Trang chủNewsNhân quyềnNhững điểm mới về thu hồi đất để phát triển KT-XH vì...

Những điểm mới về thu hồi đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng


Thu hồi đất luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin về những điểm mới về thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất của đông đảo quần chúng nhân dân, Qua công tác tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nội dung thu hồi đất có 956.276 lượt ý kiến góp ý. Đây là một trong những nội dung có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội nên luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm (trước đây quá trình xây dựng Luật Đất đai năm 2013 thì Điều luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là Điều luật được xem xét thông qua cuối cùng ngay sau khi Hiến pháp được thông qua), cụ thể:

Tại khoản 3 Điều 54 của Hiến pháp đã quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã có những quan điểm chủ trương chỉ đạo về công tác hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai đối với vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cụ thể: “Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình.”

“Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.”

Thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có những điểm đổi mới căn bản về công tác thu hồi đất như sau:

Thứ nhất, quy định rõ khái niệm “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa”

Thứ hai, quy định cụ thể về tiêu chí, điều kiện để Nhà nước thu hồi đất:

Các tiêu chí để thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh chính là các công trình được liệt kê tại Điều 78 của dự thảo Luật.

Các tiêu chí thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tại Điều 79, gồm 3 tiêu chí lớn gồm: (1) xây dựng công trình công cộng; (2) xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp; (3) các trường hợp khác, bao gồm nhiều nhóm tiêu chí như: nhà ở, khu sản xuất, phát triển quỹ đất, khoáng sản, công trình ngầm và các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu nhằm tăng thu ngân sách….

Về điều kiện để thu hồi đất tại Điều 80 của dự thảo Luật đã quy định cụ thể về căn cứ, điều kiện thu hồi đất như: (1) phải đáp ứng tiêu chí là thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất; (2) phải có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; (3) dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận; (4) đã hoàn thành việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư.

Có thể thấy các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đã được rà soát thể hiện rõ sự cần thiết phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Thứ ba, quy định cho phép thu hồi đất để xây dựng các công trình sự nghiệp được xã hội hóa như y tế, giáo dục, thể dục thể thao…không phân biệt nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hay nguồn vốn tư nhân.

Trong thời gian qua, Nhà nước ta có các chính sách đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa, các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế giáo dục. Có thể thấy chính sách về xã hội hóa góp phần thay đổi nhận thức của xã hội trong việc sử dụng các dịch vụ sự nghiệp do đơn vị sự nghiệp ngoài công lập cung ứng; thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia vào hoạt động phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, môi trường; tạo điều kiện thuận lợi hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của nhân dân với các loại hình dịch vụ này; góp phần giảm áp lực, sự quá tải trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập. Nhà nước có điều kiện tập trung nguồn lực cho các dịch vụ sự nghiệp có vai trò thiết yếu đối với xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đựợc, theo phản ánh của các địa phương, thủ tục đất đai liên quan đến thực hiện các dự án xã hội hóa vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, đó là các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất với người có đất để triển khai thực hiện dự án, chi phí tiếp cận đất đai cao dẫn đến dịch vụ y tế, giáo dục…người dân phải chi trả cũng cao theo. Từ đó có thể ảnh hưởng đến chính sách xã hội hóa, các chương trình, mục tiêu quốc gia.

Mặt khác, các dự án công trình sự nghiệp như cơ sở văn hóa, cơ sở giáo dục, y tế, cơ sở thể dục thể thao đều có tính chất phục vụ công cộng lâu dài. Do đó, việc Nhà nước thu hồi đất sẽ giúp nhiều người dân có điều kiện tiếp cận được không gian văn hóa, giáo dục, dịch vụ y tế và thể dục thể thao do chi phí rẻ hơn. Đồng thời chính sách này cũng tạo sự bình đẳng về môi trường kinh doanh giữa doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân.

Thứ tư, quy định cụ thể trình tự, thủ tục các bước thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất đảm bảo nguyên tắc có sự tham gia của người dân ở các giai đoạn, đảm bảo nguyên tắc người có đất bị thu hồi được xem xét tái định cư trước khi thu hồi đất.

Dự thảo Luật đã có quy định người dân được tham gia ngay từ khi có dự án Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi chủ trì phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các cơ quan có liên quan, tổ chức họp với người có đất trong khu vực thu hồi để phổ biến, tiếp nhận ý kiến của người dân về các nội dung: (1) Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án, công trình được triển khai trên vùng đất dự kiến thu hồi; (2) Các quy định của Nhà nước về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; (3) Dự kiến nội dung kế hoạch triển khai bồi thường, hỗ trợ; (4) Dự kiến khu vực tái định cư trong trường hợp người có đất bị thu hồi phải chuyển chỗ ở và kế hoạch tái định cư.

Tại bước thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, người dân được tham gia phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các cơ quan có liên quan thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thống kê, phân loại diện tích đất thu hồi và tài sản gắn liền với đất thu hồi; xác định nguồn gốc đất thu hồi và tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, thu nhập từ việc sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề ;

Tại bước lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người dân được tham gia thông qua việc tổ chức lấy ý kiến bằng việc niêm yết công khai, họp trực tiếp, đối thoại.

