái Bình.
  • Tháng 2, năm 1890: Thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4  huyện: Văn Lâm, Cẩm Lương, Yên Mỹ, Mỹ Hào.
  • Tháng 4 năm 1891: Bãi bỏ đạo Bãi Sậy, đưa các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào nhập vào tỉnh Hưng Yên.
  • 28 tháng 11 năm 1894: Cắt nốt 2 huyện Hưng Nhân và Duyên Hà về Thái Bình.

XVI. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và CHXHCN Việt Nam

  • Năm 1945: Tỉnh Hưng Yên gồm có các phủ, huyện: Khoái Châu, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Văn Lâm, Yên Mỹ.
  • Đầu năm 1946: Chính quyền cách mạng bỏ phủ, tống, thành lập xã, thôn. Tỉnh Hưng Yên có 8 huyện gồm 116 xã (Ân Thi: 16 xã, Tiên Lữ: 12 xã, Phù Cừ: 12 xã, Yên Mỹ: 15 xã, Khoái Châu: 22 xã, Kim Động: 14 xã, Văn Lâm: 11 xã, Mỹ Hào: 14 xã).
  • Năm 1946, tháng 8: Thành lập thị xã Hưng Yên gồm 2 khu phố Đẩu Lĩnh và Đằng Giang.
  • Năm 1947: Sau khi nhập huyện Văn Giang về thì Hưng Yên có 10 huyện, thị như ngày nay.
  • Ngày 26/1/1968: UBTV Quốc hội ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng.
  • Ngày 6/11/1996: Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc chia tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
  • Ngày 1/1/1997: Tỉnh Hưng Yên được tái lập, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: Thị xã Hưng Yên, huyện Mỹ Văn, Châu Giang, Ân Thi, Kim Động, Phù Tiên, với 160 xã, phường, thị trấn.
  • Ngày 24/2/1997: Chính phủ ra Nghị định số 17/CP chia huyện Phù Tiên thành huyện Phù Cừ và Tiên Lữ.
  • Ngày 24/7/1999: Chính phủ phê duyệt cho 2 huyện Châu Giang và Mỹ Văn chia tách thành 5 huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ.

Hiện nay tỉnh Hưng Yên có 10 huyện, thành phố gồm: Thành phố Hưng Yên, các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Yên Mỹ.

http://doingoaihungyen.vn/

Cùng chủ đề

Triệu trái tim hướng một trái tim, một nhân cách lớn – Tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn xe đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua ngã tư Tràng Tiền – Hàng Khay – Hàng Bài – Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội). Ảnh: TTXVN Tình cảm đặc biệt của Nhân dân Đã có hàng nghìn đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào...

Thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ

Tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024). Đến dự có đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Quách Thị Hương, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Đại tá Tô...

Thúc đẩy hợp tác ngày càng bền chặt giữ hai Thành phố Hà Nội

Ngày 26/7, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì buổi chào xã giao đại diện Lớp đào tạo, bồi dưỡng về công tác Đảng, đoàn thể cho cán bộ Thủ đô Vientiane – nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trước khi kết thúc khóa đào đạo, bồi dưỡng tại Hà Nội. Cùng tham dự có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Tổ chức Thành...

Đồng chí Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà người có công với cách mạng tại...

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), ngày 26/7, đồng chí Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà thương binh Cáp Quang Hiệt, phường Lê Lợi (thành phố Hưng Yên). Cùng đi có đồng chí Trần Thị Tuyết Hương, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh… Tại gia đình thương binh Cáp Quang Hiệt, đồng chí Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ...

Giảm nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 26/7/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 26/7/2024 đồng loạt đi ngang tại tất cả các địa phương và giao dịch trong khoảng 65.000 – 66.000 đồng/kg. Theo đó, thương lái tại Bắc Giang đang thu mua heo hơi ở mức 65.000 đồng/kg ngang bằng với Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang đây là mức giá thấp nhất...

Cùng tác giả

Hưng Yên đón thêm 760 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài và 10.000 tỷ đồng vốn trong nước

Có 24 doanh nghiệp trong nước, nước ngoài vừa được tỉnh Hưng Yên trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chấp thuận chủ chương đầu tư vào tỉnh. Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào chiều ngày 7/7, tỉnh Hưng Yên đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Thổ Hoàng và trao giấy chứng nhận đăng...

Thủ tướng kỳ vọng Hưng Yên phát triển vào nhóm dẫn đầu cả nước, góp phần làm nên ‘kỳ tích sông Hồng’

Chiều 7/7, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự sự kiện có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí Ủy...

Chùa Chuông – Phố Hiến đệ nhất danh lam

Ai đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm Chùa Chuông thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi chùa nổi tiếng với nét cổ kính, được mệnh danh là “Phố Hiến - Đệ nhất danh thắng”. Nơi đây không chỉ là miền đất Phật mang đến an lành, phúc lộc cho mọi nhà mà còn là nơi bạn có thể thong dong thưởng ngoạn, ngắm cảnh đẹp để thư...

