Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhững giải pháp đột phá cho tăng trưởng bền vững

Những giải pháp đột phá cho tăng trưởng bền vững


Báo cáo tóm tắt Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, năm 2024 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam khi GDP ước đạt 6,8 – 7%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 6,8% Doanh nghiệp đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Tăng trưởng kinh tế cao hơn kỳ vọng

Thủ tướng cho biết, năm 2024 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều thành công cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động phức tạp và khó lường, từ xung đột vũ trang, căng thẳng địa chính trị đến suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã nỗ lực vượt qua và đạt được những kết quả tích cực, khẳng định vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới.

Dù chịu nhiều tác động từ tình hình thế giới, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Những kết quả này không chỉ là minh chứng cho sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng và Chính phủ, mà còn phản ánh tinh thần đoàn kết, kiên cường của toàn dân tộc trong việc ứng phó với những khó khăn, thách thức.

Trong năm 2024, GDP của Việt Nam ước tính tăng trưởng từ 6,8 – 7%, cao hơn mục tiêu 6,0 – 6,5% mà Quốc hội đề ra. Kết quả này đặt Việt Nam vào nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực và thế giới. Điều này càng đáng ghi nhận hơn khi Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lớn như giá xăng dầu và hàng hóa cơ bản biến động mạnh, sự sụt giảm tổng cầu toàn cầu, và những ảnh hưởng từ thiên tai và biến đổi khí hậu.

Trong suốt 9 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế tiếp tục có những chuyển biến tích cực, quý sau cao hơn quý trước. Việt Nam duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều này giúp củng cố lòng tin của nhà đầu tư và thúc đẩy sự hồi phục của thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng trong các lĩnh vực kinh tế.

Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát tốt với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,88%. Trong bối cảnh lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7/2024, đây là một thành tựu đáng chú ý. Chính phủ đã duy trì sự ổn định của thị trường ngoại hối, hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và duy trì tỷ giá ổn định. Những chính sách kinh tế vĩ mô này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam duy trì sự ổn định trong giai đoạn nhiều thách thức.

Thu ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Chính phủ cũng đã miễn giảm và gia hạn gần 200.000 tỷ đồng thuế, phí và lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn.

Cùng với đó, xuất nhập khẩu đạt thặng dư thương mại lớn. Kim ngạch xuất nhập khẩu trong 9 tháng đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2023. Đến ngày 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt 610,5 tỷ USD, với thặng dư thương mại gần 21,24 tỷ USD. Thành tích này càng khẳng định vai trò của Việt Nam là một nền kinh tế mở, có sự hội nhập quốc tế sâu rộng và đang tận dụng tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Đầu tư công và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều đạt những thành tựu đáng kể. Đầu tư công tập trung vào các dự án trọng điểm, với tinh thần “vượt nắng thắng mưa không thua gió bão” và mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc. Những dự án này không chỉ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng mà còn tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Vốn FDI thực hiện trong năm 2024 đạt 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong nhiều năm. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư toàn cầu sụt giảm. Những lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo, kinh tế số và kinh tế xanh đang là những điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Dù đạt được nhiều thành tựu, Thủ tướng cũng thẳng thắng nhìn nhận, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với những thách thức cần khắc phục. Trước hết, sự ổn định của kinh tế vĩ mô vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao và sức mua trong nước có dấu hiệu chậm lại. Việc giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành một số dự án hạ tầng trọng điểm.

Một số chương trình tín dụng triển khai chậm, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn để phát triển sản xuất. Tình trạng nợ xấu có xu hướng gia tăng, cùng với khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn cao trong năm 2024, tạo thêm áp lực cho hệ thống tài chính.

Ngoài ra, công tác quản lý tài sản công và đất đai còn nhiều bất cập, dẫn đến lãng phí lớn. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư vẫn kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ nhiều dự án lớn. Buôn lậu và gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặt ra những thách thức trong việc quản lý kinh tế.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2025 cao hơn, từ 7 – 7,5%

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử lớn như kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và 80 năm thành lập nước. Đây cũng là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025. Với bối cảnh đó, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu phát triển cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Những giải pháp đột phá cho tăng trưởng bền vững
Trạm LNG đầu tiên của miền Bắc được đưa vào sử dụng tại Bắc Ninh

Mục tiêu tổng quát của năm 2025 là tăng trưởng GDP khoảng 6,5 – 7%, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn từ 7 – 7,5%, nhằm đưa Việt Nam vào top 31 – 33 quốc gia lớn nhất thế giới về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người dự kiến đạt 4.900 USD vào cuối năm 2025. Tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP sẽ đạt khoảng 24,1%, với tốc độ tăng trưởng năng suất lao động xã hội đạt 5,3 – 5,4%.

Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% và tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị dưới 4%. Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế bền vững, tăng cường chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và tuần hoàn, đồng thời tiếp tục cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn…

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Chính phủ đã xác định 11 nhóm giải pháp trọng tâm cần triển khai trong năm 2025. Về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ sẽ tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời phát triển mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. Đầu tư công sẽ được đẩy mạnh ngay từ đầu năm, với trọng tâm là các dự án công trình quốc gia có tính kết nối liên tỉnh, liên vùng và quốc tế.

Về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ sẽ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kịp thời và hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các chính sách tài khóa và chính sách khác nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá và nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2025 được đặt mục tiêu trên 15%.

Về thể chế và cải cách hành chính, Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các quy định không cần thiết để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Chính phủ sẽ đẩy mạnh phân cấp phân quyền, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

Về hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, Thủ tướng cho biết 2025 sẽ là năm bản lề để triển khai nhiều dự án hạ tầng quan trọng như các tuyến cao tốc, Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành và các dự án năng lượng tái tạo. Chính phủ cũng tập trung giải quyết các vấn đề về giải phóng mặt bằng và đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu để đảm bảo tiến độ các dự án.

Về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Chính phủ sẽ chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Mục tiêu là đến năm 2025, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Về thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số sẽ tiếp tục là một ưu tiên hàng đầu với mục tiêu số hóa toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước và kinh tế – xã hội. Việt Nam cũng sẽ tăng cường triển khai các chương trình hành động về phát triển xanh và giảm phát thải, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ngoài ra, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, không chỉ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà còn để thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế. Ngoại giao kinh tế và văn hóa sẽ là những trụ cột quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Việt Nam.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/nhung-giai-phap-dot-pha-cho-tang-truong-ben-vung-156928.html

Cùng chủ đề

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người

NDO - Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Cùng dự và chủ trì hội nghị có Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. ...

Công khai dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện được vay gói 120.000 tỷ đồng

(Dân trí) - Thủ tướng chỉ đạo lập danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội đủ điều kiện được vay nguồn vốn 120.000 tỷ đồng, công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký công điện yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội. Ông nhấn mạnh việc phân cấp, phân quyền, cải cách và cắt giảm thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về giáo dục quyền con người

Kinhtedothi - Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Cùng dự và chủ trì Hội nghị có GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu chính và...

Giáo dục quyền con người là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, có tính toàn dân, toàn diện, bao trùm

Sáng 11/12, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ và GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đồng chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Hội nghị được truyền trực...

'Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc'

Thủ tướng tin tưởng với sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, toàn dân, công tác bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người ngày càng đạt kết quả tốt đẹp. Nhấn mạnh, giáo dục quyền con người có ý nghĩa và là nội dung đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển toàn diện con người...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

SIB CONNECT 2024: Kiến tạo tương lai Hệ sinh thái tổ chức kinh doanh tạo tác động xã hội

Ngày 11 tháng 12 năm 2024, các tổ chức kinh doanh tạo tác động xã hội (SIB), cơ quan chính phủ, tổ chức trung gian, doanh nghiệp tiên phong và nhà đầu tư đã tham dự SIB CONNECT 2024 - Đối thoại cấp cao và Ngày hội của Hệ sinh thái SIB, để tổng kết Dự án “Hỗ trợ Hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam ứng phó với COVID-19" (ISEE-COVID)...

Tăng cường công tác giám sát các dự án trọng điểm

Trước những tồn tại, bất cập, các cử tri TP. Đà Nẵng đã đề nghị cần tăng cường rà soát, giám sát và xử lý dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn.Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hoà Vang sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa qua Cử tri Nguyễn Văn...

Đồng vốn nhỏ tạo giá trị lớn cho người dân nghèo thành thị (Bài 2)

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và ngày càng đi vào cuộc sống, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo tiến bộ và công bằng, an sinh xã hội. Đồng vốn nhỏ tạo giá trị lớn...

Đồng vốn nhỏ tạo giá trị lớn cho người dân nghèo thành thị (Bài 1)

Theo NHCSXH chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua tại địa bàn Thành phố công tác phối hợp giữa Ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, đưa chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao. Đến nay, NHCSXH Thành phố và các tổ chức nhận ủy thác đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương quản lý 4.075 Tổ tiết kiệm và...

Bài đọc nhiều

Nhiều người dùng Việt lo lắng vì dòng code lạ trên Facebook

Một dòng mã lạ hiển thị dưới tên Facebook của mỗi thành viên từ sáng 9-12 đang khiến đông đảo người dùng mạng xã hội tại Việt Nam hoang mang, lo sợ bị hack. Theo chia sẻ của đông đảo người dùng mạng xã...

TS Trần Đình Thiên bị mạo danh mời đầu tư, bán khóa học tràn lan trên Facebook

(NLĐO) – Một loạt chuyên gia kinh tế bị các trang mạng xã hội mạo danh mời đầu tư, bán khóa học, mới nhất là TS Trần Đình Thiên. ...

Hai Hiệp hội “bắt tay” phát triển bất động sản gắn với du lịch

Thị trường bất động sản gắn liền với du lịch, nghỉ dưỡng sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian tới, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang quan tâm đến lĩnh vực này.

Hải Phòng: Quận uỷ Ngô Quyền tập trung sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Quận ủy Ngô Quyền (Hải Phòng) tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế; tập trung cao công tác sắp xếp đơn vị hành chính phường; cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy để thực hiện tốt mục tiêu năm 2025. Chiều ngày 9/12, Quận ủy Ngô Quyền tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.  Theo báo cáo tại hội nghị,...

Cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng cao nhất 1 tháng, vượt 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn hôm nay (12/12) vẫn tiếp đà tăng nhanh từ hai hôm trước, lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua, có thương hiệu vượt 86 triệu đồng/lượng. Vàng miếng SJC cũng tăng vượt mốc 87 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn sáng nay vẫn được các thương hiệu điều chỉnh tăng mạnh theo xu hướng của giá vàng thế giới. Sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) nâng giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ...

Giải mã những biến số để sàng lọc cơ hội đầu tư năm 2025

Ngày 12/12, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội" nhằm phân tích các biến số vĩ mô, vi mô để tìm kiếm và nhận diện những cơ hội đầu tư mới trong năm 2025. Ngày 12/12, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội" nhằm phân tích các biến số vĩ mô, vi mô để tìm kiếm...

Công nghệ thay đổi vận tải, tiết kiệm và tiện nghi hơn

Gần 10 năm qua, thị trường vận tải Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các ứng dụng công nghệ. Các app không chỉ mang "làn gió" mới về sự tiện lợi trong di chuyển mà còn thay đổi thói quen tiêu dùng, tạo ra những cơ hội lớn cho ngành vận tải. ...

Khách hàng không thể chuyển tiền qua app, TPBank nói gì?

(NLĐO) – TPBank đã khoanh vùng được sự cố và đang nỗ lực tối đa để khắc phục và đưa các kênh giao dịch trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất. ...

Dự báo xu hướng đồng USD trong năm 2025

(NLĐO)- Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất, Standard Chartered dự báo đồng USD tăng mạnh trong năm 2025 nhưng sẽ suy yếu trong thời gian đầu năm. ...

Mới nhất

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Việt Nam đã ký và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần...

Gạo các loại giảm nhẹ, giá lúa neo cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá các loại kho mua giảm nhẹ, giá lúa tươi neo cao. Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhẹ với gạo, lúa...

Xây dựng, phát triển con người Cà Mau giàu bản sắc, hội nhập bền vững

Công tác xây dựng và phát triển văn hoá, con người Cà Mau luôn được chú trọng nâng cao trong thời kỳ hội nhập.

Đầu tư phát triển giao thông mở đường để Cà Mau cất cánh

Nhận diện giao thông là điểm nghẽn chính trong phát triển kinh tế - xã hội, với sự hỗ trợ từ Trung ương và các nguồn lực xã hội, Cà Mau đang tập trung nguồn lực, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông cho tăng trưởng kinh tế vùng cực Nam của Tổ quốc. Nhận diện giao thông là...

Mới nhất