Đồng thời, quy định UBND cấp có thẩm quyền được ban hành quyết định thu hồi đất trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong các công việc liên quan đến bố trí tái định cư, cụ thể: (1) Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp không phải bố trí tái định cư; (2) Người có đất bị thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ và đồng ý nhận tiền bồi thường chi phí tạm cư; (3) Người có đất bị thu hồi đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất, bàn giao đất trên thực địa để tự xây dựng nhà ở tái định cư; (4) Người có đất bị thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao nhà ở tái định cư; (5) Người có đất bị thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao đất ở gắn liền với nhà ở tái định cư; (6) Người có đất bị thu hồi đồng ý và đã nhận tiền bồi thường để tự lo chỗ ở.

Thứ năm, quy định rõ và phân biệt các trường hợp Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế – xã hội thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất bằng quy định về thứ tự ưu tiên thực hiện nếu quỹ đất đáp ứng các điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất và sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế – xã hội thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo đảm quyền lợi cho người có đất bị thu hồi

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực, TP cũng nhanh chóng ban hành quyết định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, nhằm bảo đảm và hài hòa quyền, lợi ích của các bên liên quan. Nhiều vướng mắc phát sinh Bồi thường, GPMB là nhiệm vụ quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương và cả nước nói chung. Trong...

Một công ty trả lại hơn 30.000m2 đất cho tỉnh Sơn La

Ngày 10.9, UBND tỉnh Sơn La ban hành quyết định 1864 về việc thu hồi đất của Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La do không còn nhu cầu sử dụng đất và có đơn tự nguyện trả lại đất. Đồng thời, giao cho UBND xã Chiềng Ngần (thành phố Sơn La) quản lý.Diện tích thu hồi hơn 32.000m2 tại bản Khoang, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La.Loại đất thu hồi...

Thưởng tới 500 triệu đồng nếu bàn giao đúng tiến độ khi thu hồi đất

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 56/2024 quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.Theo đó, Quyết định 56 có hiệu lực từ ngày 20/9, sẽ thay thế các quy định trước đó, gồm: Quyết định số 10/2017 và Quyết định số 27/2024.Quyết định số 56 quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ,...

Hà Nội quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/9/2024, thay thế các quy định trước đó, gồm: Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND và Quyết định số 27/2024/QĐ-UBND. Quyết định áp dụng cho các cơ quan Nhà nước thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu về đất đai, các đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và người có đất bị thu hồi cùng chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Ngoài...

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất sửa bảng giá đất cần đảm bảo công bằng cho người dân

Chiều 4-9, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP.HCM để góp ý về phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn TP.HCM.Cụ thể, HoREA đề xuất dùng phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh bằng cách lấy giá bồi thường thực tế tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

Theo đó, các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền,...

30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal

Tiếp thu các ý kiến, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, đây là những gợi ý để Việt Nam tiếp tục hành trình bảo vệ tầng ô-dôn, đặc biệt trong việc thiết kế các quy định quản lý, triển...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Tân Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hứa tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trước hết là thực hành lời dạy của Bác Hồ đối với người cán bộ kiểm sát nhân dân phải công minh,...

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Điểm tựa thứ sáu là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần "biến không...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.Các Ủy viên gồm có:- Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và...

Bài đọc nhiều

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Cùng chuyên mục

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp người dân tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái.

Ngọc Hồi – vùng đất ngã ba biên giới vươn mình tạo khí thế mới, động lực mới

Vùng quê “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe” Ngọc Hồi trở thành vùng đất biên giới trù phú, sâu nặng ân tình.

Việt Nam kêu gọi đảm bảo nhân quyền cho mọi người

Trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), Đại sứ Mai Phan Dũng - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) - đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung đối với Báo cáo cập nhật của Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker...

Việt Nam khẳng định chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm

Việt Nam cho rằng, cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực...

Mới nhất

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

Hướng về đồng bào miền Bắc bị lũ lụt, tập thể lãnh đạo, giáo viên - công nhân viên, học sinh và phụ huynh Trường TH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) đã góp hơn 1,2 tỷ đồng. Trong hơn 1,2 tỷ đồng, nhà trường gửi về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM 400 triệu đồng....

Không thu viện phí của nạn nhân vùng thiên tai khoản không được BHYT thanh toán

Theo đó, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh và mưa lụt, sạt lở sau bão đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản, công trình công cộng và dân sinh. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh bị ảnh hưởng và hư hại, đặc biệt tại các tỉnh, TP như Quảng Ninh, Hải...

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh thành bão

NDO - Chiều 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6851/CĐ-BNN-ĐĐ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và các Bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Ảnh minh họa. Công điện...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1...

Ban Bí thư chỉ định nhân sự Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

(Chinhphu.vn) - Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định đồng chí Đại tá Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025. Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định và chúc mừng Đại tá Nguyễn Xuân Thao. Chiều 16/9, Ban...

Mới nhất