Powered by Techcity

Cao Bằng qua những chặng đường phát triển

Cao Bằng được biết đến là vùng đất cổ có lịch sử lâu đời được ghi chép trong sử sách từ rất sớm, có bề dày truyền thống lịch sử gắn với những cuộc chiến đấu chống xâm lược trong thời kỳ dựng nước và giữ nước. Cao Bằng được mệnh danh “bức phên dậu” vững chắc của cả nước vì giữ vị trí trọng yếu nơi biên cương của Tổ quốc, là vùng đất “địa linh nhân kiệt” sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc góp phần viết nên trang sử hào hùng, vẻ vang của quê hương đất nước. Tuy còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự đoàn kết nỗ lực không ngừng của nhân dân các dân tộc, Cao Bằng ngày càng có nhiều thay đổi tích cực, nhiều bước phát triển mới. Đón Xuân Nhâm Dần 2022, cũng là thời khắc đánh dấu 523 năm thành lập tỉnh Cao Bằng (1499–2022), mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những đổi thay của Cao Bằng qua những chặng đường phát triển.

Nhà Lý mở rộng lãnh thổ vùng Cao Bằng, năm 1039. (nguồn internet).

Cao Bằng được thành lập, tồn tại, phát triển dưới sự thống trị của các triều đại phong kiến

Cao Bằng bắt đầu là một vùng đất thuộc lãnh thổ Việt Nam từ năm 1039 từ thời vua Lý Thái Tông nhưng không có bộ máy tổ chức hoạt động như một phủ, phải đến năm Cảnh Thống thứ 2 (1499) nhận thấy vị trí đặc biệt quan trọng của vùng đất Cao Bằng đối với việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia Đại Việt ở dải biên cương phía Bắc, nhà Lê tách phủ Cao Bằng ra khỏi Thừa tuyên Thái Nguyên thành lập một trấn riêng, đặt hiệu là trấn Cao Bằng. Việc thành lập trấn Cao Bằng đánh dấu sự khởi đầu việc trở thành vùng có lãnh thổ và bộ máy quản lý riêng, chứng tỏ vùng đất Cao Bằng có đủ điều kiện cần thiết trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương (Triều đình – nhà vua).

Sau này vua Minh Mạng (vị hoàng đế thứ hai của triều đình nhà Nguyễn) lên ngôi đã quyết định thực hiện cải cách hành chính, năm 1831 đổi trấn làm tỉnh, khi đó tỉnh Cao Bằng có 1 phủ là Trùng Khánh, 4 châu là Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang, Thạch Lâm. Những năm sau đó, các vị vua tiếp theo của triều Nguyễn tiếp tục thực hiện cải cách như: đổi các châu làm huyện, lập thêm phủ, bỏ chế độ thổ quan đặt lưu quan. Đây là dấu mốc về sự thay đổi tên gọi từ trấn đổi làm tỉnh Cao Bằng, các châu đổi làm huyện, sau cải cách hành chính dưới sự trị vì của vua Tự Đức (vị hoàng đế thứ tư của triều đình nhà Nguyễn) tỉnh Cao Bằng có 1 phủ và 5 huyện.

Cao Bằng thời kỳ thuộc Pháp (từ tháng 10/1886 đến trước khi Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945)

Sau 28 năm xâm lược Việt Nam, tháng 10/1886 thực dân Pháp đánh chiếm Cao Bằng. Từ đây tỉnh Cao Bằng nằm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Sau khi chiếm đóng, thực dân Pháp đã xếp đặt, tổ chức lại các đơn vị hành chính để dễ cai trị. Từ năm 1886 – 1945, tên gọi, địa giới và số lượng các đơn vị hành chính tỉnh Cao Bằng luôn có sự thay đổi qua từng thời kỳ.

Bản đồ tỉnh Cao Bằng năm 1891 (nguồn internet).
Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài nhất so với các tỉnh biên giới phía Bắc. Đường biên giới dài là điều kiện thuận lợi cho Cao Bằng phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế cửa khẩu sau này.

Biết được Cao Bằng là vùng đất nhiều tài nguyên khoáng sản, các công ty tư bản của Pháp tại Việt Nam đã lần lượt tìm đến thăm dò, khảo sát rồi thành lập các Công ty để khai thác, vơ vét tài nguyên khoáng sản, đồng thời chúng bắt dân đi phu, đi lính, bóc lột sức lao động nặng nề làm cho cuộc sống của người dân vốn đã khó khăn nghèo đói, giờ càng trở nên thiếu thốn đến cùng cực. Không cam chịu làm nô lệ, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã đoàn kết đứng lên chống lại áp bức, bóc lột bằng những phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của các hào trưởng địa phương. Mặc dù các phong trào nổi dậy của nhân dân địa phương đều bị dập tắt nhưng đã gây cho giặc Pháp những tổn thất nặng nề và trở thành vùng rất nguy hiểm đối với quân Pháp. Qua các phong trào đã thể hiện tinh thần yêu quê hương đất nước sâu sắc, sẵn sàng chống chủ nghĩa thực dân xâm lược để đem lại tự do cho nhân dân các dân tộc, tinh thần đó đã trở thành truyền thống quý báu của quê hương cách mạng trong suốt quá trình phát triển.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào trong nước, ở Cao Bằng đã xuất hiện các tổ chức yêu nước như Hội đánh Tây, Hội Thanh niên phản đế… thu hút nhiều thanh niên yêu nước, tiến bộ tham gia, trong đó nổi bật và có ảnh hưởng hơn cả là vai trò của đồng chí Hoàng Đình Giong. Từ một thanh niên giàu lòng yêu nước trở thành người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của Việt Nam và quê hương Cao Bằng. Với tư cách là Bí thư chi bộ Hải ngoại ở Long Châu (Trung Quốc), đồng chí trực tiếp chỉ đạo thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng ngày 01/4/1930, tại Nặm Lìn, xã Hoàng Tung, châu Hòa An gồm 03 đồng chí: Hoàng Văn Nọn, Lê Đoàn Chu, Nông Văn Đô do đồng chí Hoàng Văn Nọn làm Bí thư. Chi bộ Cộng sản đầu tiên như một “Tỉnh ủy lâm thời”, đảm nhiệm chức năng lãnh đạo phong trào cách mạng toàn tỉnh Cao Bằng.

Tranh minh họa Bác Hồ về nước ngày 28/01/1941.
Với tầm nhìn chiến lược của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Cao Bằng được Bác Hồ chọn làm căn cứ địa cách mạng. Ngày 28/01/1941 Đảng bộ Cao Bằng và đồng bào Pác Bó thay mặt nhân dân cả nước đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là niềm vinh dự và tự hào cho Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Cao Bằng, là dấu mốc lịch sử quan trọng của tỉnh, cùng với tình cảm của Người dành cho mảnh đất và con người nơi đây, Cao Bằng đã trở thành quê hương thứ hai của Người.

Để chuẩn bị tiến hành một cuộc Tổng khởi nghĩa giành lấy chính quyền, Người bắt đầu từ xây dựng lực lượng ở nơi dân đến huấn luyện đội ngũ cán bộ, du kích qua các sự kiện thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941) thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia; sự kiện thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (22/12/1944), gồm 34 chiến sĩ (trong đó có 25 chiến sĩ là con em các dân tộc tỉnh Cao Bằng), do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy; đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Dương Mạc Thạch làm Chính trị viên. Những hoạt động đó tạo dựng được lực lượng, sức mạnh to lớn, là tiền đề tạo nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính thức làm lễ thành lập. (Ảnh tư liệu).
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đời, Cao Bằng cùng cả nước bước sang một giai đoạn lịch sử mới dưới sự quản lý, điều hành của chính quyền cách mạng dân chủ nhân dân. Cao Bằng trở thành nơi cội nguồn cách mạng, nơi lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh từng sống, hoạt động và đề ra nhiều quyết sách lớn, nơi có những người con ưu tú của quê hương đã lập nhiều chiến công xuất sắc và sự đóng góp, hy sinh cao cả của biết bao chiến sĩ là con em các dân tộc tỉnh Cao Bằng đã gắn liền với lịch sử vẻ vang của đất nước và dân tộc ta.

