Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tây Giang hướng đến phát triển du lịch xanh

Với thế mạnh điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mát mẻ, độ che phủ rừng tự nhiên, giá trị bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn... là lợi thế lớn phát triển du lịch xanh ở Tây Giang trong thời gian tới.

Báo Quảng NamBáo Quảng Nam27/05/2025

Du khách trải nghiệm đi bè nứa trên sông
Du khách trải nghiệm đi bè nứa trên sông. Ảnh: HIỀN THÚY

Để hướng đến phát triển du lịch xanh, huyện Tây Giang đã chủ động xây dựng nghị quyết, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, đưa vào quy hoạch các điểm du lịch trên địa bàn một cách khoa học cũng như thu hút thêm nguồn vốn của các nhà đầu tư.

Cụ thể, huyện Tây Giang ban hành Nghị quyết số 17 của Huyện ủy, Nghị quyết 32 của HĐND huyện “Kêu gọi thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Tây Giang giai đoạn 2014 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; kế hoạch phát triển du lịch xanh Tây Giang đến năm 2025…

Ông Bríu Hùng - Trưởng phòng Văn hóa - khoa học và thông tin huyện Tây Giang cho hay, thời gian qua huyện đã tập trung hoàn thiện hồ sơ các di tích trên địa bàn để đăng ký bảo vệ giai đoạn 2025 - 2029, gồm: Đôi cây Đa (xã A Xan), Đường muối (xã Lăng và Tr’hy), địa điểm Chiến thắng Kaxăh (xã Dang), chữ cổ khắc trên đá sông AVương (thôn Nal, xã Lăng).

Các nghệ nhân Tây Giang truyền dạy cách đánh Trống, Chiêng cho các em học sinh. Đây là cách bảo tồn văn hóa hướng đến phát triển du lịch xanh.
Các nghệ nhân Tây Giang truyền dạy cách đánh trống, chiêng cho học sinh. Ảnh: HIỀN THÚY

Đặc biệt hơn, năm 2024 Tây Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 959 cây lim xanh tại xã Lăng và 11 cây đa tại xã Ga Ry. Cùng với đó, các lễ hội truyền thống như lễ hội Khai năm tạ ơn rừng được tổ chức định kỳ hàng năm; lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Cơ Tu vùng cao… góp phần bảo tồn cũng như khai thác, xây dựng thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Ông Arất Blúi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang nói, thời gian qua, Tây Giang đã thực hiện tốt công tác quản lý và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Huyện dành nguồn lực tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích, hầu hết các di tích được quản lý bảo vệ đúng theo quy định.

Ngoài ra, huyện tổ chức thành công các lớp truyền dạy đánh trống chiêng và múa tân tung da dá tại các điểm trường, các xã; lớp truyền giảng văn hóa “Tiếng nói và chữ viết Cơ Tu”.

Huyện Tây Giang đã nâng cấp cải tạo Làng truyền thống Cơ Tu thu hút khách du lịch tham quan nghỉ dưỡng.
Huyện Tây Giang đã nâng cấp cải tạo Làng truyền thống Cơ Tu thu hút khách du lịch tham quan nghỉ dưỡng. Ảnh: HIỀN THÚY

Tranh thủ Dự án 6, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, đến nay Tây Giang đã sưu tầm, mua sắm 75 bộ nhạc cụ truyền thống Cơ Tu cấp cho câu lạc bộ trống, chiêng, thanh la và múa tân tung da dá của 63 thôn, 10 xã và 2 làng du lịch sinh thái cộng đồng.

Đồng thời nâng cấp cải tạo Làng truyền thống Cơ Tu, Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Ta Lang. Ngoài ra, huyện đầu tư 10 điểm thiết lập hỗ trợ công nghệ thông tin để chuyển đổi số cho các xã; đầu tư hoàn thành công trình Điểm chiến thắng T’râm (xã A Xan)...

Nguồn: https://baoquangnam.vn/tay-giang-huong-den-phat-trien-du-lich-xanh-3155548.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm