Powered by Techcity

Thành phố Sơn La – Những chặng đường lịch sử

Thành phố Sơn La – vùng đất sử thi! Mỗi cánh rừng, mỗi ngọn núi, từng quả đồi hay dòng suối… đều mang những cái tên, những câu chuyện đầy huyền thoại, hấp dẫn đến lạ kỳ và đã đi vào chính sử. Tất thảy, minh chứng cho một thị xã xưa, thành phố Sơn La nay với bề dày lịch sử, lan tỏa trong quá trình hội nhập và phát triển.

Từ những năm 1440, vua Lê Thái Tông hai lần chỉ huy quân sĩ lên miền Tây Bắc dẹp bọn phản nghịch, trên đường về, nhà vua cùng quân sĩ nghỉ chân tại Động La (Thẳm báo ké). Cảnh đẹp, sinh tình, nhà vua đã để lại bài thơ trên vách đá cùng lời tựa: “Quế Lâm ngự chế” để răn kẻ tạo phản: Thế gian đã có anh hùng chúa/Thiên hạ ai tha kẻ nghịch thần…/Yên được dân lành nhơ nhớp hết/Dân xa được hưởng tấm lòng nhân.

Tiếp dòng lịch sử, năm 1886, thực dân Pháp đánh chiếm Tây Bắc, đến tháng 3-1888, sau khi chiếm được Tây Bắc, thực dân Pháp lập trung khu Vạn Bú – Nghĩa Lộ, đặt trụ sở tại bản Pá Giạng, tổng Hiếu Trai. Ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đưa địa hạt Sơn La vào địa bàn của Đạo quan binh thứ Tư, thủ phủ đặt tại Sơn La. Ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ tiểu quân khu Vạn Bú và Lai Châu nhập thành tỉnh Vạn Bú. Việc chuyển Vạn Bú sang chế độ dân sự chính là thời điểm ra đời của tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ đặt tại bản Pá Giạng, xã Ít Ong, châu Mường La. Ngày 23/8/1904, toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển tỉnh lỵ Vạn Bú về Chiềng Lề (thuộc châu Mường La) và đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La. Năm 1908 chính quyền thuộc địa Pháp cho xây dựng Tòa sứ, nhà Giám binh Trại lính, các công sở, nhà tù trên đồi Khau Cả. Chiềng Lề trở thành trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Sơn La. Từ khi thực dân Pháp đặt chân xâm lược đất Sơn La (1888), nhân dân các dân tộc Thị xã đã tích cực hưởng ứng tham gia nghĩa quân Thập Châu chống Pháp quyết liệt. Pháo đài Dua Cá, khu ruộng “Nà tuống Xam Kha” còn giữ lại như dấu tích kiên cường về tinh thần chống giặc ngoại xâm.

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống kiên trung bất khuất của nhân dân các dân tộc Thị xã được hun đúc, phát huy, đặc biệt trong cuộc đấu tranh giành chính quyền Tháng Tám năm 1945. Từ Chi bộ Nhà tù Sơn La, ánh sáng cách mạng tỏa sáng. Năm 1943, Đoàn thanh niên Thái Cứu quốc vùng Thị xã được thành lập lấy tên là “Mú nón chất mương” đã chỉ đạo, tổ chức phát động nông dân vùng Thị xã đấu tranh đòi quyền lợi, vạch mặt bọn tay sai.

Chiến công đầu tiên của Đoàn Thanh niên Thái Cứu Quốc Thị xã là thành tích của Lò Văn Giá đã dũng cảm đưa đường cho 4 cán bộ cốt cán của Đảng gồm đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Văn Trân và Lưu Đức Hiểu đang bị giam cầm vượt ngục ra với phong trào, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Cuộc vượt ngục thành công, Lò Văn Giá bị địch bắt và quân địch đã giết hại anh một cách hèn hạ. Chiến công của anh Lò Văn Giá là chiến công đầu tiên đặc biệt xuất sắc của những người dân tộc Thái yêu nước ở Sơn La, trở thành niềm cổ vũ to lớn của phong trào cách mạng địa phương.

Cuối năm 1943, Hội người Thái cứu quốc được thành lập. Đầu năm 1945 khí thế cách mạng sôi sục khắp vùng thị xã. Các đội tự vệ vũ trang, hội cứu quốc được thành lập phát triển nhanh chóng, rộng khắp. Ngày 19/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Hà Nội thành công. Ngày 26/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền  ở thị xã Sơn La thắng lợi, đánh dấu một mốc son lịch sử trong cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường của nhân dân các dân tộc thị xã Sơn La.

Sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân các dân tộc thị xã Sơn La anh dũng cùng nhân dân toàn tỉnh và cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Ngoài các đơn vị đại đội, chi đội vệ quốc quân được trung ương cử lên, thị xã Sơn La liên tục mở các lớp tập huấn, huấn luyện quân sự và tổ chức ra các tiểu đội, trung đội dân quân tự vệ. Nhân dân các dân tộc Thị xã phát huy truyền thống quật khởi, bất khuất, anh dũng cản phá những đợt tiến công của giặc. Hàng chục trận chiến đấu kiên cường đã nổ ra. Điển hình là trận một tiểu đội dân quân tự vệ tập kích đánh úp một toán quân địch ở bản Lụa – Hua La buộc địch phải rút chạy. Ở tỉnh lỵ, lực lượng học viên Trường Quân chính cũng chống trả quyết liệt. Đại đội 2 – D71 chiến đấu quyết liệt với địch giữa cánh đồng bản Tông (Chiềng Xôm) diệt nhiều địch.

Những chiến công còn được ghi dấu ấn đậm nét của Thị xã Sơn La, như: Thời kỳ từ 1946 đến 1949, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân thị xã Sơn La đã anh dũng tiến hành cuộc đấu tranh khôi phục cơ sở, xây dựng căn cứ địa phát động chiến tranh nhân dân hình thành tuyến phòng thủ suốt từ bản Lầm (Mường Chanh – huyện Mai Sơn) đến bản Pảng, bản Nam, bản Bôm Nam (Chiềng Đen – Thị xã). Nhiều trận đánh quyết liệt đã diễn ra, điển hình như trận Bó Mười, trận phục kích ở hang Kọng…

Trong suốt chiến dịch Tây Bắc, các đội vũ trang của thị xã tham gia chặn địch rút lui, thu phục tàn binh. Đồng bào vùng Thị xã đã đóng góp 100 tấn gạo, 5 tấn thịt, 789 dân công. Trong thời gian bộ đội ta bao vây tiến công tập đoàn cứ điểm Nà Sản, thị xã Sơn La là điểm đánh phá quyết liệt của địch, bộ đội và nhân dân đã anh dũng chiến đấu chống càn, đánh trả máy bay bắn phá, cung cấp lương thực, thực phẩm cho bộ đội đánh giặc, giữ vững an ninh, bảo vệ vững chắc Thị xã.

Thành tích xuất sắc của Thị xã đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Tư lệnh Quân khu II và Khu ủy Tây Bắc đánh giá là đã góp phần đập tan kế hoạch gây phỉ, đập tan âm mưu “Xưng vua”, xây dựng xứ “Thái tự trị” của Pháp ở Tây Bắc. Quân và dân thị xã Sơn La đã phối hợp với các đơn vị bạn tiêu diệt, bắt sống và gọi hàng 2.400 tên phỉ, diệt và bắt 168 tên biệt kích, góp phần làm thất bại âm mưu thâm độc của địch, bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng, hậu phương lớn của chiến dịch Điện Biên Phủ và Bắc Lào.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, thị xã Sơn La đã làm tròn nhiệm vụ và là hậu phương lớn của tuyền tuyến, gánh vác trọng trách nặng nề, quan trọng là địa bàn huyết mạch giao thông nối liền căn cứ kháng chiến Việt Bắc với Tây Bắc, đồng thời là căn cứ tập kết bộ đội, súng đạn, lương thực cho tiền tuyến, quyết định sự thành bại của chiến dịch. Nhân dân các dân tộc vùng Thị xã đã làm hết sức mình, tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng. Nhân dân Thị xã đã đóng góp hàng ngàn ngày công góp phần cùng gần 20 ngàn dân công của tỉnh sửa chữa, tu bổ 450 km đường phục vụ chiến dịch bất chấp địch bắn phá ác liệt các trọng điểm như đèo Sơn La, đèo Chiềng Pấc, chiến thắng mọi thử thách, mở đường thắng lợi.