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt – điểm đến hấp dẫn của du lịch Hưng Yên

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt toạ lạc trên xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là một trong những điểm tham quan du lịch độc đáo và trải nghiệm hấp dẫn. Kiến trúc của công trình lấy cảm hứng từ những hình ảnh thường ngày của nghề làm gốm. Từ những hình ảnh bàn xoay “vuốt gốm” truyền thống giao thoa với những mặt cong đa diện, chuyển động mềm mại và tự do đã tạo...

Thăng trầm lịch sử Phố Hiến

Phố Hiến - đô thị cổ một thời, nức danh với câu ca: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến", đã từng là thương cảng lớn, trung tâm thương mại giao lưu quốc tế sầm uất và phồn thịnh trong suốt hai thế kỷ XVI - XVII. Các tài liệu lịch sử như: "Đại việt sử ký toàn thư", "Đại nam nhất thống chí" đều cho biết từ thế kỷ XIII đã có người Trung Quốc sang lánh nạn ở Phố...

Cùng chuyên mục

Hưng Yên đón thêm 760 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài và 10.000 tỷ đồng vốn trong nước

Có 24 doanh nghiệp trong nước, nước ngoài vừa được tỉnh Hưng Yên trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chấp thuận chủ chương đầu tư vào tỉnh. Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào chiều ngày 7/7, tỉnh Hưng Yên đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Thổ Hoàng và trao giấy chứng nhận đăng...

Thủ tướng kỳ vọng Hưng Yên phát triển vào nhóm dẫn đầu cả nước, góp phần làm nên ‘kỳ tích sông Hồng’

Chiều 7/7, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự sự kiện có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí Ủy...

Chùa Chuông – Phố Hiến đệ nhất danh lam

Ai đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm Chùa Chuông thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi chùa nổi tiếng với nét cổ kính, được mệnh danh là “Phố Hiến - Đệ nhất danh thắng”. Nơi đây không chỉ là miền đất Phật mang đến an lành, phúc lộc cho mọi nhà mà còn là nơi bạn có thể thong dong thưởng ngoạn, ngắm cảnh đẹp để thư...

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt – điểm đến hấp dẫn của du lịch Hưng Yên

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt toạ lạc trên xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là một trong những điểm tham quan du lịch độc đáo và trải nghiệm hấp dẫn. Kiến trúc của công trình lấy cảm hứng từ những hình ảnh thường ngày của nghề làm gốm. Từ những hình ảnh bàn xoay “vuốt gốm” truyền thống giao thoa với những mặt cong đa diện, chuyển động mềm mại và tự do đã tạo...

Thăng trầm lịch sử Phố Hiến

Phố Hiến - đô thị cổ một thời, nức danh với câu ca: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến", đã từng là thương cảng lớn, trung tâm thương mại giao lưu quốc tế sầm uất và phồn thịnh trong suốt hai thế kỷ XVI - XVII. Các tài liệu lịch sử như: "Đại việt sử ký toàn thư", "Đại nam nhất thống chí" đều cho biết từ thế kỷ XIII đã có người Trung Quốc sang lánh nạn ở Phố...

Đặc sắc Lễ hội cầu mưa

Ngày 25/04/2023 (tức ngày 06 tháng 3 âm lịch) tại Chùa Thái Lạc, UBND xã Lạc Hồng đã long trọng tổ chức Khai hội Lễ hội Cầu mưa. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng, để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu, người dân đời đời có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đồng thời cũng là để giữ gìn, xây dựng và...

Tương Bần

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Tương truyền, nghề làm tương đã có từ rất lâu đời. Đến khi có lệ hàng năm mỗi địa phương phải tiến nạp cho vua những đặc sản của quê hương (đặc sản của Hưng Yên lúc đó là nhãn lồng Phố Hiến và tương làng Bần) thì tương Bần đã được đánh giá là thứ đặc sản ngon, bình dị, nhưng khó quên. Điều đó...

Khám phá, trải nghiệm làng nghề truyền thống Hưng Yên

Hưng Yên nổi tiếng là vùng đất có bề dày về di tích lịch sử, có truyền thống văn hiến lâu đời. Nơi đây còn được biết đến với các làng nghề truyền thống tạo dấu ấn trong lòng du khách. Đến với Hưng Yên, du khách không chỉ chiêm ngưỡng những địa danh lịch sử mà còn có cơ hội khám phá và trải nghiệm tại các làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm truyền thống đặc...

Quá trình thành lập tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831). Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Hưng Yên. Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp...

Nghề bồi giấy làm mặt nạ Trung Thu ở Hưng Yên

Cuối tháng 7 âm lịch, hàng nghìn mặt nạ giấy bồi, trống, đầu sư tử… trong làng Ông Hảo, Hưng Yên được chuẩn bị gấp rút cho dịp Trung Thu. Làng Ông Hảo (hay làng Hảo) nằm ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km và mất 45 phút di chuyển. Đây là ngôi làng làm nghề đồ chơi Trung Thu truyền thống có từ lâu đời. Các sản phẩm chủ yếu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất