Trang chủNewsNhân quyềnTiến độ đánh giá nỗ lực toàn cầu tại COP 28

Tiến độ đánh giá nỗ lực toàn cầu tại COP 28


Tham gia sự kiện cấp cao có 29 nguyên thủ, 21 bộ trưởng, 10 quan chức cấp cao, 3 tổ chức Liên hợp quốc và 8 tổ chức phi chính phủ. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng, đánh giá nỗ lực toàn cầu (GST) là cơ hội để giải quyết các thiếu hụt và tăng cường thực hiện hành động khí hậu, các mục tiêu phát triển bền vững. Các nội dung đánh giá bao gồm tiến độ thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) hiệu quả, Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP), cùng tất cả các kế hoạch và chính sách khí hậu khác.

Quá trình đánh giá đảm bảo tính công bằng, dựa trên bằng chứng khoa học tốt nhất hiện có và phù hợp với các nguyên tắc chung nhưng phân biệt với hoàn cảnh của từng quốc gia.

Về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Các nhà lãnh đạo nhất trí yêu cầu cấp thiết về thiết lập lộ trình thích hợp để giảm sâu, nhanh chóng và bền vững lượng khí nhà kính toàn cầu. Quá trình chuyển đổi phải công bằng và được theo dõi nhanh chóng.

Để mục tiêu giữ nhiệt độ không tăng quá 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ, NDC lần thứ hai cần tham vọng hơn, bao trùm toàn nền kinh tế, tất cả khí nhà kính và các lĩnh vực, phù hợp với Thỏa thuận Paris và tùy thuộc vào hoàn cảnh quốc gia, tăng cường tài chính và hỗ trợ trong bối cảnh chuyển đổi công bằng.

Thế giới cần đạt đỉnh phát thải khí nhà kính càng sớm càng tốt và đẩy nhanh hành động hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ hoặc sớm hơn, phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của quốc gia là điều cần thiết để giữ mục tiêu 1,5°C.

z4950763473649_950ffc546daa01a0e2acd3374cf25638.jpg
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc đánh giá nỗ lực toàn cầu (GST) là cơ hội để tăng cường thực hiện hành động khí hậu

Quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng tập trung vào việc tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng vào năm 2030, kèm với các hỗ trợ để triển khai thực hiện, góp phần đạt được mục tiêu nhiệt độ của Thỏa thuận Paris.

Quá trình chuyển đổi công bằng tạo cơ hội tạo việc làm, cơ hội cho doanh nghiệp và tăng trưởng. Cần có các hành động cấp thiết để giảm phát thải khí mêtan và khí khác ngoài CO2 và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá, cũng như trợ giá nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả với sự dẫn dắt của các nước phát triển.

Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và bể chứa carbon, đặc biệt là rừng và đại dương, đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Các quá trình chuyển đổi cần thiết đòi hỏi có các phương tiện thực hiện và hỗ trợ tương xứng, bao gồm chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để hưởng lợi đầy đủ từ quá trình chuyển đổi.

Về thích ứng với biến đổi khí hậu

Ý kiến tại các hội nghị cấp cao thống nhất, cần tăng cường hành động thích ứng trên quy mô lớn để giảm tính dễ bị tổn thương và tăng khả năng phục hồi sau các tác động tiêu cực của BĐKH. Ước tính tài chính cho các hoạt động thích ứng nằm trong khoảng 194 – 366 tỷ USD mỗi năm. Để sớm thu hẹp khoảng cách này, hướng đi đúng là phải tăng gấp đôi tài chính thích ứng vào năm 2025.

Các nỗ lực thích ứng trong tương lai cần phải mang tính chuyển đổi và đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các nước đang phát triển phải được công nhận những nỗ lực thích ứng bất chấp những thách thức mà họ phải đối mặt.

anh-1(1).jpg
Hội nghị COP28 tập trung thảo luận cách thức thúc đẩy các hành động ứng phó BĐKH để đáp ứng quy mô thực hiện Thỏa thuận Paris.

Tất cả các quốc gia cần khẩn trương tăng cường hành động thích ứng. Trong đó, chú trọng nâng cao năng lực và nguồn lực của các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước dễ bị tổn thương. Các hoạt động cần tập trung là xây dựng, thực hiện Kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP) theo cách hỗ trợ phát triển bền vững và ưu tiên các lĩnh vực nhạy cảm với khí hậu, bao gồm bảo vệ, bảo tồn và khôi phục hệ thống nước, nông nghiệp và an ninh lương thực và sức khỏe.

Đại diện các quốc gia, tổ chức nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp dựa trên hệ sinh thái, cũng như sự cần thiết phải tập trung nhiều hơn vào các giải pháp liên quan đến nước và hệ sinh thái trên núi cao. Khung mục tiêu thích ứng toàn cầu cần sớm được thông qua, với các nhóm mục tiêu và chỉ số cụ thể làm cơ sở cho các Bên triển khai.

Tại lễ khai mạc COP28, các quốc gia đã thống nhất vận hành Quỹ Tổn thất và thiệt hại. Đây là một cột mốc quan trọng và tạo đà hướng tới các kết quả có tác động trên diện rộng trong thời gian tới.

Phương tiện thực hiện

Không có hành động khí hậu nào mà không có phương tiện thực hiện. Về tài chính, các nhà lãnh đạo cho rằng, cần thay đổi cách thức huy động tài chính khí hậu để đáp ứng quy mô cần thiết để thực hiện Thỏa thuận Paris. Điều này đòi hỏi nâng cao quy mô và chất lượng tài chính ưu đãi, thay đổi dòng tài chính công và tư phù hợp với lộ trình phát thải các-bon thấp và thích ứng với khí hậu.

Tài chính dễ tiếp cận và giá hợp lý ở quy mô lớn là điều kiện tiên quyết để thực hiện đầy đủ các kế hoạch khí hậu, bao gồm NDC và NAP, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Các Bên cần khẩn trương đáp ứng tất cả các cam kết liên quan đến tài chính khí hậu, bao gồm việc cung cấp 100 tỷ USD và đặt ra một mục tiêu định lượng chung mới đầy tham vọng về tài chính khí hậu, mở rộng quy mô tài chính từ tất cả các nguồn – tài chính công, tư, trong nước và quốc tế – bao gồm bảo lãnh và tài chính hỗn hợp, trái phiếu xanh và các sáng kiến. Tài chính công là chìa khóa và cũng có thể khuyến khích dòng tài chính tư nhân hướng tới quá trình khử các-bon trên toàn nền kinh tế.

Việc tăng cường năng lực, phát triển và chuyển giao công nghệ rất quan trọng, bao gồm cả việc đổi mới và sản xuất tại địa phương các công nghệ giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội nghị COP28 sẽ tiếp tục thảo luận về đánh giá nỗ lực toàn cầu, làm căn cứ thúc đẩy thực hiện Thỏa thuận Paris và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0

Thủ tướng nhấn mạnh các nước cần hành động quyết liệt hơn, với ý chí và quyết tâm mạnh mẽ hơn trong ứng phó với Biến đổi Khí hậu, hướng tới sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” tại khu vực châu Á. Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp nối thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC) tại Tokyo, Nhật Bản (tháng 12/2023), ngày 11/10, Thủ tướng...

Việt Nam – UNDP: Cùng quyết tâm cao nhất để thực hiện các cam kết về Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cùng thống nhất những quan điểm chung, mục tiêu lớn và quyết tâm cao nhất cùng thực hiện để triển khai các...

30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal

Tiếp thu các ý kiến, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, đây là những gợi ý để Việt Nam tiếp tục hành trình bảo vệ tầng ô-dôn, đặc biệt trong việc thiết kế các quy định quản lý, triển...

Hiểm họa từ hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi

Gây biến đổi khí hậu, đe dọa an ninh lương thực  Hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi là hiện tượng gia tăng lượng khí nhà kính, chủ yếu là khí metan (CH4) và nitrous oxide (N2O) do các hoạt động chăn nuôi gây ra. Việt Nam là một nước có số lượng đầu gia súc gia cầm lớn trong khi đó phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi tận dụng tỷ lệ còn cao (trên 50%) nên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không có giới hạn nào trong quan hệ với Việt Nam

Sáng 31/10, tại Doha, Qatar, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Quốc vương Qatar Sheikh Tamim Bin Hamad Al Thani. Thủ tướng khẳng định với dân số đông trên 100 triệu dân, Việt Nam có thể bổ sung nguồn lực cho Qatar thông qua...

Qatar tổ chức trọng thể lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính

Sáng 31/10, theo giờ địa phương, tại Hoàng Cung Amiri Diwan ở Thủ đô Doha, Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhà nước Qatar. ...

Tiếp tục hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Bảo hiểm y tế

Chiều 31/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. ...

Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường

(TN&MT) - Ngày 31/10, đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và Đoàn khảo sát Ban Dân vận Trung ương đã làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình triển khai thực hiện Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư (khóa XI) về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp”. ...

Thứ trưởng Trần Quý Kiên tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024

Sáng ngày 31/10/2024, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Thứ trưởng Trần Quý Kiên đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024. Tham dự có lãnh đạo các đơn vị: Thanh tra...

Bài đọc nhiều

Kiên Giang đa dạng hóa hoạt động bình đẳng giới

Trong Kế hoạch Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới", Kiên Giang đưa ra nhiều hoạt động phong phú và đa dạng. Kiên Giang là tỉnh có nhiều đảo và vùng biển, có tốc...

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2023, di cư lao động tiếp tục là loại hình di cư chủ yếu của Việt Nam với gần 860.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tương đương hơn 100.000 người mỗi năm, tập trung nhiều nhất tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày 29/10 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với...

Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…

Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phác thảo rõ nét bức tranh tổng quan về di cư quốc tế của Việt Nam, cũng như những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến di cư.

Cùng chuyên mục

Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Gia Lai: tập trung vào 04 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh. ...

KOICA bàn giao dự án hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên tại Thừa Thiên Huế

Mới đây, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam tổ chức lễ bàn giao dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau 6 tháng triển khai, Dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để...

Zhi Shan Foundation tặng 892 suất học bổng vượt khó tại Hà Tĩnh và Nghệ An

Từ ngày 28 đến 31 tháng 10 năm 2024, Tổ chức Zhi Shan Foundation (Đài Loan, Trung Quốc) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An, Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật tỉnh Hà Tĩnh và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị tiến hành trao tặng 892 suất Học bổng vượt khó cho học sinh có hoàn cảnh khó...

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình “Ẩm thực cho em” tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện "Ẩm thực cho em" dành cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Dế Xu Phình, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, nơi chịu ảnh hưởng của bão Yagi vào tháng 9.

Mới nhất

Thủ tướng mong hai bộ trưởng ‘máu lửa’ để Việt Nam mở trung tâm doanh nghiệp công nghệ tại Qatar

Việt Nam có các doanh nghiệp lớn về công nghệ và viễn thông, như Viettel, FPT… đã sản xuất thiết bị 5G, Thủ tướng hoan nghênh việc mở một trung tâm doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tại Qatar. ...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại...

Làm rõ sai phạm tại Trung tâm Giám định y khoa tỉnh Thanh Hóa

NDO - Đoàn Thanh tra Sở Y tế Thanh Hóa vừa tiến hành thanh tra và ban hành kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Trung tâm Giám định y khoa tỉnh Thanh Hóa. Ghi nhận trong điều kiện còn gặp...

Chạy cùng Tùng Dương tại giải Marathon – Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam

Chạy cùng Tùng Dương tại giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp Petrovietnam Theo thống kê của Ban tổ chức, tổng số vận động viên tham gia tại mùa giải năm nay lên tới gần 6.000 người. Chiều 09/11, 2 mốc cự ly Kids Run 2,4km và 1,2km sẽ xuất phát lần lượt vào các...

Mới nhất