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến khi Cao Bằng hoàn toàn giải phóng

Sự quay lại của thực dân Pháp làm cho làm nền độc lập non trẻ mà toàn dân tộc Việt nam vừa giành được đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức. Năm 1948, Chính phủ quyết định bãi bỏ cấp tổng, phủ, đạo, châu; cấp trên cấp xã và dưới cấp tỉnh gọi chung là huyện, Cao Bằng lúc đó gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thị.

“Trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác”

Bác Hồ đến thăm các đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Biên giới năm 1950. Ảnh tư liệu.

Với đường lối kháng chiến của Đảng, trong chiến dịch Biên giới 1950 Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của chiến dịch. Đảng bộ Cao Bằng đã huy động sức người, sức của, chỉ tính riêng từ đầu năm 1950, Cao Bằng đã huy động tới 5.700.000 ngày công; trên 2 vạn nam, nữ thanh niên các dân tộc tham gia bộ đội trực tiếp chiến đấu ngoài chiến trường; ngoài ra Cao Bằng còn huy động được 325.650 đồng, 30.703 kg thóc, 1.363 kg gạo, 17.734 mét vải. Những đóng góp đó có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo nên chiến thắng của chiến dịch. Ngày 03/10/1950, Cao Bằng hoàn toàn giải phóng, trở thành ngày hội của Đảng bộ và nhân dân tác dân tộc Cao Bằng. Sau khi Cao Bằng hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng ra sức xây dựng hậu phương về mọi mặt kịp thời huy động nhân lực, vật lực phục vụ các chiến trường góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp, đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 07/5/1954 đã kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Cao Bằng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 – 1975)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để lại cho Cao Bằng hậu quả nặng nề, nhân dân lâm vào cảnh nghèo đói. Để khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, Tỉnh ủy Cao Bằng phát động phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tích cực chống đói và phòng đói bằng cách trồng cây ngắn ngày, trồng thêm hoa màu phụ để cứu đói. Đồng thời phát động phong trào khai khẩn đất hoang, tập trung trồng các cây lương thực chính lúa và ngô. Đến năm 1955 cả tỉnh đã có 9 huyện và 1 thị xã cấy lúa Nam Ninh xuân, nâng diện tích cấy lúa mùa đạt 22.299 ha, sản lượng lương thực cả năm quy ra thóc đạt 72.753 tấn, nạn đói đã được giải quyết. Nhờ có lượng thực mà chăn nuôi thời kỳ này cũng được phát triển.

Năm 1956, Cao Bằng cùng với các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang hợp thành Khu tự trị Việt Bắc, Cao Bằng càng có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội từng bước tiến kịp miền xuôi trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Phong trào tăng gia sản xuất lương thực, thực phẩm chi viên cho chiến trường miền Nam (ảnh internet).
Mặt khác, để chi viện cho chiến trường Miền Nam, tỉnh Cao Bằng tích cực tăng gia sản xuất lương thực, phát triển chăn nuôi, trồng rừng, tạo nền tảng kinh tế để phát triển công nghiệp tại địa phương, từ đó kinh tế được khôi phục, đời sống nhân dân được cải thiện, tăng thêm tiềm lực kinh tế, quốc phòng và làm tròn nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho Cao Bằng. Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến”, “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã đóng góp sức người sức của, góp công, dốc sức chi viện cho chiến trường miền Nam. Tính chung, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tỉnh Cao Bằng đã có 80.165 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 3.471 thương binh và 8.326 người đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Những những đóng góp của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và vinh danh công lao.
Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới, hội nhập và phát triển (1975 đến nay)

