Trang chủNewsNhân quyềnTiến độ đánh giá nỗ lực toàn cầu tại COP 28

Tiến độ đánh giá nỗ lực toàn cầu tại COP 28


Tham gia sự kiện cấp cao có 29 nguyên thủ, 21 bộ trưởng, 10 quan chức cấp cao, 3 tổ chức Liên hợp quốc và 8 tổ chức phi chính phủ. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng, đánh giá nỗ lực toàn cầu (GST) là cơ hội để giải quyết các thiếu hụt và tăng cường thực hiện hành động khí hậu, các mục tiêu phát triển bền vững. Các nội dung đánh giá bao gồm tiến độ thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) hiệu quả, Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP), cùng tất cả các kế hoạch và chính sách khí hậu khác.

Quá trình đánh giá đảm bảo tính công bằng, dựa trên bằng chứng khoa học tốt nhất hiện có và phù hợp với các nguyên tắc chung nhưng phân biệt với hoàn cảnh của từng quốc gia.

Về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Các nhà lãnh đạo nhất trí yêu cầu cấp thiết về thiết lập lộ trình thích hợp để giảm sâu, nhanh chóng và bền vững lượng khí nhà kính toàn cầu. Quá trình chuyển đổi phải công bằng và được theo dõi nhanh chóng.

Để mục tiêu giữ nhiệt độ không tăng quá 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ, NDC lần thứ hai cần tham vọng hơn, bao trùm toàn nền kinh tế, tất cả khí nhà kính và các lĩnh vực, phù hợp với Thỏa thuận Paris và tùy thuộc vào hoàn cảnh quốc gia, tăng cường tài chính và hỗ trợ trong bối cảnh chuyển đổi công bằng.

Thế giới cần đạt đỉnh phát thải khí nhà kính càng sớm càng tốt và đẩy nhanh hành động hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ hoặc sớm hơn, phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của quốc gia là điều cần thiết để giữ mục tiêu 1,5°C.

z4950763473649_950ffc546daa01a0e2acd3374cf25638.jpg
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc đánh giá nỗ lực toàn cầu (GST) là cơ hội để tăng cường thực hiện hành động khí hậu

Quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng tập trung vào việc tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng vào năm 2030, kèm với các hỗ trợ để triển khai thực hiện, góp phần đạt được mục tiêu nhiệt độ của Thỏa thuận Paris.

Quá trình chuyển đổi công bằng tạo cơ hội tạo việc làm, cơ hội cho doanh nghiệp và tăng trưởng. Cần có các hành động cấp thiết để giảm phát thải khí mêtan và khí khác ngoài CO2 và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá, cũng như trợ giá nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả với sự dẫn dắt của các nước phát triển.

Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và bể chứa carbon, đặc biệt là rừng và đại dương, đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Các quá trình chuyển đổi cần thiết đòi hỏi có các phương tiện thực hiện và hỗ trợ tương xứng, bao gồm chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để hưởng lợi đầy đủ từ quá trình chuyển đổi.

Về thích ứng với biến đổi khí hậu

Ý kiến tại các hội nghị cấp cao thống nhất, cần tăng cường hành động thích ứng trên quy mô lớn để giảm tính dễ bị tổn thương và tăng khả năng phục hồi sau các tác động tiêu cực của BĐKH. Ước tính tài chính cho các hoạt động thích ứng nằm trong khoảng 194 – 366 tỷ USD mỗi năm. Để sớm thu hẹp khoảng cách này, hướng đi đúng là phải tăng gấp đôi tài chính thích ứng vào năm 2025.

Các nỗ lực thích ứng trong tương lai cần phải mang tính chuyển đổi và đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các nước đang phát triển phải được công nhận những nỗ lực thích ứng bất chấp những thách thức mà họ phải đối mặt.

anh-1(1).jpg
Hội nghị COP28 tập trung thảo luận cách thức thúc đẩy các hành động ứng phó BĐKH để đáp ứng quy mô thực hiện Thỏa thuận Paris.

Tất cả các quốc gia cần khẩn trương tăng cường hành động thích ứng. Trong đó, chú trọng nâng cao năng lực và nguồn lực của các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước dễ bị tổn thương. Các hoạt động cần tập trung là xây dựng, thực hiện Kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP) theo cách hỗ trợ phát triển bền vững và ưu tiên các lĩnh vực nhạy cảm với khí hậu, bao gồm bảo vệ, bảo tồn và khôi phục hệ thống nước, nông nghiệp và an ninh lương thực và sức khỏe.

Đại diện các quốc gia, tổ chức nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp dựa trên hệ sinh thái, cũng như sự cần thiết phải tập trung nhiều hơn vào các giải pháp liên quan đến nước và hệ sinh thái trên núi cao. Khung mục tiêu thích ứng toàn cầu cần sớm được thông qua, với các nhóm mục tiêu và chỉ số cụ thể làm cơ sở cho các Bên triển khai.

Tại lễ khai mạc COP28, các quốc gia đã thống nhất vận hành Quỹ Tổn thất và thiệt hại. Đây là một cột mốc quan trọng và tạo đà hướng tới các kết quả có tác động trên diện rộng trong thời gian tới.

Phương tiện thực hiện

Không có hành động khí hậu nào mà không có phương tiện thực hiện. Về tài chính, các nhà lãnh đạo cho rằng, cần thay đổi cách thức huy động tài chính khí hậu để đáp ứng quy mô cần thiết để thực hiện Thỏa thuận Paris. Điều này đòi hỏi nâng cao quy mô và chất lượng tài chính ưu đãi, thay đổi dòng tài chính công và tư phù hợp với lộ trình phát thải các-bon thấp và thích ứng với khí hậu.

Tài chính dễ tiếp cận và giá hợp lý ở quy mô lớn là điều kiện tiên quyết để thực hiện đầy đủ các kế hoạch khí hậu, bao gồm NDC và NAP, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Các Bên cần khẩn trương đáp ứng tất cả các cam kết liên quan đến tài chính khí hậu, bao gồm việc cung cấp 100 tỷ USD và đặt ra một mục tiêu định lượng chung mới đầy tham vọng về tài chính khí hậu, mở rộng quy mô tài chính từ tất cả các nguồn – tài chính công, tư, trong nước và quốc tế – bao gồm bảo lãnh và tài chính hỗn hợp, trái phiếu xanh và các sáng kiến. Tài chính công là chìa khóa và cũng có thể khuyến khích dòng tài chính tư nhân hướng tới quá trình khử các-bon trên toàn nền kinh tế.

Việc tăng cường năng lực, phát triển và chuyển giao công nghệ rất quan trọng, bao gồm cả việc đổi mới và sản xuất tại địa phương các công nghệ giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội nghị COP28 sẽ tiếp tục thảo luận về đánh giá nỗ lực toàn cầu, làm căn cứ thúc đẩy thực hiện Thỏa thuận Paris và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân

Theo hãng tin Yonhap, ngày 22-3, Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thúc đẩy ngành năng lượng hạt nhân phát triển, để tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân làm nguồn năng lượng sạch. Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị Năng lượng hạt nhân năm 2024 ở...

Hướng đi đúng đắn, thiết thực

Ngày 2/3, tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Văn phòng Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Đối tác GNRRTT) phối hợp với Văn phòng Đại diện ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị Xây dựng kế hoạch giai đoạn 2025-2030 của Đối tác GNRRTT, ưu tiên thực hiện các sáng kiến địa phương, góp phần hiện thực hóa...

COP 28: Cơ hội cuối cùng cho mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu

Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã chính thức khép lại với một số kết quả nổi bật.  Lần đầu tiên, COP đưa ra một văn bản gợi lên một “sự chuyển dịch” dần dần theo hướng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch - nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn...

Ngân hàng Phát triển châu Á hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu khí hậu

Chào mừng ông Windfried Wicklein, Tổng Vụ Trưởng Vụ Đông Nam Á Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cùng phái đoàn đến làm việc tại Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết: Năm 2023 đánh dấu 30 năm ADB hợp tác với Việt...

New Zealand – Việt Nam tăng cường hợp tác chống biến đổi khí hậu

Chào mừng Đại sứ Trenede Dobson cùng phái đoàn Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam tới làm việc, Thứ trưởng Lê Công Thành đánh giá cao những đóng góp của bà Trenede Dobson trong nhiệm kỳ tại Việt Nam cũng như các hoạt động...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ hai cố Thủ tướng và Anh hùng dân tộc Trương Định

*Chiều cùng ngày, trong chương trình công tác tại tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng và đoàn công tác đã đến dâng hương, bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công đức của Anh hùng dân tộc, Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định - một trong...

Bộ TN&MT, phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024

Đồng thời, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành về tài nguyên nước nhằm phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Khẳng định sự phát triển

Khẳng định sự lớn mạnh sau 20 năm tái lập tỉnh Tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành...

Số 50 trên biển báo có ý nghĩa gì?

Số 50 trên biển báo giao thông này có ý nghĩa gì?ATốc độ tối đa các xe cơ giới được phép chạy.Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019, biển báo "tốc độ tối đa cho phép" (được ký hiệu là P.127) dùng để báo hiệu tốc độ tối đa cho phép...

HLV Shin Tae-yong: Một số cầu thủ Indonesia bị ốm nghiêm trọng

"Tình trạng của các cầu thủ không tốt lắm. Một số người bị ốm nghiêm trọng. Tôi không biết họ dính virus gì", HLV Shin Tae-yong chia sẻ sau khi có mặt ở Hà Nội. Đội tuyển Indonesia đến Việt Nam chiều ngày 23/3 để chuẩn bị cho trận lượt về gặp tuyển Việt Nam tại vòng loại World...

Bé nhỏ tuổi bị nhồi máu não, cha mẹ cần chú ý biểu hiện

Mới đây, các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não. Bệnh nhi H.Đ.H. được đưa vào...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!