Nhân dân các vùng Thị xã đã gửi ra mặt trận Điện Biên Phủ 1.000 tấn gạo, 100 tấn thịt các loại và nhiều quần áo, thuốc men, là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh, được Trung ương, Quân khu khen ngợi. Là địa bàn được chọn xây dựng các tổng kho dự trữ cho chiến dịch Điện Biên và chiến tranh sau này, đồng thời, là địa bàn trung chuyển vũ khí, phương tiện cho chiến dịch, thị xã Sơn La bị không quân địch bắn phá dữ dội, nhất là tuyến đường giao thông huyết mạch, nhưng vẫn không ngăn được bước tiến của hàng ngàn, hàng vạn dân công chuyển hàng ra tiền tuyến góp phần vào thắng lợi Điện Biên Phủ vĩ đại. Kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, thị xã Sơn La đã có hơn 1.000 người tham gia dân quân du kích, bộ đội địa phương và các chiến trường. Thị xã Sơn La ghi nhớ công ơn của 115 liệt sĩ, 76 thương binh đã hy sinh xương máu trên quê hương và trặt trận. Ghi công thành tích xuất sắc của nhân dân vùng Thị xã Sơn La trong kháng chiến chống Pháp, Nhà nước đã tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp cho 480 người; truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho liệt sỹ Lò Văn Giá.

Hòa bình lập lại, nhân dân các dân tộc Thị xã đoàn kết, đẩy mạnh hoạt động trên nhiều mặt để vừa hàn gắn vết thương chiến tranh vừa khôi phục, cải tạo kinh tế và đạt thành tựu quan trọng. Xây dựng lực lượng vũ trang Thị xã vững mạnh luôn được coi trọng, vì vậy đã góp phần bẻ gãy mọi âm mưu gây phỉ, gián điệp biệt kích của địch và âm mưu gây bạo loạn, bảo vệ vững chắc hậu phương, chi viện cho tiền tuyến. Tháng 8/1964 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Trong cuộc chiến tranh phá hoại khốc liệt đó, Tỉnh ủy Sơn La là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của địch. Trong cuộc chiến tranh chống phá hoại đầy khốc liệt đó, nhân dân Thị xã đã biến căm thù thành hành động cách mạng, các đơn vị bộ đội, dân quân tự vệ trực chiến Thị xã, bám sát trận địa, nhất loạt đánh trả, góp phần tiêu diệt sinh lực địch và làm thất bại âm mưu leo thang, mở rộng chiến tranh xâm lược miền Bắc của đế quốc Mỹ. Trong chiến đấu đã xuất hiện nhiều tấm gương anh hùng, lập chiến công xuất sắc: Dân quân xã Chiềng Cơi, Chiềng Sinh, Chiềng Ngần phối hợp với các lực lượng bắn rơi 2 máy bay F105, bắt sống 2 giặc lái; Tổ dân quân của Lò Văn Sáng – bản Dửn – Chiềng Ngần, bằng súng bộ binh bắn rơi “Thần sấm con ma”. Dân quân xã Hua La dũng cảm bắt sống “Giặc nhà trời”.

Suốt những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Thị xã đã động viên được 40% nam, nữ thanh niên phục vụ quân đội làm nhiệm vụ khắp mọi miền đất nước và nước bạn Lào. Có gia đình có 3-4 con ở trong quân đội, nhiều đồng chí đã trở thành Anh hùng, Chiến sỹ thi đua, Chiến sỹ quyết thắng… tiêu biểu như Anh hùng liệt sỹ Cà Văn Khum, Anh hùng Đèo Văn Khổ. Công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ được đặc biệt coi trọng. Đến năm 1966, lực lượng vũ trang quần chúng được tăng cường về mọi mặt, số lượng tăng gấp 3 lần so với trước chiến tranh, chiếm 14,2% dân số, được biên chế làm 9 trung đội, 11 tiểu đội, thường xuyên có 3 tổ trực chiến.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thị xã vừa anh dũng chiến đấu, vừa cần cù trong lao động sản xuất, chi viên cho miền Nam. Quân và dân Thị xã đã bắn rơi 16 máy bay Mỹ, bắt sống 5 giặc lái, cử hơn 3 ngàn con em lên đường nhập ngũ, đóng góp hàng ngàn ngày công, hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm cho chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần cùng toàn tỉnh làm thất bại âm mưu gây rối vùng biên giới phía tây của Tổ quốc. Thị xã Sơn La có hơn 100 liệt sỹ, 294 thương binh, 77 bệnh binh đã hiến dâng xương máu của mình cho kháng chiến chống Mỹ thắng lợi. 1.500 chiến sỹ tình nguyện giúp nước bạn Lào được tặng thưởng Huân chương Lào các loại và 400 Huân chương Chiến công của Nhà nước Việt Nam. Một Huân chương Chiến công hạng ba cho xã Chiềng Cơi.

Đất nước thống nhất, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Thị xã tiếp tục phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường, cần cù, dũng cảm trong lao động dựng xây quê hương và đạt những thành tựu vượt bậc. Thực hiện nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp – thương mại, du lịch dịch vụ – nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân được quan tâm. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, các đoàn thể chính trị được nâng cao một bước. Đặc biệt trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, Thị xã Sơn La đã có những thành tích nổi bật: bình quân mỗi năm có từ 100-150 thanh niên nhập ngũ bảo đảm chất lượng và thời gian quy định. Toàn thị xã có 90 cơ sở dân quân tự vệ trực chiến, thường xuyên luyện tập phương án tác chiến. Thế trận quốc phòng toàn dân ngày càng được củng cố vững chắc.

Ghi nhận những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân Thị xã trong cuộc kháng chiến trường kỳ vì nền độc lập tự do và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, ngày 22/8/1998, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho nhân dân các dân tộc Thị xã Sơn La.

Huy Ngoan

Cùng chủ đề

Tập trung nhân lực di chuyển người dân khỏi vùng lũ

Bản Phứa Cón, phường Chiềng An, Thành phố Sơn La chưa năm nào lũ ập về nhanh và nặng như năm nay. Lũ về trong đêm, hơn 30 hộ dân bị bất ngờ nên chỉ kịp tháo thân mà không kịp mang theo bất cứ đồ đạc gì. Bà LÒ THỊ PHẤN – Bản Phứa Cón, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La: “Đêm qua cả bản chạy lũ. Các năm trước nó nhanh hơn, lũ năm này kéo dài,...

Khẩn cấp di chuyển 20 hộ dân bản Panh ra khỏi khu vực sạt trượt

Hàng trăm m3 đất đá đã sạt lở vùi lấp một phần nhà cửa của ít nhất 5 hộ dân và cửa hàng kinh doanh xăng dầu xã trung tâm Chiềng Xôm. Được chính quyền địa phương tuyên truyền, ngay trong ngày 25/7, gia đình ông Chiến đã di chuyển một phần đồ đạc đến nơi an toàn, tuy nhiên sạt lở xảy ra vào ban đêm nên nhiều tài sản vẫn bị vùi lấp, hư hỏng. Ông Nguyễn Hữu...

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sống mãi trong lòng người dân Phù Yên

Những ngày này, cùng với các địa phương trong cả nước, huyện Phù Yên đã chuẩn bị các điều kiện để các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đến thắp hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội trường trung tâm hành chính huyện. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã thay ảnh...

Hội LHPN tỉnh Sơn La thăm tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp 27/7

Đoàn đã đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Đoàn Thị Diệp, ở Tổ 10, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La và 4 gia đình chính sách trên địa bàn phường Quyêt Thằng, thành phố Sơn La. Tại các gia đình đến thăm, Hội LHPN tỉnh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến, hy sinh của Mẹ Việt Nam anh hùng, các liệt sỹ, thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp...

Tập trung giải pháp khắc phục thiên tai trên địa bàn thành phố Sơn La

Ngày 26/7, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì cuộc làm việc với các sở, ngành liên quan và UBND Thành phố, họp bàn các giải pháp khắc phục thiên tai trên địa bàn thành phố Sơn La. Từ ngày 23-25/7, tại thành phố Sơn La xảy ra mưa rất to, gây ra lũ, làm ách tắc giao thông cục...

Cùng tác giả

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Kinh nghiệm phượt Tà Xùa trốn nóng hè không lo chen chúc

Sơn La - Không còn những biển mây thơ mộng, Tà Xùa vào hè vẫn rất đáng để ghé thăm bởi vẻ đẹp của núi non, làng mạc đã hiện rõ nét thanh bình vốn có. Nằm ở độ cao hơn 2.800m, Tà Xùa là một địa danh thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vị trí địa lý đặc biệt cùng cảnh vật hữu tình, Tà Xùa nổi tiếng với cảnh vật hùng vĩ ẩn hiện sau biển mây trong buổi sương...

Cẩm nang du lịch Sơn La

Sơn La có trung tâm hành chính là thành phố Sơn La, cách trung tâm Hà Nội khoảng 310 km, giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên và Thanh Hóa. Tỉnh cũng còn có đường biên giới dài 250 km với tỉnh Huaphanh của Lào, có ba cửa khẩu quốc tế là Chiềng Khương, Lóng Sập và Nà Cài. Nằm ở độ cao trung bình 600-700m so với mặt biển, với cao nguyên Mộc...

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm hái lê tận vườn trên cao nguyên Mộc Châu

Hái mận đã quen thuộc với nhiều du khách ở Mộc Châu. Tuy nhiên, trải nghiệm hái lê còn khá mới lạ, khiến nhiều người hào hứng muốn thử một lần. Ngoài mùa mận chín đỏ mọng, lúc lỉu mỗi dịp đầu hè, Mộc Châu còn nổi tiếng bởi mùa lê kéo dài từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Nếu đã quá quen thuộc với hoạt động hái mận, du khách vẫn có thể quay lại đây để trải...

Sơn La khai thác tiềm năng phát triển du lịch có hiệu quả

6 tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, dịch vụ du lịch là lĩnh vực đạt được sự phục hồi ấn tượng với trên 2.970 nghìn lượt khách du lịch, đạt gần 62% kế hoạch của năm; cho doanh thu ước đạt khoảng 3.560 tỷ đồng, xấp xỉ 65% kế hoạch. Sơn La tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung đột phá...

Tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ ảo

Bảo tàng tỉnh Sơn La vừa triển khai ứng dụng tham quan Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La bằng công nghệ VR (công nghệ thực tế ảo), nhằm nâng cao hiệu quả tái hiện, phát huy giá trị lịch sử của di tích theo hướng bền vững. Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Từ năm 1930-1945,...

Kinh nghiệm phượt Tà Xùa trốn nóng hè không lo chen chúc

Sơn La - Không còn những biển mây thơ mộng, Tà Xùa vào hè vẫn rất đáng để ghé thăm bởi vẻ đẹp của núi non, làng mạc đã hiện rõ nét thanh bình vốn có. Nằm ở độ cao hơn 2.800m, Tà Xùa là một địa danh thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vị trí địa lý đặc biệt cùng cảnh vật hữu tình, Tà Xùa nổi tiếng với cảnh vật hùng vĩ ẩn hiện sau biển mây trong buổi sương...

Cẩm nang du lịch Sơn La

Sơn La có trung tâm hành chính là thành phố Sơn La, cách trung tâm Hà Nội khoảng 310 km, giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên và Thanh Hóa. Tỉnh cũng còn có đường biên giới dài 250 km với tỉnh Huaphanh của Lào, có ba cửa khẩu quốc tế là Chiềng Khương, Lóng Sập và Nà Cài. Nằm ở độ cao trung bình 600-700m so với mặt biển, với cao nguyên Mộc...

Đưa du lịch lòng hồ Quỳnh Nhai “cất cánh”

Quỳnh Nhai được xác định là một trong những huyện có khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Hiện thực mục tiêu này, huyện đang triển khai đồng bộ các giải pháp, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, trọng tâm là thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Trải nghiệm dù lượn “bay trên miền cổ tích”

“Bay trên miền cổ tích” là chủ đề của hoạt động trải nghiệm dù lượn lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Hoa sơn tra huyện Mường La, Sơn La năm nay.

Tin nổi bật

Tin mới nhất