Ngày 27/12/1975 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V, Quốc hội quyết định hợp nhất hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thành một tỉnh là Cao Lạng. Sau vài năm, do yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, ngày 29/12/1978, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 quyết định chia tách tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, sáp nhập 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng. Cao Bằng chính thức hoạt động với 12 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã. Thời gian đầu mới thành lập, đời sống nhân dân trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, cán bộ các ngành của tỉnh thiếu thốn trầm trọng, kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp và mang nặng tính tự cung, tự cấp, công nghiệp thương mại dịch vụ nhỏ lẻ, sơ sài, lạc hậu, kết cấu hạ tầng bộc lộ nhiều hạn chế, đó là những thách thức đặt ra với đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Trận địa đánh quân Trung Quốc, trên đèo Khau Chỉa, huyện Phục Hòa (Cao Bằng) năm 1979.
Ngày 17/02/1979, chiến sự Biên giới phía Bắc nổ ra, mặc dù khó khăn chồng chất khó khăn, thế nhưng với tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng sẵn có, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Cao Bằng lại một lần nữa anh dũng cầm súng đứng lên bảo vệ biên cương Tổ quốc, đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược. Sau khi cuộc chiến Biên giới phía Bắc kết thúc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã phát huy ý chí tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn gian khổ, tập trung vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện chiến lược “xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền bảo vệ biên giới quốc gia”.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng năm 1986, trong 15 năm đầu thực hiện, Đảng bộ Cao Bằng tiến hành lãnh đạo hệ thống chính trị cùng với nhân dân các dân tộc đổi mới toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng bộ xác định trọng tâm chỉ đạo tập trung vào đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chăn nuôi hợp lý, phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhất là đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi hộ gia đình đã kích thích nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Đầu tháng 01/1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, phê chuẩn tách 2 huyện Ngân Sơn, Ba Bể của tỉnh Cao Bằng về tỉnh Bắc Kạn. Thời điểm này Cao Bằng gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thị (1 thị xã, 10 huyện) và 189 xã, phường, thị trấn. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, từ ngày 13/12/2001, tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 12 huyện); 199 xã, phường, thị trấn.

Hoạt động giao thương hàng hóa tại Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng, tỉnh Cao Bằng.
Từ năm 2001 – 2010, Đảng bộ Cao Bằng lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc tỉnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nên những bước chuyển biến đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đảng bộ tỉnh xác định mọi tiềm năng thế mạnh đặc thù để phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, coi trọng đầu tư cho khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng phát triển văn hóa – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững. Công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc trên địa bàn tỉnh được hoàn thành, Đảng bộ tỉnh chủ trương xây dựng vùng biên giới hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển. Với ưu thế có đường biên giới dài trên 333km giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc), giúp cho tỉnh thuận lợi việc giao thương hàng hóa, giao lưu văn hóa, du lịch, phát triển kinh tế cửa khẩu; diện tích tự nhiên 6.724,72 km2 cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao mang tính á nhiệt đới thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với những sản phẩm đặc hữu như: lê, thạch đen (Đông Khê), hạt dẻ, gạo nếp Pì Pất;  (Trùng Khánh), quýt Trà Lĩnh, chè Giảo cổ lam… là những đặc sản trở thành hiệu của Cao Bằng.
Lê vàng Đông Khê, miến dong Nguyên Bình, cam quýt Trà Lĩnh, hạt dẻ Trùng Khánh, thạch đen Thạch An… là những đặc sản có tiếng của Cao Bằng đang được tập trung mở rộng, nâng cao chất lượng.
Từ năm 2011 – 2020, Cao Bằng tiếp tục đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đảng bộ tỉnh đã họp bàn, phân tích đánh giá tiềm năng, lợi thế cũng như xác định rõ những khó khăn, nút thắt, điểm nghẽn của tỉnh để đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn trong phát triển kinh tế – xã hội. Trong giai đoạn 2015 – 2020, Đảng bộ tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện và phấn đấu hoàn thành 06 chương trình trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020. Riêng năm 2018 là năm có nhiều khởi sắc của tỉnh, Cao Bằng đã hoàn thành vượt mức 18/18 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng Đảng; trong đó có 10 chỉ tiêu vượt kế hoạch, hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, thu hút được nhiều dự án với nhiều nhà đầu tư chiến lược; đặc biệt, tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã được Thủ tướng Chính phủ nhất trí chủ trương đầu tư và đang trong quá trình triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, có nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu; Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng biên giới năm 1950 huyện Thạch An được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, đã tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh tập trung phát triển du lịch có hiệu quả (giai đoạn 2016 – 2020 lượt khách đến du lịch trên 5 triệu người, tăng 98% so với giai đoạn 2011-2015, doanh thu đạt trên 1.200 tỉ đồng; tăng trưởng du lịch bình quân đạt 25,8%). Có thể thấy việc phát huy lợi thế du lịch của tỉnh vừa tăng cường quảng bá hình ảnh, văn hóa mảnh đất, con người Cao Bằng, vừa góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Thực hiện hướng đi đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2019, Tỉnh ủy Cao Bằng ban hành Đề án Nông nghiệp thông minh giai đoạn 2020–2025, tầm nhìn đến 2030 và xác định đây là giải pháp đột phá thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo đó, Cao Bằng xác định hướng đi riêng trong nông nghiệp thông minh, sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, phát huy lợi thế của hàng loạt nông sản đặc hữu có tiếng trên địa bàn dựa trên đặc điểm tình hình của mỗi địa phương với mục tiêu sản xuất ra nông sản sạch, chất lượng cao, có giá trị sức khỏe và thương mại. Đề án mở ra hướng đi mới đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, điển hình đã có những dự án quy mô hàng tỉ đồng được đầu tư tại Cao Bằng, mở ra triển vọng mới về nền nông nghiệp hiện đại, tập trung. Kết quả bước đầu cho thấy hướng phát triển này là hoàn toàn đúng đắn, giúp đời sống người dân khu vực nông thôn được cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay.
Ngày 10/01/2020, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng. Sau sáp nhập Cao Bằng còn 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 161 đơn vị hành chính cấp xã. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính bảo đảm nguyên tắc đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Sau sáp nhập tỉnh Cao Bằng còn 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 161 đơn vị hành chính cấp xã.
Tháng 10/2020, Cao Bằng tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Đại hội đánh giá giai đoạn 2015 – 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trung bình đạt trên 7%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 37,2 triệu đồng/ người/ năm, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực, giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi; sản xuất nông, lâm nghiệp bình quân tăng 2,6%/năm; giá trị sản lượng ngành chăn nuôi tăng trên 6%/năm, kinh tế trang trại, gia trại tiếp tục phát triển, một số sản phẩm được xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ như thịt bò Mông, thịt lợn đen; thu hút được 43 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn đăng ký đầu tư 6.259 tỉ đồng, trong đó: Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tại huyện Quảng Hòa có tổng vồn đầu tư trên 2.500 tỉ đồng. Ngoài ra, công tác dân sinh cũng được tăng cường đảm bảo, 100% xã đã có điện lưới và đường ô tô đến trung tâm; 100% trạm y tế có bác sĩ; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm 4,12% với trên 30.000 hộ thoát nghèo. Phát huy những kết quả đạt được và thực hiện các đột phá chiến lược, tháo gỡ điểm nghẽn là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Đoàn nhân lực y tế tỉnh Cao Bằng tham gia chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước sự bùng phát của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều giải pháp phù hợp, hiệu quả, luôn chủ động phòng chống dịch từ xa, từ sớm, theo nguyên tắc “siết chặt kiểm soát từ bên ngoài, không buông lỏng quản lý từ bên trong”, chính vì vậy Cao Bằng là tỉnh duy trì “vùng xanh” lâu nhất cả nước (tỉnh bị nhiễm Covid-19 sau cùng nhất). Mặt khác, với tinh thần tương thân tương ái, tỉnh cũng đã cử 03 đoàn nhân lực y tế gồm 98 cán bộ, y bác sỹ, điều dưỡng viên đến hỗ trợ phòng, chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuộc chiến này, Cao Bằng tiếp tục giữ vai trò là “bức phên dậu” của Tổ quốc, là hậu phương vững chắc luôn sẵn sàng chi viện, cùng chung tay vượt qua khó khăn, thách thức của đất nước. Hiện nay Cao Bằng đã và đang thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế, tích cực chăm sóc sức khỏe nhân dân, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Tiếp bước truyền thống hào hùng, vẻ vang của các thế hệ đi trước, phát huy những thành tựu và kinh nghiệm tích lũy, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng luôn đoàn kết đồng lòng, vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào điều kiện thực tế của tỉnh, tranh thủ các nguồn lực đầu tư hỗ trợ, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn, ý chí khát vọng xây dựng quê hương đất nước, quyết tâm xây dựng tỉnh Cao Bằng trở thành tỉnh năng động, phát triển./.
Văn Thị Như Quỳnh

Trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng

Cùng chủ đề

Khối thi đua các doanh nghiệp Trung ương thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Hòa An

Ngày 26/7, Khối thi đua các doanh nghiệp Trung ương đóng tại địa phương đến thăm, tặng các gia đình cán bộ, công nhân, viên chức là thân nhân thương binh, liệt sĩ tại huyện Hòa An nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).  Đoàn đến thăm, tặng quà các gia đình: anh Nông Nguyễn Nghiệp, nhân viên Phòng Kỹ thuật luyện kim - Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng, con...

Công đoàn Đài Phát thanh

Nhân dịp 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, Công đoàn Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách là đoàn viên đang công tác tại Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng. ...

Nghĩa trang Mai Dịch trước giờ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cựu chiến binh Lại Thị Luân bật khóc chia sẻ về những tình cảm dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Ảnh: DƯƠNG LIỄU Sáng 26-7, tại khu vực nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) – nơi sẽ diễn ra lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào 15h chiều nay, lực lượng an ninh và các đơn vị đang tập trung thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo an ninh tuyệt đối. Cổng nghĩa trang Mai Dịch đóng, không...

60 học viên tập huấn về bảo tồn, phát huy đặc trưng văn hóa truyền thống

Chiều 23/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tổ chức lớp tập huấn về bảo tồn, phát huy đặc trưng văn hóa truyền thống trong chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số cho 60 học viên là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đồng chí Trần Thị Bích Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ...

Đoàn công tác tỉnh Cao Bằng thăm và làm việc tại Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản, ngày 25/7, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản....

Cùng tác giả

Tỉnh Cao Bằng xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5

Cao Bằng đẩy mạnh xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5 kết nối Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)-Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Sáu tháng đầu năm 2024, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục tăng trưởng tốt. Toàn tỉnh đã đón gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách...

Choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng nhìn từ trên cao

Mùa thu, non nước Cao Bằng cuốn hút khách du lịch tìm về thác Bản Giốc, thung lũng Phong Nậm... ngắm khung cảnh nên thơ trong ánh nắng vàng như rót mật.

Làng nghề đường phên ở Cao Bằng

Đường phên Bó Tờ làm thủ công từ mật mía, không chất bảo quản, mang vị ngọt đậm, là một mặt hàng truyền thống bán chạy vào dịp Tết. Blogger Hà Cương (chủ fanpage Cao Bằng Hóng) cùng hai người bạn ghé làng nghề làm đường phên Bó Tờ thuộc thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 60 km. Ba anh em cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh...

Những mảnh ghép non nước Cao Bằng

⁣Youtuber Độ Mixi, một người con Cao Bằng, khám phá quê hương với một góc nhìn khác, không chỉ bằng mắt mà bằng cả trái tim.

Thác Bản Giốc – nơi cảnh đẹp tuyệt vời

Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây được mệnh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất và đẹp nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm ở biên giới các quốc gia. Thác Bản Giốc mang vẻ đẹp đan xen giữa hùng vĩ, dữ dội với nét mộng mơ hiền hòa, sâu lắng, xứng đáng là một tuyệt tác...

Cùng chuyên mục

Tỉnh Cao Bằng xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5

Cao Bằng đẩy mạnh xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5 kết nối Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)-Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Sáu tháng đầu năm 2024, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục tăng trưởng tốt. Toàn tỉnh đã đón gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách...

Bàn giao Dự án xây dựng Bản đồ Đền Kỳ Sầm sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR)

Sáng 27/12, UBND Thành phố phối hợp với Công ty TNHH Techcity tổ chức Lễ bàn giao Dự án xây dựng bản đồ Đền Kỳ Sầm sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) Tham dự lễ bàn giao có đồng chí Nguyễn Thế Hoàn, Chủ tịch UBND Thành phố; Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy; Phòng VH – TT; Trung tâm Văn hóa và Truyền thông  Thành phố và đại diện Công ty TNHH Tech...

Choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng nhìn từ trên cao

Mùa thu, non nước Cao Bằng cuốn hút khách du lịch tìm về thác Bản Giốc, thung lũng Phong Nậm... ngắm khung cảnh nên thơ trong ánh nắng vàng như rót mật.

Những mảnh ghép non nước Cao Bằng

⁣Youtuber Độ Mixi, một người con Cao Bằng, khám phá quê hương với một góc nhìn khác, không chỉ bằng mắt mà bằng cả trái tim.

Thác Bản Giốc – nơi cảnh đẹp tuyệt vời

Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây được mệnh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất và đẹp nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm ở biên giới các quốc gia. Thác Bản Giốc mang vẻ đẹp đan xen giữa hùng vĩ, dữ dội với nét mộng mơ hiền hòa, sâu lắng, xứng đáng là một tuyệt tác...

Tài nguyên thiên nhiên Cao Bằng

* Tài nguyên đất Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 670.342,26 ha, quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Tài nguyên đất đai tỉnh Cao Bằng được chia thành 10 nhóm chính: Nhóm đất phù sa diện tích 7.718 ha chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; Nhóm đất lầy và than bùn diện tích khoảng 11ha: Nhóm đất đỏ vàng diện tích 408.563 ha chiếm...

Điều kiện tự nhiên, khí hậu Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng là đô thị miền núi, nằm ở độ cao trung bình khoảng 200 m, địa hình dạng lòng máng thuộc hợp lưu của sông Bằng và sông Hiến, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, được phân thành hai khu vực khác nhau.      - Khu vực cũ có độ cao trung bình 180 – 190 m, là một bán đảo hình mui rùa, dốc về sông với độ dốc khoảng 0,008 – 0,01.      - Khu vực...

Đảng bộ tỉnh Cao Bằng – Chặng đường 92 năm xây dựng và phát triển

Cao Bằng, mảnh đất biên cương phía Đông Bắc Tổ quốc, nơi ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đặc biệt, vào những năm đầu thế kỷ XX, khi cách mạng Việt Nam còn đang ở thời kỳ trứng nước, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, ngày 1/4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên Cao Bằng ra đời, là một trong số chi...

Các giai đoạn lịch sử tỉnh Cao Bằng

Thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Cao Bằng thuộc Tượng Quận, sau đó là quận Giao Chỉ. Đến khi Đại Cồ Việt độc lập, vào nửa thế kỷ XI, vùng đất Cao Bằng lần lượt mang những tên khác nhau: nước Trường Sinh (Trường Sinh quốc), rồi nước Đại Lịch (Đại Lịch quốc), nước Nam Thiên (Nam Thiên quốc), nước Đại Nam (Đại Nam quốc), với những người đứng đầu là Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao. 1. Thời kỳ...

Linh thiêng đất cội nguồn – Lợi thế bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch

Với lịch sử phát triển hàng nghìn năm, Cao Bằng có nhiều di tích nổi tiếng. Mùa xuân này đến Cao Bằng, du khách không chỉ ngắm cảnh đẹp nổi tiếng của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng mà còn trải nghiệm văn hóa tâm linh như đi lễ chùa, đền để cầu bình an, trở về cội nguồn tri ân các bậc tiền nhân lịch sử dân tộc. Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí...

Tin nổi bật

Tin mới nhất