Trang chủNewsNhân quyềnCần quan tâm đến chính sách đất đai cho vùng đồng bào...

Cần quan tâm đến chính sách đất đai cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi sửa Luật Đất đai

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6, các đại biểu Quốc hội đề nghị chính sách đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải do Quốc hội quyết định để vừa đảm bảo đúng thẩm quyền theo Hiến pháp, vừa thể hiện rõ trách nhiệm của Quốc hội đối với chính sách hết sức quan trọng này.

Bà Nguyễn Thị Thủy đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rõ hơn 4 nội dung: đối tượng được hỗ trợ; địa bàn được hỗ trợ; chính sách để hỗ trợ và trách nhiệm thực hiện từ Chính phủ đến HĐND và UBND các cấp.

Tuy nhiên, theo đại Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn), về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ thì cá nhân là người dân tộc thiểu số, tuy thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng không sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bà Thuỷ lý giải, tức ngoài phạm vi 3434 xã đã được phân định thuộc vùng này sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ đối. Trong khi đó, Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về đất đai không đặt vấn đề về phân biệt địa bàn đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu kỹ vấn đề này để thể chế hóa đúng, đủ tinh thần Nghị quyết của Trung ương.

Về việc thừa kế tặng cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bà Nguyễn Thị Thuỷ cho rằng, dự thảo luật quy định đối với người đã được hỗ trợ đất lần 2 chỉ được phép để lại thừa kế, tặng, cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với người thuộc hàng thừa kế và người này phải có hoàn cảnh giống mình, tức là cũng phải là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và phải được hỗ trợ đất lần đầu nhưng đến nay không còn đất hoặc thiếu đất so với hạn mức.

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ nhận định, việc thiết kế chính sách như vậy nhằm bảo toàn quỹ đất để thực hiện tốt hơn chính sách hỗ trợ đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, ý tưởng rất tốt nhưng đề nghị cần cân nhắc tính khả thi của quy định này.

Nêu cụ thể trường hợp được người hỗ trợ đất theo trường hợp nêu trên, bà Thuỷ cho biết, sau khi được hỗ trợ đất, người này sinh con và sinh sống cùng với cả gia đình trên mảnh đất này cho đến khi người đó mất và mảnh đất này là nơi ăn chốn ở của cả gia đình và là nơi thờ tự tổ tiên theo truyền thống của người Việt.

Sau khi người này mất, các thành viên trong gia đình không thuộc trường hợp quy định, mảnh đất đã gắn bó cả đời với gia đình của họ sẽ bị Nhà nước thu hồi theo chính sách này.

Do đó, đại biểu tỉnh Bắc Kạn bày tỏ băn khoăn đối với việc thực thi chính sách này, nếu hực thi chính sách thu hồi thế vậy có thể làm phát sinh vấn đề mới về xã hội và có thể làm phát sinh khiếu nại, khiếu kiện mà chúng ta đang cố gắng sửa Luật Đất đai để giải quyết vấn đề này.

Bà Nguyễn Thị Thuỷ đề nghị các cơ quan cần đánh giá kỹ hơn về tác động của vấn đề này.

Còn đại biểu Lê Thị Thanh Xuân (đoàn Đắk Lắk) bày tỏ đồng tình khi dự thảo Luật trình Quốc hội lần này đã bổ sung từ “tín ngưỡng”, đó là “cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc”.

Bà Lê Thị Thanh Xuân đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk

Tuy chỉ là bổ sung một từ nhưng theo bà Xuân, đã phản ánh đầy đủ ý nghĩa, vai trò quan trọng của đất đai đối với đời sống vật chất và tâm linh của đồng bào, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Theo truyền thống đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số, nhất là đối với người Tây Nguyên, đất đai không đơn thuần là nguồn tài nguyên mang lại giá trị vật chất mà trên hết nó thể hiện quyền sở hữu tài sản, vị thế xã hội và đặc biệt là mang tính tâm linh. Khi chính sách đất đai thay đổi sẽ tác động sâu sắc đến không gian sinh tồn và truyền thống văn hóa của đồng bào, đã ít nhiều làm mai một văn hóa truyền thống.

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân đề nghị những chính sách trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ là tiền đề cơ bản để giải quyết những vấn đề về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Về quy định trách nhiệm của Nhà nước có chính sách đảm bảo đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số là quy định hết sức cần thiết, đáp ứng mong đợi của đồng bào trong việc có điều kiện để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo trong bối cảnh cùng đất nước hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Thị Thanh Xuân, quy định này trong dự thảo Luật còn chung chung, chưa rõ việc Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất trong những trường hợp như thế nào, điều kiện ra sao.

Hơn nữa dự thảo Luật mới chỉ quy định đối với đất nông nghiệp, chưa đề cập đến đất khác sử dụng cho sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Do đó, đề nghị mở rộng quy định cả các loại đất khác dành cho đất sinh hoạt, đồng thời, để đảm bảo tính khả thi của chính sách này, đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể.

Bà Lê Thị Thanh Xuân cũng kiến nghị, chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải do Quốc hội quyết định. Dự thảo Luật cần dành một chương riêng hoặc ít nhất là một mục riêng quy định về chính sách này.

Việc Quốc hội quy định chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số vừa đảm bảo đúng thẩm quyền theo quy định của Hiến pháp, vừa thể hiện rõ trách nhiệm của Quốc hội đối với chính sách lớn quan trọng này, chắc chắn đây sẽ là một dấu mốc, một bước tiến vượt bậc trong xây dựng thể chế pháp luật về đất đai đối với đồng bào các dân tộc thiểu số“, bà Xuân nhấn mạnh.

Cũng theo nữ đại biểu đoàn Đắk Lắk, đó là minh chứng rõ nhất cho sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Cùng chủ đề

Đề xuất bỏ quy định trường thu tiền để mua BHYT cho học sinh

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) đề nghị nghiên cứu bỏ quy định nhà trường thu tiền bảo hiểm y tế của học sinh. Chiều nay 31.10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Phát biểu tại tổ, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông) đề nghị nghiên cứu,...

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp, tổ chức tài chính hàng đầu Qatar

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan hệ giữa Việt Nam-Qatar đang phát triển tốt đẹp, tin cậy lẫn nhau, là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, chiều 31/10, tại Thủ đô Doha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amir Ali Salemi, Giám đốc điều hành Tập đoàn đầu tư và tư vấn quốc tế JTA. Tại...

Người Việt chơi Halloween ‘nhiệt’ hơn cả Tây

Tối 31-10, hàng ngàn lượt du khách, người dân đến phố đi bộ Bùi Viện (quận 1, TP.HCM) chơi Halloween. Nhiều du khách bất ngờ khi thấy người Việt hưởng ứng lễ hội còn nhiệt tình hơn cả phương Tây. Các bạn trẻ hóa trang thành những nhân vật ma mị, chụp hình lưu niệm tại phố đi bộ Bùi Viện (quận 1, TP.HCM) - Ảnh: THANH HIỆP Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, ngay từ chiều tối, các cửa hàng, quán...

Thủ tướng nêu bật công thức “nguồn lực tài chính từ Qatar, nguồn lực con người của Việt Nam”

Thủ tướng chỉ rõ công thức hợp tác "nguồn lực tài chính từ Qatar, nguồn lực con người của Việt Nam, cùng quan hệ của hai nước", nhưng để ra được sản phẩm thì phải có sự “máu lửa” của 2 Bộ trưởng. Chiều 31/10 (giờ địa phương), nhân chuyến thăm chính thức Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thông tin và Công nghệ truyền thông Qatar Mohammed bin Ali bin Mohammed Al Mannai. Thủ tướng cho biết,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trong kỷ nguyên công nghệ, việc bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em trên môi trường không gian mạng ngày càng được chú trọng, đi cùng với các biện pháp thay đổi phù hợp. Bên cạnh các cơ sở pháp luật, chính sách liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền của trẻ em trên không gian mạng như luật trẻ em, luật công nghệ thông tin, luật an toàn thông tin mạng, bộ luật...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Bài đọc nhiều

Kiên Giang đa dạng hóa hoạt động bình đẳng giới

Trong Kế hoạch Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới", Kiên Giang đưa ra nhiều hoạt động phong phú và đa dạng. Kiên Giang là tỉnh có nhiều đảo và vùng biển, có tốc...

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2023, di cư lao động tiếp tục là loại hình di cư chủ yếu của Việt Nam với gần 860.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tương đương hơn 100.000 người mỗi năm, tập trung nhiều nhất tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày 29/10 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với...

Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…

Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phác thảo rõ nét bức tranh tổng quan về di cư quốc tế của Việt Nam, cũng như những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến di cư.

Cùng chuyên mục

Đổi mới tư duy, nghiên cứu sáng tạo nhiều cách làm mới trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Gia Lai: tập trung vào 04 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 31/10, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Tham dự hội nghị có hơn 200 đại biểu đại diện các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh và đại biểu trong lực lượng công an trong tỉnh. ...

KOICA bàn giao dự án hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên tại Thừa Thiên Huế

Mới đây, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam tổ chức lễ bàn giao dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau 6 tháng triển khai, Dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để...

Zhi Shan Foundation tặng 892 suất học bổng vượt khó tại Hà Tĩnh và Nghệ An

Từ ngày 28 đến 31 tháng 10 năm 2024, Tổ chức Zhi Shan Foundation (Đài Loan, Trung Quốc) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An, Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật tỉnh Hà Tĩnh và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị tiến hành trao tặng 892 suất Học bổng vượt khó cho học sinh có hoàn cảnh khó...

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình “Ẩm thực cho em” tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện "Ẩm thực cho em" dành cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Dế Xu Phình, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, nơi chịu ảnh hưởng của bão Yagi vào tháng 9.

Mới nhất

Biến đổi khí hậu có thể kéo giảm GDP ở châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 31.10 đánh giá tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản...

Thời điểm ‘chín muồi’ để Việt Nam xây đường sắt tốc độ cao

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/thoi-diem-chin-muoi-de-viet-nam-xay-duong-sat-toc-do-cao-19789.htm

Nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc, điều trị

Tăng xông là tên dân gian thường gọi của bệnh tăng huyết áp xảy ra phổ biến với những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Tình trạng này cần được phát...

Quốc hội bàn về phát triển văn hóa 2025-2035 và dự Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

Ngày làm việc thứ 11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Ngày 1/11, Quốc hội nghe trình bày về Báo...

Dự án chống ngập ở TPHCM kéo dài gần 10 năm ‘lãng phí’ thêm hàng nghìn tỷ đồng

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, được khởi công giữa năm 2016, hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên, dự án đã kéo dài gần 10 năm và đang có nguy cơ đội vốn lên hàng nghìn tỷ đồng. Ba lần tạm dừng thi công Dự án Giải quyết...

Mới nhất