Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

"Soi" lại quy định trong giáo dục gần 40 năm trước có thể bị loại bỏ

(Dân trí) - Được áp dụng gần 40 năm qua, quy định về hình thức kỷ luật đuổi học học sinh có thể bị loại bỏ.

Báo Dân tríBáo Dân trí13/05/2025


Theo dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến, nội dung "đuổi học" trong hình thức kỷ luật học sinh theo Thông tư 08 được ban hành từ tháng 3/1988 bị bãi bỏ.

Gần 40 năm trước, Thông tư 08 về hướng dẫn việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông áp dụng hình thức đuổi học đối với học sinh vi phạm kỷ luật.

Cụ thể, có 5 hình thức thi hành kỷ luật đối với học sinh phổ thông phạm khuyết điểm bao gồm khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học 1 tuần lễ và đuổi học 1 năm.

Soi lại quy định trong giáo dục gần 40 năm trước có thể bị loại bỏ - 1

Hình thức kỷ luật đuổi học học sinh theo Thông tư 08 được ban hành từ năm 1988 (Ảnh minh họa: Hoài Nam).

Đối với đuổi học 1 tuần lễ

- Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như trộm cắp, trấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …

Hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỷ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi

- Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục

- Trong thời gian 1 tuần sẽ bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm sai phạm của mình.

Nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn, hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục học. Thời gian học sinh bị đuổi học sẽ được coi là nghỉ học có phép nếu được học lại.

Nếu trong thời gian bị đuổi học 1 tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm sai phạm không tỏ ra thành khẩn hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn phạm thêm nhiều khuyết điểm sai phạm khác thì Hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học 1 năm

- Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lí và giáo dục con cái trong thời gian học sinh bị đuổi học.

Với hình thức đuổi học 1 năm

- Những học sinh mắc 1 trong các khuyết điểm sai phạm sau đây sẽ bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định thi hành kỷ luật đuổi học 1 năm, có ghi học bạ và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương tiếp tục giáo dục

- Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác.

Soi lại quy định trong giáo dục gần 40 năm trước có thể bị loại bỏ - 2

Hình thức đuổi học học sinh không còn trong dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh đang được lấy ý kiến (Ảnh: Hoài Nam).

- Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …);

Đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương

- Sau khi thi hành kỷ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lý là Phòng giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở giáo dục (đối với học sinh PTTH) để biết và theo dõi

- Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã, thị xã, thị trấn, …) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc giáo dục con mình

Ngoài hình thức thi hành kỷ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, Thông tư này của Bộ cũng quy định:

Giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở… Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau

Theo TS Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính quốc gia phân hiệu TPHCM Thông tư 08 về kỷ luật, khen thưởng học sinh của Bộ GD&ĐT được ban hành từ năm 1988, trong đó có hình thức đuổi học học sinh đã không còn phù hợp.

Bà Thúy nhấn mạnh, chúng ta cần nhìn nhận lâu nay, trong kỷ luật, giáo dục chúng ta đã thiếu bao dung, chia sẻ với con trẻ. Nếu giáo dục dùng hình phạt đẩy học trò ra khỏi nhà trường thì nhà trường không còn xứng đáng làm giáo dục và cũng không nên làm giáo dục.

Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/soi-lai-quy-dinh-trong-giao-duc-gan-40-nam-truoc-co-the-bi-loai-bo-20250512152549411.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm