Trang chủNewsKinh tếQuy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030: Tham vọng nhưng khả...

Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030: Tham vọng nhưng khả thi

Theo Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ thông qua, tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Tây Nam Bộ này được xác định là trung tâm kinh tế biển của quốc gia vào năm 2030. Các chuyên gia cho rằng đây là mục tiêu đầy tham vọng nhưng hoàn toàn khả thi đối với một tỉnh có tiềm năng kinh tế biển phong phú như Kiên Giang.

Một góc đô thị thành phố Rạch Giá (Kiên Giang). Ảnh Lê Huy Hải - TTXVN

Một góc đô thị thành phố Rạch Giá (Kiên Giang). Ảnh: Lê Huy Hải – TTXVN

Trung tâm kinh tế biển của quốc gia

Vào đầu tháng 11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 1289/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quy hoạch, mục tiêu tổng quát là “đến năm 2030, Kiên Giang là tỉnh có chất lượng sống cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm kinh tế biển của Quốc gia. Các thành phố Rạch Giá-Hà Tiên-Phú Quốc là tam giác phát triển chính của nền kinh tế đô thị, thương mại và dịch vụ hướng biển. Trong đó, thành phố Phú Quốc là trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới; Rạch Giá là thành phố thương mại, dịch vụ xanh; thành phố Hà Tiên là đô thị di sản”.

Quy hoạch cũng đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021-2030 như: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân (theo giá so sánh năm 2010) đạt 7%/năm; Tỷ trọng khu vực nông-lâm-thuỷ sản chiếm 29,6%, công nghiệp-xây dựng chiếm 24,7% (trong đó, công nghiệp chiếm khoảng 15,0%), dịch vụ chiếm 41,1% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 4,6% trong cơ cấu kinh tế tỉnh; GRDP bình quân đầu người đạt 127 triệu đồng, tương đương 4.985 USD; Tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 2% theo chuẩn hiện hành.

Giai đoạn sau năm 2030, Kiên Giang sẽ thành lập Khu kinh tế ven biển Rạch Giá là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, trọng tâm phát triển về thương mại, dịch vụ, logictics cảng biển, đô thị-dịch vụ-du lịch, công nghiệp ven biển, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới nhằm phát huy tổng hợp tiềm năng, lợi thế của đô thị tổng hợp-chuyên ngành, trung tâm đầu mối về thủy sản và Cảng hàng không Rạch Giá. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên và Khu vực cửa khẩu Giang Thành.

Cũng theo Quy hoạch, đến năm 2050, Kiên Giang sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, là cửa ngõ, đầu mối giao thông, giao thương, giao lưu quốc tế quan trọng. Phú Quốc là trung tâm du lịch, dịch vụ tổng hợp, du lịch sinh thái biển – đảo đặc sắc, với nhiều giá trị khác biệt, đẳng cấp quốc tế. Bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị di sản, lịch sử của tỉnh được bảo tồn và thể hiện rõ nét.

Tính khả thi cao

Phát biểu tại hội nghị của Hội đồng Thẩm định Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hồi cuối tháng 3/2023, đa số các đại biểu đều nhận định quy hoạch tỉnh Kiên Giang đã được nghiên cứu công phu, nghiêm túc; phân tích, xây dựng dựa trên một hệ thống thông tin, dữ liệu khá đầy đủ, đáng tin cậy về hiện trạng, tiềm năng và khả năng phát triển.

Một góc đô thị thành phố Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh Lê Huy Hải - TTXVN

Một góc đô thị thành phố Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh Lê Huy Hải – TTXVN

Các chuyên gia cũng cho rằng bản quy hoạch có nội dung thể hiện tư duy đổi mới, tầm nhìn mới, phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của vùng, từ đó mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho tỉnh Kiên Giang trong thời kỳ quy hoạch. Bản quy hoạch đưa ra mục tiêu khá tham vọng nhưng có tính khả thi, nhất là khi Kiên Giang có rất nhiều tiềm năng về kinh tế biển.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng Thẩm định, Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Kiên Giang có đường bờ biển dài trên 200km, vùng biển rộng hơn 63 nghìn km, có 5 quần đảo với hơn 143 đảo nổi lớn nhỏ, trong đó đảo lớn nhất là Phú Quốc, 2 cửa khẩu và 2 sân bay.

Hiện nay, Kiên Giang là tỉnh có diện tích lớn nhất vùng Tây Nam Bộ và lớn thứ hai ở Nam Bộ (sau Bình Phước). Tỉnh cũng là một trong số ít địa phương có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, vừa có đồng bằng, rừng nguyên sinh, đồi núi, biển đảo; nơi giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc; có lợi thế, tiềm năng phát triển cả nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2018, Kiên Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 11 về số dân, xếp thứ 19 về GRDP, xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 39 về tốc độ tăng trưởng GRDP.

Trong thời gian tới, Quy hoạch sẽ là công cụ quan trọng để Kiên Giang hoạch định đường hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ tới, đảm bảo tính kết nối đồng bộ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững./.

Việt Thắng

Cùng chủ đề

Quảng Nam tìm giải pháp để quy hoạch hiệu quả

Ngày 31/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội thảo về nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030. Phần lớn các chuyên gia cho rằng, Quảng Nam cần đưa ra những lựa chọn ưu tiên trong quá trình triển khai quy hoạch. Trong đó tập trung vào các mục tiêu kinh tế liên quan đến dự án công nghệ cao và thông minh sáng tạo;...

Trưởng phòng Quy hoạch-Kiến trúc giữ chức Phó Giám đốc sở Xây dựng

Sáng 31/10, Sở Xây dựng tỉnh Nam Định công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định về công tác cán bộ. Theo quyết định được công bố, ông Nguyễn Đình Khánh,Trưởng phòng Quy hoạch kiến trúc-Sở Xây...

Cộng đồng các DTTS tỉnh Kiên Giang đoàn kết, quyết tâm hội nhập và phát triển

Với chủ đề “Cộng đồng các DTTS tỉnh Kiên Giang đoàn kết, quyết tâm đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số góp phần phát huy lợi thế, tiềm năng để hội nhập và phát triển”, sáng 30/10, tại Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà dự...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tầm nhìn đến 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1281/QĐ-TTg ngày 29/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV, năm 2024: Chút tâm tư của đồng bào các dân tộc

Diễn ra trong 2 ngày (29-30/10), Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV, năm 2024 với nhiều ý nghĩa chính trị quan trọng, là diễn đàn ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trong sự phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, phát huy sức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Trong các báo cáo công bố gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Fitch Ratings đều đưa ra các dự báo khá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong hai năm tới. Đáng chú ý, cả WB và Fitch Ratings đều dự báo sau một năm chững lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5% (WB) và...

Sắp có cơ chế gỡ khó cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án...

Bài đọc nhiều

Vietlott lại ‘nổ’ độc đắc tiền tỷ sau khi vừa có khách trúng gần 149 tỷ

Vừa tìm được 1 vé số trúng giải độc đắc Jackpot 1 ở loại hình xổ số Power 6/55 với giá trị gần 149 tỷ đồng cách đây 3 hôm, Vietlott lại tìm thấy 1 vé số trúng giải Jackpot 2 hơn 3,9 tỷ đồng vào hôm nay. Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông tin, trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1106 của loại hình xổ số Power 6/55 diễn ra vào tối nay...

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU 2024 “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 7/11. Với mục tiêu duy trì một kênh tương tác, trao đổi thiết thực giữa cơ quan chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp hai Bên trong đối thoại chính sách, cập nhật thông tin thị trường, hỗ trợ kết...

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

Nếu Fit 24 phá sản, hội viên thành chủ nợ khó đòi quyền lợi

Phía cổ đông lớn của Công ty cổ phần Fit 24 vẫn đưa ra lời hẹn về thời hạn mở cửa hoạt động trở lại hệ thống phòng tập này với đối tác liên quan, nhưng thời gian không còn nhiều. Phía cổ đông lớn của Công ty cổ phần Fit 24 vẫn đưa ra lời hẹn về thời hạn mở cửa hoạt động trở lại hệ thống phòng tập này với đối tác liên quan, nhưng thời gian không...

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng giảm khi giá ổn định sau khi đạt mức cao kỷ lục, trong khi nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá...

Gia Lai đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

(ĐCSVN) - Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình trong phát triển nông nghiệp, Gia Lai đang tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn. Phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đoàn Ngọc Có - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này. ...

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu. Nhu cầu toàn cầu đối với sản phẩm bền vững ngày càng tăng Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển cho biết, hiện...

Nỗi niềm trăn trở của “tư lệnh” ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không? Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai thực hiện từ năm 2018. Sau 6 năm triển khai, diện mạo nông nghiệp của Việt Nam được định hình rõ hơn bằng hàng...

TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở là 36 m2

Từ ngày 31/10, TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất ở là 36 m2 tại các quận trung tâm và 80 m2 tại các huyện ngoại thành. TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở là 36 m2Từ ngày 31/10, TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất ở là 36 m2 tại các quận trung tâm và 80 m2 tại các huyện ngoại thành. ...

Mới nhất

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng giảm khi giá ổn định sau khi đạt mức cao kỷ lục, trong khi nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29...

Biến đổi khí hậu có thể kéo giảm GDP ở châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 31.10 đánh giá tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản...

Thời điểm ‘chín muồi’ để Việt Nam xây đường sắt tốc độ cao

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/thoi-diem-chin-muoi-de-viet-nam-xay-duong-sat-toc-do-cao-19789.htm

Nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc, điều trị

Tăng xông là tên dân gian thường gọi của bệnh tăng huyết áp xảy ra phổ biến với những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Tình trạng này cần được phát...

Quốc hội bàn về phát triển văn hóa 2025-2035 và dự Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

Ngày làm việc thứ 11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Ngày 1/11, Quốc hội nghe trình bày về Báo...

Mới nhất