Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tỉ dụ = thí dụ = ví dụ?

Đọc sách báo, đôi khi ta thấy từ "tỉ dụ" xuất hiện ở văn bản này song ở nơi khác lại là "thí dụ" hoặc "ví dụ". Nghĩa của những từ này có khác nhau không?

Báo Thanh niênBáo Thanh niên19/07/2025

Trước hết, chúng ta phân tích từng từ:

Tỉ (比) là ký tự xuất hiện lần đầu trong chữ giáp cốt thời nhà Thương. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tỉ (比) có hình dạng giống như hai người đứng cạnh nhau hoặc là hai chiếc thìa đặt cạnh nhau, do chữ chủy (匕) có nghĩa là "chiếc thìa". Một số học giả lại suy đoán chủy (匕) là dạng gốc của chữ (cánh tay). Hai chữ chủy (匕) đặt cạnh nhau thành chữ tỉ (比), nghĩa là hai cánh tay đặt cạnh nhau. Như vậy, dù giải thích thế nào thì các quan điểm đều kết luận nghĩa gốc của tỉ là "cạnh nhau".

Từ đó, tỉ dẫn tới cách hiểu là "gần hoặc song song" (Thi kinh. Chu tụng) rồi thêm nghĩa khác là "so sánh" (Chu Lễ. Thiên Quan. Nội tể); hoặc mở rộng thành "ví dụ" (Thi kinh. Bội phong. Bắc phong); "tỉ chiếu" (đối chiếu) và "phỏng chiếu" (dựa theo cái có sẵn)...

Thí (譬) là ký tự ngữ âm tượng hình, nghĩa gốc là thí như (ví dụ), tỉ dụ (Thi. Tiểu nhã. Tiểu biện); về sau có nghĩa là "làm cho biết, cho hiểu" (Hậu Hán thư). Ký tự này phổ biến trong các tác phẩm kinh điển thời tiền Tần, thường được dùng với chữ "như" (如), chẳng hạn: "tỉ như bộ lộc" (ví dụ như bắt hươu) - Tả truyện. Tương Công thập tứ niên.

Bây giờ đến chữ , một ký tự có nghĩa là "như, nếu như, giả vụ như, cho dù".

không phải là từ Hán Việt mà là chữ Nôm với 3 cách viết: 𠸠 (chữ "thuần Nôm"); còn 彼 và 啻 là mượn từ Hán ngữ. Trần Tế Xương đã từng viết câu thơ Nôm như sau: " (啻) bằng nhà nước cho ông đỗ. Thì tháng ông xơi được mấy đồng" (Vị thành giai cú tập biên).

Kế tiếp là dụ (喻), một ký tự lần đầu được biết bằng chữ Triện trong Thuyết Văn Giải Tự, kết hợp từ hai ký tự: khẩu (口: miệng) và (俞: đội thuyền đi qua cửa ải sông). Ý nghĩa của dụ là bất kỳ thuyền nào đi qua thủy quan (cửa ải sông) đều phải khai báo, chịu sự kiểm tra của người phụ trách thủy quan. Do đó, nghĩa gốc của dụ là giải thích hoặc thông báo, về sau nghĩa mở rộng thành giao tiếp, hiểu biết; còn nghĩa trong bài này là "ví dụ, ví von và so sánh"…

Tỉ dụ (比 喻), còn được gọi là thí, thí dụ, tỉ, đả tỉ phương. Thuật ngữ này là một loại biện pháp tu từ, dựa trên sự giống nhau giữa hai sự vật, sự vật B được dùng để so sánh sự vật A.

Hiện nay, có nhiều hình thức tỉ dụ, chẳng hạn như bác dụ (so sánh mở rộng); đảo dụ (so sánh đảo ngược); dẫn dụ (so sánh dẫn chứng) hay đối dụ (so sánh đối lập); giảo dụ (so sánh liên kết); hoặc phúng dụ (so sánh châm biếm) và tiềm dụ (so sánh ngầm, ám chỉ)...

Thí dụ (譬 喻) là từ được thấy lần đầu trong Tuân Tử. Phi Thập Nhị Tử vào thời Chiến Quốc, cách sử dụng cũng giống như tỉ dụví dụ ngày nay.

Tuy ta có thể sử dụng từ "tỉ dụ, thí dụ, ví dụ" thay thế cho nhau, song theo chúng tôi, sử dụng từ thí dụ là hợp lý nhất, bởi vì tỉ dụ đã trở thành từ cổ, hiếm khi dùng, còn ví dụ là từ "nửa nạc nửa mỡ" (Nôm + Hán).

Ngoài ra, xin lưu ý, có những từ Hán Việt đồng nghĩa hoặc cận nghĩa với "tỉ dụ, thí dụ, ví dụ", đó là "cử lệ, hảo tỉ, hảo tự, hữu như, kham tự, lệ như, như đồng, thí như, tỉ phương"...

Nguồn: https://thanhnien.vn/ti-du-thi-du-vi-du-185250718215610368.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm