Powered by Techcity

Thơm ngon bánh rán Bắc Sơn

Đến những địa điểm bán đồ ăn sáng, chợ huyện hay những phiên chợ quê ở huyện Bắc Sơn, thực khách sẽ bắt gặp những mẹt bánh rán thơm ngon với màu vàng nâu bắt mắt. Bánh rán cũng là loại bánh truyền thống, có từ lâu đời và rất nổi tiếng của huyện Bắc Sơn.

Những ngày đầu tháng 7/2023, chúng tôi có dịp đến thị trấn Bắc Sơn và được thưởng thức món bánh rán thơm ngon. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có khoảng 20 hộ làm bánh rán theo hình thức kinh doanh.

Để hiểu rõ hơn về cách làm món bánh này, chúng tôi đã đến thăm gia đình chị La Thị Chuyên, khu Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bắc Sơn. Đây cũng là gia đình làm bánh rán lâu năm, có tiếng tại địa phương. Trong lúc đang tất bật chuẩn bị nguyên liệu cho mẻ bánh mới, chị Chuyên chia sẻ: Bánh rán là loại bánh truyền thống, có từ lâu đời và rất nổi tiếng của huyện Bắc Sơn. Năm 2009, khi mới về làm dâu tại thị trấn Bắc Sơn, tôi đã được mẹ chồng dạy cách làm bánh và bắt đầu phát triển kinh doanh. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, gia đình tôi bán ra từ 500 đến 600 chiếc bánh, với giá bán 2.500 đồng/chiếc. Với số lượng bánh bán ra lớn như vậy nhưng gia đình tôi chỉ bán vào buổi sáng và chủ yếu là bán giao cho các đầu mối.

Chị La Thị Chuyên, khu Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bắc Sơn thực hiện công đoạn rưới đường phên lên bánh rán

Mặc dù không có quá nhiều nguyên liệu nhưng để làm ra những chiếc bánh thành phẩm phải mất rất nhiều thời gian. Nguyên liệu để làm bánh rán gồm có: gạo nếp, đậu xanh và đường phên. Đây đều là những loại nguyên liệu hết sức gần gũi, thân thuộc nhưng qua đôi bàn tay khéo léo của người dân và công thức làm bánh riêng đã tạo nên những chiếc bánh rán có hương vị rất đặc trưng.

Theo đó, để tạo ra được những chiếc bánh rán dẻo thơm, việc lựa chọn gạo rất quan trọng. Gạo để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng ở huyện Bắc Sơn. Hạt gạo phải to, tròn, bóng mẩy. Trước khi chế biến, gạo nếp được ngâm với nước từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Sau đó, gạo được mang đi xay nhuyễn thành bột nước. Tiếp đó, người làm sử dụng túi vải xô đựng phần bột đã xay nhuyễn và tiến hành treo túi vải lên cao để tách phần nước và tinh bột gạo. Thông thường, công đoạn này mất khoảng 10 tiếng đồng hồ để phần bột tách hết nước và trở thành bột dạng khô, dễ dàng cho việc nhào nặn, tạo hình vỏ bánh. Dù mất rất nhiều thời gian và công sức nhưng cách làm bột thủ công này giúp bánh giữ nguyên được hương vị đặc trưng của gạo nếp.

Những chiếc bánh rán thành phẩm với màu vàng nâu bắt mắt

Đối với phần nhân bánh, người làm thường sử dụng đỗ xanh đã làm sạch vỏ, ngâm với nước khoảng 1 giờ đồng hồ trước khi mang đi đồ chín. Khác với cách làm các loại bánh như bánh rợm, bánh gai…, phần nhân của bánh rán Bắc Sơn không trộn thêm bất kỳ một loại gia vị nào mà chỉ sử dụng phần đỗ xanh đã đồ chín để làm nhân. Theo những người làm bánh rán lâu năm tại huyện Bắc Sơn, cách làm không chỉ giúp giữ nguyên được vị thanh mát của đỗ xanh mà còn giúp phần nhân bánh không bị nhão.

Sau khi đã hoàn thành tất cả các công đoạn, người làm bánh sử dụng bột để nặn thành hình vỏ sò, cho nhân đỗ xanh vào giữa và vo tròn lại. Tiếp đó, bánh được thả trực tiếp vào chảo dầu nóng để tiến hành chao lần 1 đến khi bánh nổi lên mặt dầu. Sau đó, người làm tiếp tục chao bánh lần 2 để lớp vỏ bánh có màu vàng đều, có độ giòn, phần bên trong giữ được độ mềm dẻo.

Khi bánh đã chín, được vớt ra ngoài và thấm bớt dầu, người làm tiếp tục thực hiện công đoạn nhúng bánh với đường phên. Đây cũng là công đoạn tạo nên sự khác biệt rõ ràng nhất của bánh rán Bắc Sơn so với bánh rán ở các địa phương khác. Bởi vị ngọt của bánh rán Bắc Sơn không được làm từ đường kính mà được tạo ra từ đường phên (loại đường kéo từ mật mía và được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống). Theo đó, người làm bánh cho vào chảo một lượng nước vừa đủ, đun sôi trước khi cho đường phên vào. Sau đó, người chế biến tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi đường phên nóng chảy, hòa cùng với nước, tạo thành đường dạng lỏng có màu nâu đậm và nhúng trực tiếp bánh rán vào chảo đường phèn, vớt ra, để ráo đường là có thể sử dụng được.

Những chiếc bánh rán thành phẩm với lớp vỏ vàng nâu, bên trong dẻo thơm, giữ nguyên được hương vị thơm bùi đậu xanh, vị ngọt của đường mía đã nhận được rất nhiều sự ưa chuộng của thực khách trong và ngoài huyện. Chị Hoàng Thanh Diệu, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn cho biết: Tôi đã được ăn thử bánh rán ở nhiều huyện như: Bình Gia, Hữu Lũng… nhưng bánh rán Bắc Sơn là loại bánh có hương vị đặc biệt nhất. Tôi thấy mặc dù lớp vỏ bên ngoài được bao phủ bằng đường phên nhưng khi ăn vẫn có độ giòn, vị ngọt không quá gắt và không làm mất đi hương vị của từng loại nguyên liệu. Vì vậy, mỗi lần có dịp đến Bắc Sơn, tôi đều mua về để gia đình cùng thưởng thức.

Chẳng cần những nguyên liệu đắt đỏ, phức tạp, bánh rán Bắc Sơn đã thành công chinh phục khẩu vị của thực khách bằng chính hương vị mộc mạc, dân dã nhất. Và có lẽ, chính cái phong vị nồng nàn, đậm hồn quê ấy đã để lại ấn tượng khó quên và biến bánh rán trở thành một thức quà bình dị gửi đến du khách của quê hương cách mạng Bắc Sơn.

KIM CHI – MAI LINH

Cùng chủ đề

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh

Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)… Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài Vấn...

Thay đổi thành viên BCĐ tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ – Báo Lạng Sơn:...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 25/10/2024 sửa đổi Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ. Theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, thay đồng chí Trần Lưu Quang, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ...

Ông Nguyễn Huy Ngọc giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 25/10/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Huy Ngọc, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Y tế. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2024. Ông Nguyễn Huy Ngọc sinh ngày 20/8/1970. Quê quán xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú...

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Bộ TN&MT cần nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư để khuyến khích, thúc đẩy nhà đầu tư tham gia dự án đầu tư xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Theo báo cáo về công tác bảo vệ môi trường năm 2023, tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn 61/63 tỉnh/thành phố là khoảng 67.877 tấn/ngày (trong đó khu vực đô thị phát sinh...

Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Triều Tiên – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Triều Tiên phát triển mạnh mẽ và thực chất hơn trên các lĩnh vực trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở...

Cùng tác giả

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Món ngon Lạng Sơn gây sốt ‘chợ mạng’, khách Hà Nội có tiền cũng khó mua

Việc vận chuyển đậu phụ từ Lạng Sơn xuống Hà Nội mất nhiều thời gian, chưa kể nhiệt độ bảo quản không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của đậu nên khách ở xa có tiền cũng khó mua. Những ngày gần đây, món đậu phụ Na Sầm bất ngờ được chia sẻ rầm rộ trên nhiều diễn đàn mạng về mua bán, ăn uống ở Hà Nội. Đây là một trong những đặc...

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tỉnh có một thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, di tích lịch sử cùng những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc như văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các điểm du lịch của tỉnh tập trung ở thành phố...

Những điểm đến cho chuyến vi vu Lạng Sơn

Khách đến Lạng Sơn ngoài tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, còn có thể khám phá làng nhà trình tường huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát huyện Văn Quan... Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm phía đông bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155km. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, du ngoạn lý tưởng đối với du khách. Tác giả 8X...

Du lịch sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Vì vậy, du lịch Lạng Sơn đang ngày càng thu hút đông...

Cùng chuyên mục

Lạng Sơn có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Chiều 8.9.2024, Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận. Trước đó, trên cơ sở các...

Món ngon Lạng Sơn gây sốt ‘chợ mạng’, khách Hà Nội có tiền cũng khó mua

Việc vận chuyển đậu phụ từ Lạng Sơn xuống Hà Nội mất nhiều thời gian, chưa kể nhiệt độ bảo quản không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của đậu nên khách ở xa có tiền cũng khó mua. Những ngày gần đây, món đậu phụ Na Sầm bất ngờ được chia sẻ rầm rộ trên nhiều diễn đàn mạng về mua bán, ăn uống ở Hà Nội. Đây là một trong những đặc...

Cẩm nang du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Tỉnh có một thành phố và 10 huyện. Lạng Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, di tích lịch sử cùng những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc như văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Các điểm du lịch của tỉnh tập trung ở thành phố...

Những điểm đến cho chuyến vi vu Lạng Sơn

Khách đến Lạng Sơn ngoài tham quan khu du lịch Mẫu Sơn, còn có thể khám phá làng nhà trình tường huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát huyện Văn Quan... Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm phía đông bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155km. Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, du ngoạn lý tưởng đối với du khách. Tác giả 8X...

Du lịch sinh thái Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Nơi đây sở hữu nhiều những di tích lịch sử nổi tiếng như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, thành nhà Mạc… Ngoài ra, Lạng Sơn còn được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều hang động đẹp như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Vì vậy, du lịch Lạng Sơn đang ngày càng thu hút đông...

Điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn

Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều bắc – nam từ 22o27’- 21o19’ vĩ...

Khái quát đặc điểm tình hình tỉnh Lạng Sơn

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1. Về vị tri địa lý, địa hình, đất đai Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên 8.310,09 km2, hẹp nhất là thành phố Lạng Sơn 77,94 km2, rộng nhất là huyện Đình Lập 1.189,56 km2. Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng, Thái...

Khái quát Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử

Thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, nước Văn Lang của các Vua Hùng được thành lập - Lạng Sơn trở thành vùng đất của bộ Lục Hải. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ X, Lạng Sơn trở thành đơn vị hành chính của nước Đại Cồ Việt, sau đổi tên thành Đại Việt. 1. Lạng Sơn các thế kỷ đầu độc lập (thế kỷ IX - thế kỷ XIV): Trong thời gian dài của thời kỳ độc lập, với tên gọi Lạng Châu, rồi Lạng Giang, Lạng Sơn là một vùng đất quan trọng của nước Đại Cồ Việt và Đại Việt, nơi qua lại trao đổi của cư dân, sứ bộ hai nước. Trong ba lần đánh...

Lễ hội Ná Nhèm

Lễ hội là nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng và các hoạt động văn hóa, các trò chơi, trò diễn của người Tày xã Trấn Yên huyện Bắc Sơn. Trong lễ hội các thành viên bôi nhọ lên mặt thể hiện khuôn mặt giặc “Sấc Tài Ngàn” khi còn sống. Đó cũng là quan niệm của đồng bào về linh hồn, thế giới tâm linh. Người tham dự...

Thác Đăng Mò – bức tranh thơ mộng giữa núi rừng Xứ Lạng

Thác Đăng Mò là kiệt tác thiên nhiên Xứ Lạng, mang vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình. Ngọn thác quanh năm đổ giữa núi rừng này chính là món quà quý giá mà tạo hóa dành riêng cho vùng rẻo cao Đông Bắc xa xôi. Thác Đăng Mò còn được gọi với cái tên khác là thác Mũi Bò là nơi tiếp giáp của 3 xã vùng cao Mông Ân, xã Thiện Thuật và xã Hoàng Văn Thụ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất