Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Trường ca “Đường Bác lên Việt Bắc”

BBK- Tập trường ca “Đường Bác lên Việt Bắc” của nhà thơ Nguyễn Đình Phúc (Phú Thọ), Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã vinh dự đoạt giải C, Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí với chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đợt II, giai đoạn 2021 - 2025.

Báo Bắc KạnBáo Bắc Kạn27/05/2025

z6636774554478-36d72ec968bb10fe3f450718f345c8f0.jpg
Nhà thơ Nguyễn Đình Phúc tại Lễ trao giải.

Tập trường ca “Đường Bác lên Việt Bắc” là một lát cắt về hình ảnh Bác Hồ trên đường lên chiến khu Việt Bắc đầy cam go, hiểm nguy trong những ngày đầu chống thực dân Pháp. Tác phẩm cũng nói lên sự lãnh đạo thiên tài của Bác và Trung ương trong trùng trùng khó khăn, chuyển nguy thành an, từ cầm cự sang phản công, lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ đến thành công rực rỡ. Con đường Bác đi dù tối thượng bí mật mà vẫn gần dân, tuyệt đối che tai mắt địch rình mò.

z6636777483973-ecd82cb6394b586663b1bacf41998357.jpg
Tập trường ca "Đường Bác lên Việt Bắc và tác giả Nguyễn Đình Phúc (bên phải).

Trong những ngày cam go đó, cả nước dốc lòng thi đua kháng chiến. Hình ảnh những người du kích sông Thao, sông Lô đầy anh dũng quả cảm không kể ngày đêm với mọi cách đánh và ngăn chặn địch, đã từng phút mong cho bước đi an toàn của Bác lên chiến khu, vẫn còn lấp lánh trong “Trường ca sông Lô” của cố nhạc sĩ Văn Cao và “Du kích sông Thao” của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

Từ những câu nói, việc làm bình dị của Người trên đường lên chiến khu Việt Bắc, tác giả đã khắc tạc nên bức chân dung của Bác thật sinh động và chân thực. Trường ca gồm 4 chương: Chương I “Cổ Tiết bừng thức lời Người”; chương II “Những ngày Chu Hóa bời bời”; chương III “Yên Kiện nghiêng nghiêng cửa ngõ”; chương IV “Sáng đường Đất Tổ Bác đi”.

z6636772868247-73f918e8cdba3a1e11f8f02eff60d26b.jpg

“Không khơi lên từ trời

Không thổi lên từ đất

Không như tắt mở đêm ngày

Có con đường tự giấu bao bí ẩn

Vẫn âm thầm thắp lửa muôn nơi

Ánh sáng từ tuệ mẫn trái tim Người

Bác đã mang theo lên Việt Bắc

Hồn núi sông, giành độc lập muôn đời

Con trầm tư bên xóm rừng Cổ Tiết

Cây Thị tỏa cành, nhung nhớ, xanh đưa

Đây ngày xưa, chỗ Bác thường thể dục

Hương vấn vương lưu giữ tình thơ

Ánh thời gian dát vàng dòng thời cuộc”.

Cái mới của trường ca này, là đã phát hiện, khắc họa được con người Phú Thọ giàu lòng yêu nước, kiên cường đánh giặc, chở che, đùm bọc Bác như thế nào. Những nơi Người đã đến và ở trong những ngày lên Chiến khu Việt Bắc, nay đã hóa địa danh lịch sử: Cổ Tiết, Chu Hóa, Yên Kiện, sẽ được gìn giữ tôn thờ mãi mãi.

Có lẽ thành công hơn cả ở trường ca này là chương I “Cổ Tiết bừng thức lời Người”. Trên đường lên Việt Bắc, Bác đã dừng chân, ở lại đây 15 ngày. Và chính tại đây, Bác đã đặt tên cho 8 cán bộ đi cùng Bác là “Trường – Kỳ - Kháng – Chiến – Nhất – Định – Thắng – Lợi”. Ý chí và quyết tâm đó của người truyền lửa cho lòng dân nước Việt. Và quả nhiên trường kỳ kháng chiến đã thành biểu tượng của ý chí, một quyết sách mang tính lịch sử, dẫn đến chiến thắng Điện Biên vang dội toàn cầu.

Trong những khổ thơ “gói lại” những giãi bày, nghĩ suy về những ngày gian lao Bác ở Cổ Tiết, lại thấy như “mở ra” tỏa sáng cảnh vật, ý thức con người nơi đây trong việc gìn giữ tôn tạo một vùng thiêng ký ức.

Còn ở chương II:

"Đêm Chu Hóa

Tóc Bác bạc thêm

Khi thấy dân đó đây chạy loạn

Làm cách gì giải nguy

Trong tình thế tao loạn

Da diết tấm lòng Người

Đêm thức cả bầu trời

Chỉ thị

“Cứu dân cứu quốc”.

Từ chỉ thị ấy, đồng bào cả nước, người Đất tổ càng đồng lòng xốc dậy “Dưới lũy tre gò đồi cỏ lác/Rừng cây Hồng Hạc tiến vua/Những đội du kích sông Thao sông Lô/Đoàn kết một lòng quân dân Chính Nghĩa/ Lập chiến lũy cầm chân giặc dữ/Đội du kích nữ Minh Hà quyết tử...” Những câu thơ như kể, xen vào đó, ta hình dung ra được con đường Bác lên Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến và những ngày đầu kháng chiến ở Phú Thọ đâu có “kém phần” gian nan khốc liệt.

Bác đứng ở đây và Người đã: “Ra đi tôi còn ghi nhớ mãi/ Hẹn ngày trở lại với vua Hùng”. Đó cũng như là lời hứa của Người với Tổ tiên, với cả sông núi, rằng “Ra đi”, sẽ có ngày trở lại, mang chiến thắng trở về.

Nhà thơ Nguyễn Đình Phúc rất chủ tâm trong việc khắc họa chân dung Người một cách sinh động nhất trong những đêm không ngủ vì lo việc nước. Ở chương III:

cream-and-dark-brown-aesthetic-abstract-corner-project-presentation-1.jpg

Khép lại trường ca này, chương IV, tại “Sáng đường Đất Tổ Bác đi”, nhà thơ Nguyễn Đình Phúc hơn một lần nữa làm sáng lên tấm lòng và khí phách người dân Đất Tổ với những lời hứa với Bác và cả những việc làm cất lên tự trong sâu thẳm trái tim.

Qua trường ca này, chúng ta có thể thấy được hào khí của cả dân tộc trong những ngày đầu sục sôi kháng chiến. “Một con đường cách mạng bí mật mà huyền ảo Bác đi, đã trong tôi như huyền thoại mà trong trường ca, với tấm lòng chân thực nhỏ bé, kính dâng lên Bác, mãi mãi noi gương Bác”- Trích lời nhà thơ Nguyễn Đình Phúc./.

Nguồn: https://baobackan.vn/truong-ca-duong-bac-len-viet-bac-post71012.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm