Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhững sai lầm thí sinh cần tránh

Những sai lầm thí sinh cần tránh


MÔN TOÁN: LỖI LÀM TRÒN SỐ, CHỦ QUAN

Ông Dương Bửu Lộc, chuyên viên phụ trách môn toán Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong các kỳ thi tuyển sinh lớp 10, những lỗi sai học sinh (HS) hay mắc phải thường đến từ sự chủ quan.

Theo ông Lộc, HS thường tính toán sai ở những câu đơn giản, hiểu sai về sai số, hạn chế kỹ năng đọc hiểu các bài toán thực tế, chỉ tập trung vào con số, quên rằng phải tìm ra từ khóa của yêu cầu, vẽ sai hình… Thêm vào đó, với những HS có học lực giỏi thì lại mắc lỗi chủ quan về làm tắt các bước giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, ông Lộc nhấn mạnh điều quan trọng nhất khi làm toán là HS phải cẩn thận, tỉ mỉ, làm đến đâu chắc đến đó kể cả về cách thức, dẫn giải lẫn kết quả bài làm.

Tuyển sinh lớp 10: Những sai lầm thí sinh cần tránh - Ảnh 1.

Học sinh lớp 9 TP.HCM chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đầu tuần sau

Còn giáo viên Nguyễn Tiến Thùy, tổ toán Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh), cho biết khi chấm thi có thể nhận thấy HS hay mất điểm ở kỹ năng làm tròn số. Chẳng hạn đề bài yêu cầu làm tròn đến hàng đơn vị, hàng thập phân thứ 2, thứ nhất, nhưng nhiều HS khi làm tròn không đúng theo yêu cầu dẫn đến mất điểm ở phần kết quả.

Bên cạnh đó, câu hỏi số 8 về hình học phẳng, gồm 3 câu, trong đó câu a là kiến thức cơ bản, câu b vận dụng thấp, câu c vận dụng cao. Đa số HS làm được câu a, 2 câu còn lại dùng để phân hóa. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức về định lý, tính chất để chứng minh các bài toán thì cô Tiến Thùy lưu ý HS phải vẽ hình chính xác. Chỉ cần vẽ sai hình HS sẽ mất 3 điểm của bài hình học phẳng.

TRÁNH SUY NGHĨ VIẾT CÀNG DÀI CÀNG ĐƯỢC ĐIỂM CAO

Với môn ngữ văn, ông Trần Tiến Thành, chuyên viên phụ trách môn học của Sở GD-ĐT, thông tin nhiều năm qua HS thường có suy nghĩ việc chấm bài thi của những HS dự thi trường, lớp chuyên sẽ khó hơn so với HS thi lớp 10 thường. Tuy nhiên, ông Thành khẳng định việc chấm thi tuyển sinh lớp 10 thực hiện theo quy định chung của hội đồng chấm, theo đáp án và thang điểm đã được toàn thể hội đồng thống nhất và thông qua. Giám khảo sẽ không biết bài thi đó của thí sinh thi chuyên hay thi thường, vì thế sẽ không có chuyện “chấm khó hơn”.

Ngoài ra, nhiều năm qua HS luôn cho rằng đề số 2 ở phần nghị luận văn học luôn khó hơn đề 1, khó lấy điểm nên thường lướt qua và chủ động không chọn làm. Tuy nhiên, thực sự đây là đề mở, tạo điều kiện để HS bộc lộ khả năng chứ không học tủ, học vẹt. Thậm chí, đề này rất dễ tạo ấn tượng với giám khảo nếu HS có góc nhìn độc lập, nêu được quan điểm cá nhân trước một vấn đề nào đó. Các em có thể viết không hay nhưng chân thật, thể hiện đó là những suy nghĩ, tác động đến cá nhân… Như vậy là các em đã có điểm trong phần bài làm này.

Chuyên viên môn ngữ văn cũng chỉ ra thêm một sai lầm của HS khi làm văn là nghĩ viết càng dài thì càng được điểm cao. “Điều này hoàn toàn không đúng. Thí sinh viết dài nhưng lan man, không đủ ý, viết như diễn giải văn xuôi thì không những không đạt điểm cao mà còn khiến giám khảo “rối” khi chấm bài”, ông Thành nói.

Các mức kỷ luật lỗi vi phạm trong phòng thi

Khiển trách: Thí sinh (TS) phạm lỗi nhìn bài hoặc trao đổi bài với TS khác.

Cảnh cáo trừ 25% tổng số điểm bài thi: TS đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách; trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với TS khác; chép bài của TS khác hoặc để TS khác chép bài của mình.

Đình chỉ thi: TS đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép theo quy định vào phòng thi; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa TS khác.

Ông cũng lưu ý “bói đề, đoán đề” là một quan điểm rất tai hại trong quá trình HS ôn tập môn văn. Nhiều HS cho rằng năm trước đề đã ra tác phẩm này, vấn đề này thì năm nay không ra nữa. Trong khi Sở GD-ĐT đã nhấn mạnh nội dung đề thi tuyển sinh 10 nằm trong chương trình THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9, vì thế đề có thể ra trong bất cứ tác phẩm nào, ở một khía cạnh nào đó. Định hướng đề thi tuyển sinh môn ngữ văn năm nay sẽ có “độ mở” cao. Các em cần tập trung rèn luyện kỹ năng và tích lũy kiến thức để thực hiện tốt nhất các yêu cầu của đề.

Mặt khác, ông Thành cho biết HS bị ám ảnh bởi suy nghĩ đề thi tuyển sinh lớp 10 là phải khó, “phải có nhiều bẫy”, dẫn đến tâm trạng lo lắng, căng thẳng, áp lực, ảnh hưởng đến bài làm. Điều này là không nên.

Tuyển sinh lớp 10: Những sai lầm thí sinh cần tránh - Ảnh 3.

Học sinh lớp 9 tập trung ôn thi cho kỳ tuyển sinh lớp 10

TIẾNG ANH: CHÚ Ý CHÍNH TẢ TỪ LỖI NHỎ NHẤT

Ông Trần Đình Nguyễn Lữ, chuyên viên phụ trách môn tiếng Anh, cho hay kiến thức trong đề thi môn tiếng Anh không thoát ly sách giáo khoa, các chủ đề, chủ điểm đều là những nội dung HS đã được làm quen khi học. Đề thi sẽ không chú trọng, đặt nặng về ngữ pháp mà nghiêng nhiều về kỹ năng, từ vựng.

Tuy nhiên, HS thường quan niệm và suy nghĩ đề thi tuyển sinh “khó lắm”. Do vậy thay vì nắm vững các chủ đề từ vựng trong sách giáo khoa, các em lại dành khá nhiều thời gian và công sức làm các phần bài cấu trúc ngữ pháp phức tạp.

Bên cạnh đó, HS thường viết sai khi làm phần câu hỏi tự luận, như: Word Forms/Sentence transformation. Theo quy định, khi HS làm sai, dù chỉ là một lỗi nhỏ chính tả, cũng sẽ mất điểm hoàn toàn câu đó.



Source link

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi để tránh chuyện học tủ, học lệch. Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và Ngữ văn là 2 môn bắt buộc. Môn thứ 3 do các địa phương lựa chọn trong những môn còn lại có đánh giá bằng điểm số nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi...

Thay đổi môn thi thứ ba trong tuyển sinh lớp 10 để tránh học lệch, học tủ

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh học sinh chỉ cần học đều các môn là có thể đảm bảo cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10, không cần lo lắng và học thêm. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh học sinh chỉ cần học đều các môn là có thể đảm bảo cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10, không cần lo lắng...

Địa phương bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để tránh học lệch

(NLĐO)- Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, tinh thần kỳ thi lớp 10 từ 2025 sẽ gồm 2 môn văn, toán, môn thứ 3 do các sở lựa chọn ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biến đổi khí hậu có thể kéo giảm GDP ở châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 31.10 đánh giá tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển giảm tới 17% vào...

Ăn nhiều lưỡi heo có hại không?

Tôi rất thích ăn lưỡi heo vì nó giòn ngon, đỡ ngấy, do đó tôi thường xuyên bổ sung món này trong thực đơn. Xin hỏi bác sĩ ăn nhiều lưỡi heo có gây hại cho sức khỏe hay làm tăng nguy cơ...

Cách ăn trứng không lo cholesterol tăng

'Trứng có là món ăn lành mạnh hay không tùy thuộc vào cách bạn chế biến chúng, nhất là đối với người bị cholesterol cao'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết...

Cần làm gì sau một đêm mất ngủ?

Mất ngủ là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khó ngủ, từ những yếu tố về thể chất như bệnh tật đến những yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu. ...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Cùng con nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp

Không chỉ nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp cho con, các bà mẹ còn chú trọng nuôi dưỡng các tố chất: đam mê, ham học hỏi và trách nhiệm để con tự tin khẳng định bản thân, có...

Cùng chuyên mục

VPBank tìm kiếm 150 sinh viên giỏi, tài năng để trao 1,9 tỉ đồng học bổng

VPBank vừa công bố chương trình học bổng ‘Thắp sáng tài năng’ năm 2024, tìm kiếm 150 sinh viên giỏi, tài năng để trao học bổng với tổng số tiền lên đến 1,9 tỉ đồng. ...

Một số trường đại học ở TP.HCM dự kiến giảm, bỏ xét tuyển điểm học bạ

Trường đại học Sư phạm TP.HCM dự kiến bỏ phương thức xét tuyển điểm học bạ, trong khi Trường đại học Công Thương TP.HCM giảm chỉ tiêu cho phương thức này. Năm 2025 là lứa học sinh đầu tiên hoàn thành lớp 12 theo...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Có nên cho học sinh TP.HCM học bù và nghỉ Tết dài thêm?

Có hai luồng ý kiến trước thời gian nghỉ Tết 9 ngày năm nay của học sinh TP.HCM, trong khi năm ngoái là 16 ngày. Như Tuổi Trẻ Online thông tin, theo kế hoạch năm học 2024-2025 của UBND TP.HCM, học sinh các cấp...

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Mới nhất

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng giảm khi giá ổn định sau khi đạt mức cao kỷ lục, trong khi nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29...

Biến đổi khí hậu có thể kéo giảm GDP ở châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 31.10 đánh giá tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản...

Thời điểm ‘chín muồi’ để Việt Nam xây đường sắt tốc độ cao

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/thoi-diem-chin-muoi-de-viet-nam-xay-duong-sat-toc-do-cao-19789.htm

Nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc, điều trị

Tăng xông là tên dân gian thường gọi của bệnh tăng huyết áp xảy ra phổ biến với những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Tình trạng này cần được phát...

Quốc hội bàn về phát triển văn hóa 2025-2035 và dự Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

Ngày làm việc thứ 11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Ngày 1/11, Quốc hội nghe trình bày về Báo...

Mới nhất