Đại tá, nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp năm nay đã 101 tuổi. Ông là 1 trong 5 nhà báo được cử đi trực tiếp làm báo ở mặt trận Điện Biên Phủ nhằm tuyên truyền, cổ vũ động viên tinh thần của cán bộ chiến sỹ và dân công hỏa tuyến tham gia ở mặt trận Điện Biên
Đại tá, nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp – Nguyên phóng viên Báo Quân đội Nhân dân: Không khí chiến đấu, không khí ra trận nó lạ lắm. nó cuộn người đi. Không khí trên đường ra trận ấy mà 500 km. Trên đường ra trận từ Việt Bắc lên Điện Biên Phủ chúng tôi đi bộ 500 km.
Cố Đại tá Phạm Phú Bằng – Nguyên phóng viên Báo Quân đội Nhân dân : Mình vừa viết xong, mồm mình đọc anh em cứ chảy nước mắt. Mình đứng giữa ngã tư mình đọc cho an hem, đọc oang oang lên chứ, lúc im ắng tiếng súng anh em lặng hẳn người đi. (đánh chữ Tư liệu ở góc màn hình)
Từ ngày 28/12/1953 đến ngày 16/5/1954, Tòa soạn Tiền Phương, Báo quân đội nhân dân đã xuất bản được 33 số báo ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ. Qua đó nhanh chóng đưa các thông tin chiến sự, kịp thời nêu các tấm gương chiến đấu dũng cảm, truyền đi các chỉ đạo tư tưởng dưới nhiều thể loại đến với quân dân cả nước
Thượng tá Mè Quang Thắng - Phó trưởng phòng Biên tập Công tác Đảng, công tác chính trị, Báo Quân đội nhân dân: Việc làm báo của toàn soạn Tiền Phương là sự công phu tỉ mỉ và rất khoa học. Tôi nói ví dụ như phát hành báo và tuyên truyền về nội dung của báo. Nội dung mà tuyên truyền trên 33 số báo này, ngoài đảm bảo tính chính xác, đảm bảo sự hào hứng đón đọc của bộ đội còn phải đảm bảo yếu tố bí mật nữa.
Từ những số báo xuất bản tại Điện Biên Phủ, trong quá trình phát triển, báo quân đội nhân dân đã xây dựng dược đội ngũ phóng viên trong kháng chiến chống Mỹ, trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ tổ quốc cho đến hiện nay khi xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại
Đại tá Trần Anh Tuấn – Phó Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân: Tiếp bước tinh thần đã làm báo của các chiến sỹ trên Điện Biên Phủ thì đến bây giờ việc đưa tư tưởng về sự nhanh nhạy trong làm báo, sự kiên định vững vàng về bản lĩnh chính trị và sự dấn thân. Với tinh thần đó thì đến nay đã được truyền tải cho lớp lớp thế hệ phóng viên báo quân đội nhân dân.
Kể từ khi ra số đầu tiên vào ngày 20/10/1950 đến nay, Báo quân đội nhân dân ra hàng chục ngàn số báo nhưng 33 số báo trên chiến trường Điện Biên Phủ đã trở thành tài liệu quý đối với báo quân đội nhân dân nói riêng và đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam nói chung. Bởi, những số báo đặc biệt đó đã thể hiện rõ bản lĩnh, nhận thức và tinh thần xông pha trong chiến trận đối với các phóng viên báo chí cách mạng góp phần làm nên chiến thắng./.
Nguồn Vnews
Nguồn
Bình luận (0)