Trang chủChính trịNgoại giaoQuan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia (Bài 2): Thúc đẩy...

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia (Bài 2): Thúc đẩy hợp tác hướng tới mục tiêu lớn

Dựa trên nền tảng vững chắc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno cùng nhiều các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công xây dựng, trong những năm gần đây, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Đáng chú ý, hợp tác kinh tế giữa hai nước đang có những bước tiến lớn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi. Ảnh An Đăng - TTXVN (2)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi. Ảnh: An Đăng – TTXVN

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia. Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục tăng và lần đầu tiên vượt mục tiêu 10 tỷ USD/năm vào năm 2021. Cụ thể, năm 2013, kim ngạch thương mại giữa hai nước mới đạt 4,8 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 8,2 tỷ USD năm 2020, 11,5 tỷ USD năm 2021 và 14,1 tỷ USD năm 2022. Dự kiến, năm 2023, kim ngạch thương mại song phương có thể đạt hoặc vượt mức 15 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam sang Indonesia là máy vi tính, sản phẩm điện tử, sắt thép các loại, hàng dệt may, chất dẻo nguyên liệu, điện thoại di động và linh kiện, trong khi Indonesia chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam than đá, dầu mỡ động thực vật, ô tô nguyên chiếc các loại, sắt thép các loại.

Đánh giá về quan hệ thương mại giữa hai nước, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi nói: “Có thể thấy một xu hướng tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Tổng thương mại song phương đạt 14,2 tỷ USD vào năm 2022, vượt 40% so với mục tiêu 10 tỷ USD. Cả hai nước đã đặt mục tiêu mới là đạt kim ngạch thương mại 15 tỷ USD vào năm 2028”.

Về đầu tư, tính đến ngày 20/6/2022, Indonesia đã đầu tư trực tiếp vào 113 dự án ở Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký là 645,8 triệu USD, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống…

Song song với việc hợp tác song phương, hai nước cũng có sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trong các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương như ASEAN, WTO, APEC, ASEM, RCEP…

Mặc dù quan hệ Việt Nam-Indonesia đang phát triển hết sức mạnh mẽ nhưng đa số các chuyên gia rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước vẫn còn rất lớn. Nếu Việt Nam và Indonesia hợp tác chặt chẽ, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Đại sứ Denny Abdi nhấn mạnh: “Indonesia và Việt Nam đặt mục tiêu quốc gia trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, thời điểm đánh dấu kỷ niệm 100 năm độc lập. Thông qua hợp tác cùng có lợi, cả hai quốc gia có thể đạt được mục tiêu của mình và đảm bảo hơn nữa tăng trưởng kinh tế bền vững vì phúc lợi của người dân”.

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông. Ảnh Hữu Chiến - Pv TTXVN tại Indonesia

Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông. Ảnh: Hữu Chiến – TTXVN

Trong khi đó, trao đổi với các phóng viên, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông cho rằng Việt Nam và Indonesia đều là những nền kinh tế có nhiều tiềm lực, đang trỗi dậy và phát triển nhanh chóng. Indonesia là nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới, với tầng lớp trung lưu đang ngày càng lớn mạnh và là một thị trường còn nhiều dư địa cho các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam. Về phía Indonesia, Việt Nam cũng đang là thị trường có nhiều tiềm năng để Indonesia thúc đẩy hợp tác cả về thương mại và đầu tư.

Vì thế, Đại sứ Tạ Văn Thông cho rằng thời gian tới, hai bên cần tận dụng những cơ hội mới, tiếp tục chia sẻ và hợp tác chặt chẽ hơn để biến thách thức thành cơ hội, biến áp lực cạnh tranh thành động lực để đổi mới và phát triển.

Bên cạnh đó, theo Đại sứ Tạ Văn Thông, Việt Nam và Indonesia cũng cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác, phát huy hiệu quả hoạt động của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa hai nước, hạn chế áp dụng các rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại và đầu tư giữa hai nước, tích cực hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai nước triển khai các hoạt động hợp tác kinh doanh, tham dự các hoạt động xúc tiến thương mại tại mỗi nước.

Ngoài ra, nhà ngoại giao Việt Nam cũng khuyến nghị hai nước cũng cần nghiên cứu, tìm kiếm các cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực mới, tận dụng các cơ hội mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại…/.

Việt Thắng

Cùng chủ đề

HLV Shin Tae-yong nhận tối hậu thư, dọa bị sa thải

"Cá nhân tôi vừa có buổi họp với HLV Shin Tae-yong. Chúng tôi nói chuyện rõ ràng về mục tiêu của đội tuyển Indonesia ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026. Một vị trí trong nhóm 4 đội dẫn đầu là mục tiêu phải thực hiện. Ông Shin cần chuẩn bị mọi thứ để giành điểm ở 2 trận sân nhà trước Nhật Bản và Ả Rập Xê Út. Các đối thủ này mạnh và chúng tôi...

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Indonesia ra tối hậu thư với HLV Shin Tae Yong

(Dân trí) - Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Indonesia (PPSI) Erick Thohir giao chỉ tiêu cho HLV Shin Tae Yong và đội tuyển Indonesia tại vòng loại World Cup 2026. Ngay sau khi HLV Shin Tae Yong kết thúc đợt nghỉ phép ngắn ngày tại quê nhà Hàn Quốc, chủ tịch PSSI Erick Thohir đã làm việc với ông Shin tại Indonesia, bàn về thành tích của đội bóng xứ sở vạn đảo tại vòng loại thứ ba World...

Vì sao iPhone 16 bị cấm bán tại Indonesia?

DNVN - Apple, một trong những “gã khổng lồ” công nghệ của Mỹ, sẽ không được phép bán dòng điện thoại iPhone 16 tại thị trường Indonesia. Nguyên nhân là bởi họ chưa tuân thủ đủ các quy định về sử dụng linh kiện nội địa của quốc gia này. ...

Vì sao Indonesia cấm Apple bán iPhone 16 ở xứ vạn đảo?

Indonesia đã cấm Apple bán các thiết bị iPhone 16 mới nhất tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, với lý do công ty chưa đáp ứng được các yêu cầu đầu tư nội địa. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Trong các báo cáo công bố gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Fitch Ratings đều đưa ra các dự báo khá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong hai năm tới. Đáng chú ý, cả WB và Fitch Ratings đều dự báo sau một năm chững lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5% (WB) và...

Sắp có cơ chế gỡ khó cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án...

Bài đọc nhiều

Đa dạng các thương hiệu quốc tế trong ngành Gốm sứ quy tụ tại Triển lãm ASEAN Ceramics 2024

Triển lãm ASEAN Ceramics 2024 lần thứ 8 sẽ trở lại Việt Nam từ 11-13/12 tại Trung tâm hội chợ triển lãm Sài Gòn (SECC). Đây là Triển lãm quốc tế hàng đầu về máy móc, công nghệ và nguyên vật liệu cho sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, gạch ngói đất sét nung và các loại gốm sứ kỹ thuật.

T&T Group hợp tác chiến lược với công ty đa ngành của UAE

Với biên bản ghi nhớ được ký kết, T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển và Golden Nile - công ty đa lĩnh vực hàng đầu của UAE sẽ trở thành đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

9 tháng năm 2024, kinh tế Bắc Ninh “khởi sắc”, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Ngày 28/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Nam Phi

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng Trong chương trình làm việc, Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của...

Cùng chuyên mục

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tạo khác biệt, đưa kinh tế nông nghiệp Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Baoquocte.vn. Với mong muốn và khát vọng phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh cao, thời gian tới, Hà Nội chủ trương xây dựng: “Nông nghiệp sinh thái, Nông thôn hiện đại, Nông dân văn minh”.

Giá cà phê đảo chiều “chóng mặt”, nguồn cung toàn cầu hồi phục, chuyên gia dự báo gì về giá?

Sản lượng cà phê niên vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm từ 5% đến 10% so với niên vụ trước, lý giải vì sao giá cà phê đầu vụ duy trì ở mức cao, theo Reuters.

Thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực giữa Hà Nội với Ai Cập và Nam Phi

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP. Mục đích chuyến công tác nhằm củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội với Thủ đô các nước; trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác trong các...

Đang có dấu hiệu chững lại; Hưng Yên ưu tiên đất, vốn để chăn nuôi chuyển đổi xanh

Nhìn chung, thị trường heo hơi cả nước đang có dấu hiệu chững lại. Theo khảo sát mới nhất, cả ba miền chỉ ghi nhận giá heo hơi giảm nhẹ tại hai tỉnh phía Nam. Hiện tại, toàn quốc đang giao dịch trong khoảng 58.000 - 63.000 đồng/kg. Hưng Yên ưu tiên đất, vốn để chăn nuôi chuyển đổi xanh.

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: ‘Bộ máy cồng kềnh khó khăn lắm, kìm hãm sự phát triển’

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ phải tiếp tục thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư phát triển.   Tổng Bí thư Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN Sáng 31-10, nêu ý kiến thảo luận tổ về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô...

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay. Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong tuần làm việc thứ 2 một...

Cận cảnh “lá chắn thép” khổng lồ chặn mặn ở miền Tây

(Dân trí) - Cống âu Nguyễn Tấn Thành (Tiền Giang) đã hoàn thành, vượt tiến độ sớm một tháng. Đây là cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, chỉ sau cống Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang). Theo Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10, dự án cống âu Nguyễn...

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, dư địa cho sản phẩm OCOP còn rất lớn nhưng cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường. Còn nhiều dư địa cho sản phẩm OCOP Việt vươn xa Sáng 31/10, “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu”...

Thứ trưởng Trần Quý Kiên tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024

Sáng ngày 31/10/2024, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Thứ trưởng Trần Quý Kiên đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024. ...

Mới nhất