Powered by Techcity

Sơn La qua các thời kỳ lịch sử

* Từ thời Hùng Vương đến trước khi thực dân Pháp xâm lược:

Từ thủa vua Hùng dựng nước, Sơn La thuộc bộ Tân Hưng. Sau đó đến thời Lý, vùng đất này thuộc đạo Lâm Tây. Qua một thời gian có tên gọi đạo Đà Giang. Đến năm 1397, dưới triều Trần, Sơn La nằm trong trấn Thiên Hưng. Đây là thời kỳ đồng bào các dân tộc cùng chung sức khai sơn, phá thạch, dựng nên nhiều châu, mường như:

Mường Muổi: Nhà Trần biên chép vào sổ sách là Mỗi Châu, đến thời Lê đổi thành Thuận Châu. Trung tâm Mường Muổi là Chiềng Ly (còn gọi là Chiềng Pha). Các mường nhỏ thuộc phạm vi Mường Muổi, gồm có: Mường Sại (Chiềng Muôn), Mường Piềng (Chiềng Khoang, Chiềng Pấc), Mường É (Chiềng Ve), Mường La (Châu Sơn La), Mường Quài (Châu Tuần Giáo), Mường Mụa (Châu Mai Sơn).

Mường Cây: Nhà Lê chép vào sử sách là Quỳnh Nhai, trung tâm châu mường đặt ở Mường Xo, gồm các mường nhỏ: Mường Chiên (Chiềng Phung), Mường Cây (Quỳnh Nhai), Mường Than (Than Uyên), Mường Mả (Lương Tiên), Mường Sát (Dương Quỳ), Mường Bo (Cam Đường), Mường Xo (Phong Thổ), Mường Kim, Mường Tháo (Văn Bàn).

Mường Tấc: Sử sách nhà Lê chép là châu Phù Hoa. Đến năm Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) đổi gọi là châu Phù Yên. Trung tâm châu mường đặt ở Viềng Tấc (nay là Bản Viềng), gồm các mường nhỏ: Mường Pùa, Mường Muông, Mường Do, Mường Lang, Mường Át, Mường Cúc (Thu Cúc), Mường Tòng, Mường Tèng (Lai Đồng), Mường Vân, Mường Veng (Xuân Đài) nay thuộc Phú Thọ.

Mường Sang (còn gọi là Mường Móc do có sương mù bao phủ): Sử sách nhà Lê ghi là Mộc Châu. Mộc Châu trước có 23 mường động. Do địa thế quá rộng, nên năm Cảnh Hưng thứ 36 (năm 1775) chia làm ba châu Đà Bắc, Mã Nam và Mộc Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Mường Sang, gồm các mường nhỏ: Mường Chiềng Kỳ (Đà Bắc), Mường Ét, Chiềng Cọ (Mã Nam), Chiềng Đi, Chiềng Ban (Tú Nang), Pơ Tao, Chiềng Cang, Chiềng Ve, Xuân Nha.

Mường Vạt: Sử sách nhà Trần ghi là Mường Việt, nhà Lê ghi là Việt Châu. Năm Minh Mệnh thứ 3 (năm 1822) đổi Việt Châu thành Yên Châu. Trung tâm châu mường đặt ở Chiềng khoong, nên còn có tên là Chiềng Khoong, bao gồm các mường nhỏ: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Mường Khoa, Mường Lựm, Mường Ái.

Đến thời Nguyễn, các châu mường kể trên thuộc vào phủ Gia Hưng (các châu Sơn La, Mai Sơn, Phù Yên, Mộc, Yên); Phủ Điện Biên (hai châu Quỳnh Nhai, châu Thuận). Dưới các châu, nhà Nguyễn chia thành các động, sau đổi ra tổng. Trong đó, châu Sơn La gồm có Mường La, Mường Trai (Chiềng Nghiêm, Hiếu Trai), Mường Bú (Chiềng Biên), Mường Chùm, Mường Chiến (Ngọc Chiến); Châu Mai Sơn gồm có Mường Mụa, Mường Bon, Mường Chanh, Mường Hung, Mường Chiềng Cang; Châu Phù Yên gồm có Quang Huy, Tường Phù, Gia Phù, Tường Phong, Tân Phong; Châu Mộc gổm có Mộc Thượng, Mộc Hạ, Hướng Càn, Xuân Nha, Quy Hướng, Tú Nang; Châu Yên gồm có Mường Vạt, Mường Khoa, Mường Sàng; Châu Quỳnh Nhai gồm có Yên Trạch, Dương Dị, Yên Trình, Mường Tè; Châu Thuận gồm có Mường Muổi, Mường Lầm, Mường Sại, Mường Piềng, Chiềng Pấc.

Châu, mường ở Sơn La là lãnh địa tập hợp từ 4 mường nhỏ (mường phìa) trở lên. Lúc đầu mường phìa được gọi là lộng (tức là động). Lộng là bản khá lớn, thu phục nhiều bản nhỏ vào tầm ảnh hưởng của mình. Mường phìa sở tại được gọi là mường phìa trong châu (mường phìa cuông chu) để phân biệt với mường phìa ngoài (mường phìa nọ). Ly sở của mường phìa được gọi là mường hoặc chiềng.

Đứng đầu mỗi châu mường là án nha – tương đương với các chức vụ phụ đạo, tri châu hay thổ tù. Án nha có thông lại, thư lại giúp việc; Có quyền tiến cử người đứng đầu mường phìa (phìa lý – tức lý trưởng, phìa phó – tức phó lý) để trông coi. Mỗi mường phìa lại có hội đồng bô lão, các chức ông xen, ông pọng, ông ho luông, ông quan cuông và các chức vụ cấp thấp hơn như xự, lô, chá, chiếng, giúp vào các việc an ninh, truyền đạt mệnh lệnh, làm tạp dịch cùng các tạo bản, quan bản làm việc tạp dịch.

* Thời kỳ Pháp thuộc

Tháng 4/1884, quân Pháp chia làm hai mũi đánh chiếm Hưng Hóa, do các tướng Brie đờ Lin và Nêgriê chỉ huy. Sau khi chiếm được tỉnh thành, đại tá Đuysetnơ được giao việc quản lý và tiến hành các cuộc hành quân chống lại cuộc phản kháng do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo.

Tháng 6/1885, Hưng Hóa được đặt trong địa hạt của Quân khu miền Tây do Lữ đoàn 1 đảm trách. Ngày 24/ 5 /1886, Tổng trú sứ Trung – Bắc Kỳ ra Nghị định chuyển châu Sơn La thành đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh do viên Công sứ Pháp điều hành. Ngày 20/3/1888, để các hoạt động quan sự độc lập hơn và không lệ thuộc vào viên Công sứ dân sự, nhà cầm quyền Pháp cho phép thực hiện ở Sơn La chế độ Tài phán quân sự và cử thiếu tá Đờ Satôrôsê, Chỉ huy trưởng Quân sự Sơn La – thượng lưu sông Đà, làm Phó Công sứ.

Theo sự điều chỉnh của giới quân sự Pháp, từ tháng 4/1890, Sơn La thuộc Tiểu quân khu Sơn La với các đồn binh Sơn La, Tạ Chan, Vạn Yên, cùng các Tiểu quân khu Lai Châu, Tiểu quân khu Nghĩa Lộ hợp thành Quân khu Sơn La. Đồng thời, để giới quân sự có nhiều quyền lực trong việc đàn áp các cuộc nổi dậy. Ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập 4 Đạo quan binh ở Tây Bắc và Việt Bắc. Đến ngày 4/9/1891, chính quyền thực dân ban hành tiếp Nghị định quy định địa bàn của Đạo quan binh Sơn La (còn gọi là Đạo quan binh thứ 4) bao gồm địa hạt Sơn La và các tổng Yên Lũng, Kiệt Sơn, Xuân Đài (tách từ huyện Thanh Sơn, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa) và tổng Cự Thắng (tách ra từ huyện Thanh Thủy, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa); Thủ phủ đặt tại Sơn La, do viên trung tá làm Tư lệnh.

Ngày 27/2/1892, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chia Đạo quan binh Sơn La thành Tiểu quân khu Vạn Bú, bao gồm phủ Vạn Yên (châu Mộc, châu Phù Yên), phủ Sơn La (các châu Sơn La, Yên, Mai Sơn, Thuận, Tuần Giáo, Điện Biên); Tiểu quân khu phụ Lai Châu gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai và mường Phong Thổ.

Ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định xóa bỏ Tiểu quân khu Vạn Bú và Lai Châu, lập tỉnh Vạn Bú, bao gồm toàn bộ đất đai của Đạo quan binh Sơn La. Tỉnh lỵ đặt tại bản Pá Giang, tổng Hiếu Trai.

Ngày 7/5/1904, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển Tỉnh lỵ Vạn Bú từ Pá Giang về Chiềng Lề. Ngày 23/8/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra đề nghị định đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La, cho phép có ngân sách hàng tỉnh riêng. Lúc đó, tỉnh Sơn La bao gồm các châu: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên, Tuần Giáo, Điện Biên, Châu Lai, Quỳnh Nhai và phủ Luân Châu.

Ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách các châu Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Châu Lai và phủ Luân Châu thành lập tỉnh Lai Châu. Tỉnh Sơn La còn lại 6 châu, bao gổm: Châu Thuận, Mường La, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên.

* Từ Cách mạng tháng Tám đến nay

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Sơn La thuộc Chiến khu II, Liên khu Việt Bắc, Liên khu X, Khu XIV và khu Tây Bắc. Trong đó, từ năm 1948 đến tháng 1/1952, Sơn La hợp nhất với Lai Châu thành tỉnh Sơn Lai. Ngày 12/1/1952, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định tách hai tỉnh như cũ. Sau chiến dịch Tây Bắc thắng lợi (tháng 12/1952), Khu ủy Tây Bắc quyết định chuyển huyện Thuận Châu về Lai Châu. Đến tháng 2/1954, Thuận Châu lại thuộc Sơn La. Đầu năm 1953, Khu ủy Tây Bắc quyết định thành lập huyện Sông Mã, bao gồm vùng Mường Hung (huyện Mai Sơn), Mường Lầm (huyện Thuận Châu), Sốp Cộp (huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu).

Từ tháng 5/1955 đến tháng 10/1962, các châu (huyện) của Sơn La trực thuộc Khu tự trị Thái Mèo, không có cấp tỉnh. Tháng 10/1961, thị xã Sơn La được thành lập.

Nghị quyết Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ V, ngày 27/10/1962 đổi tên Khu Tự trị Thái Mèo thành Khu Tự trị Tây Bắc, lập lại các tỉnh thuộc khu Tây Bắc, bao gồm: Sơn La, Lai Châu và Nghĩa Lộ. Ngày 24/12/1962, Sơn La chính thức tái lập. Huyện Quỳnh Nhai trước thuộc Lai Châu nay thuộc Sơn La, huyện Phù Yên (bao gồm cả Bắc Yên ngày nay) của tỉnh Sơn La thuộc về Nghĩa Lộ. Địa dư của tỉnh Sơn La gồm có thị xã Sơn La và 7 huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu và Mộc Châu.

Ngày 17/8/1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 128-CP, chia huyện Phù Yên của tỉnh Nghĩa Lộ thành hai huyện Bắc Yên và Phù Yên.

Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa V ra Nghị quyết bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính và hợp nhất một số tỉnh. Tháng 1/1976, hai huyện Phù Yên và Bắc Yên của tỉnh Nghĩa Lộ thuộc về tỉnh Sơn La.

Cùng với những thăng trầm lịch sử, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã hòa chung nhịp sống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, góp phần bồi đắp cho truyền thống lịch sử, văn hóa nước Việt. Và trong mỗi giai đoạn lịch sử, vùng đất này đều có những bước phát triển mới, không ngừng tích lũy nội lực để vươn lên xứng tầm vị thế thủ phủ Tây Bắc trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong lòng người dân Phù Yên

Những ngày này, cùng với các địa phương trong cả nước, huyện Phù Yên đã chuẩn bị các điều kiện để các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đến thắp hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội trường trung tâm hành chính huyện. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã thay ảnh...

Hội LHPN tỉnh Sơn La thăm tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp 27/7

Đoàn đã đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Đoàn Thị Diệp, ở Tổ 10, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La và 4 gia đình chính sách trên địa bàn phường Quyêt Thằng, thành phố Sơn La. Tại các gia đình đến thăm, Hội LHPN tỉnh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến, hy sinh của Mẹ Việt Nam anh hùng, các liệt sỹ, thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp...

Tập trung giải pháp khắc phục thiên tai trên địa bàn thành phố Sơn La

Ngày 26/7, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì cuộc làm việc với các sở, ngành liên quan và UBND Thành phố, họp bàn các giải pháp khắc phục thiên tai trên địa bàn thành phố Sơn La. Từ ngày 23-25/7, tại thành phố Sơn La xảy ra mưa rất to, gây ra lũ, làm ách tắc giao thông cục...

Sơn La thiệt hại do mưa lớn ước khoảng 34,5 tỷ đồng

Tính đến 17h chiều 25/7, tỉnh Sơn La ghi nhận có 15 người thương vong, trong đó, 7 người chết, 3 người mất tích, 5 người bị thương. Tổng số nhà thiệt hại 1.199 nhà, trong đó 53 nhà phải di dời khẩn cấp; 4 nhà thiệt hại rất nặng từ 50-70%; 23 nhà thiệt hại hoàn toàn trên 70%; 135 nhà thiệt hại 1 phần dưới 30%; 214 nhà thiệt hại nặng từ 30-50%; 772 nhà bị ngập...

Công an huyện Mường La, tỉnh Sơn La cứu 5 người dân mắc kẹt do mưa lũ

Hình ảnh Đại úy Lò Văn Chiến, Phó trưởng Công an xã Mường Bú cùng đồng đội của mình cứu 5 người dân mắc kẹt trong mưa lũ do đi soi dế từ đêm đang được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi. Cùng với các lực lượng chức năng khác, lực lượng Công an huyện Mường La đã huy động tối đa lực lượng hỗ trợ nhân dân trong mưa lũ. Theo người dân tại đây chia sẻ, lực...

Cùng tác giả

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Kinh nghiệm phượt Tà Xùa trốn nóng hè không lo chen chúc

Sơn La - Không còn những biển mây thơ mộng, Tà Xùa vào hè vẫn rất đáng để ghé thăm bởi vẻ đẹp của núi non, làng mạc đã hiện rõ nét thanh bình vốn có. Nằm ở độ cao hơn 2.800m, Tà Xùa là một địa danh thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vị trí địa lý đặc biệt cùng cảnh vật hữu tình, Tà Xùa nổi tiếng với cảnh vật hùng vĩ ẩn hiện sau biển mây trong buổi sương...

Cẩm nang du lịch Sơn La

Sơn La có trung tâm hành chính là thành phố Sơn La, cách trung tâm Hà Nội khoảng 310 km, giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên và Thanh Hóa. Tỉnh cũng còn có đường biên giới dài 250 km với tỉnh Huaphanh của Lào, có ba cửa khẩu quốc tế là Chiềng Khương, Lóng Sập và Nà Cài. Nằm ở độ cao trung bình 600-700m so với mặt biển, với cao nguyên Mộc...

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Kinh nghiệm phượt Tà Xùa trốn nóng hè không lo chen chúc

Sơn La - Không còn những biển mây thơ mộng, Tà Xùa vào hè vẫn rất đáng để ghé thăm bởi vẻ đẹp của núi non, làng mạc đã hiện rõ nét thanh bình vốn có. Nằm ở độ cao hơn 2.800m, Tà Xùa là một địa danh thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vị trí địa lý đặc biệt cùng cảnh vật hữu tình, Tà Xùa nổi tiếng với cảnh vật hùng vĩ ẩn hiện sau biển mây trong buổi sương...

Cẩm nang du lịch Sơn La

Sơn La có trung tâm hành chính là thành phố Sơn La, cách trung tâm Hà Nội khoảng 310 km, giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên và Thanh Hóa. Tỉnh cũng còn có đường biên giới dài 250 km với tỉnh Huaphanh của Lào, có ba cửa khẩu quốc tế là Chiềng Khương, Lóng Sập và Nà Cài. Nằm ở độ cao trung bình 600-700m so với mặt biển, với cao nguyên Mộc...

Đưa du lịch lòng hồ Quỳnh Nhai “cất cánh”

Quỳnh Nhai được xác định là một trong những huyện có khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Hiện thực mục tiêu này, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, trọng tâm là thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Trải nghiệm dù lượn “bay trên miền cổ tích”

“Bay trên miền cổ tích” là chủ đề của hoạt động trải nghiệm dù lượn lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Hoa sơn tra huyện Mường La, Sơn La năm nay.

Tin nổi bật

Tin mới nhất