Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Biểu tượng của kiến trúc Pháp giữa lòng Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là một biểu tượng của kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội cổ kính. Người Pháp đã khai sinh ra công trình này cách đây hơn 100 năm. Hai kiến trúc sư người Pháp là Broyer và Harlay lấy ý tưởng từ Nhà hát Opera Garnier ở Paris để thiết kế nên một công trình mang đậm phong cách cổ điển châu Âu nhưng có những biến tấu để phù hợp với điều kiện khí hậu và kinh tế thời điểm bấy giờ của Việt Nam.

HeritageHeritage26/05/2025

1.jpg

2.jpg

Đây là một công trình có diện tích lên tới 2600m², chiều dài 87m, chiều rộng 30m, đỉnh so với mặt đường là 34m. Nếu so sánh với quy mô dân số của Hà Nội thời đó thì Nhà hát Lớn là một công trình kiến trúc lớn với sức chứa 870 chỗ ngồi.

3.jpg

4.jpg

Bên trong nhà hát trước đây có sân khấu rộng và một phòng khán giả chính có diện tích 24x24m. Tầng giữa có nhiều phòng nhỏ dành cho khán giả có vé riêng. Cầu thang giữa lên tầng hai là một sảnh chính rộng. Cầu thang phụ và hành lang ở hai bên. Phía sau nhà hát là khu hậu trường có 18 buồng cho diễn viên hoá trang, 2 phòng tập hát, 1 thư viện và phòng họp.

5.jpg

6.jpg

Những năm đầu khi đưa vào sử dụng, Nhà hát là nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật cổ điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói... phục vụ cho tầng lớp quan chức thuộc.

Nhà hát Lớn chỉ thực sự trở nên gắn bó với người dân Việt Nam khi nơi đây diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại là cuộc Cách mạng tháng 8 và những năm đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khởi đầu là cuộc mít tinh ra mắt mặt trận Việt Minh vào ngày 17/8/1945 tại quảng trường Nhà hát.

7.jpg

8.jpg

Sau đó hai ngày, vào sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về quảng trường Nhà hát để dự mít tinh. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến Quân Ca, đại biểu uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt Minh kết nối tất cả người dân đất Việt đồng lòng quật khởi.

9.jpg

10.jpg

Ngày 29/8/1945, trong không khí hân hoan của thắng lợi Cách mạng tháng 8, đoàn quân giải phóng Việt Bắc tiến về Hà Nội và được nhân dân thủ đô chào đón tại quảng trường Nhà hát. Sau lễ quốc khánh, vào ngày 16/9/1945 tại quảng trường Nhà hát đã diễn ra tuần lễ vàng. Đầu tháng 10/1945, ngày Nam Bộ kháng chiến cũng được tổ chức tại đây. Ngày 5/3/1945, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa họp khóa đầu tiên tại hội trường Nhà hát Lớn Hà Nội.

11.jpg

12.jpg

Tròn 1 năm sau ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, ngày 2/9/1946 tại đây đã diễn ra mít tinh kỷ niệm 1 năm thiết lập chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa và đó cũng là ngày Bác Hồ lần đầu tiên đặt chân vào Nhà hát Lớn Hà Nội. Sau đó còn rất nhiều kỳ họp của Quốc hội được tổ chức tại đây đến ngày có Hội trường Ba Đình. Đến nay, Nhà hát Lớn luôn là trung tâm của các cuộc họp, hội nghị mít tinh quan trọng và các buổi biểu diễn mang tính nghệ thuật cao của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế.

Tạp chí Heritage



Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình
Ngắm “cổng nhà trời” Pù Luông - Thanh Hoá

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm