Trang chủNewsNhân quyềnNâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế – xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói giảm nghèo cho gia đình người lao động.

Chủ trương nói trên đã được thể hiện trong các văn kiện nghị quyết của đảng và quốc hội, trong đó có bộ luật lao động, luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản quy định hướng dẫn của chính phủ các cơ quan chức năng của nhà nước.

Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm tăng thu nhập nâng cao trình độ nghề và kỹ năng Ảnh Cổng TTDT

Nền kinh tế hội nhập

Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, việc khai thác, phát triển thị trường lao động ở nước ngoài là yêu cầu tất yếu. Hiểu được điều này,  hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được chú trọng nâng cao, không chỉ ở số lượng mà còn ở chất lượng lao động và hiệu quả.

“Phát triển và khuyến khích đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục ý thức pháp luật, làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động về thực hiện hợp đồng, tôn trọng phong tục tập quán, văn hoá, hoà nhập thị trường lao động quốc tế” là một trong những chủ trương của Đảng.

Thực hiện chủ trương, nhất là từ khi có Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, số lượng doanh nghiệp hoạt động dịch vụ và lực lượng lao động Việt Nam hằng năm đi làm việc ở nước ngoài đều tăng trưởng ổn định.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất chế tạo (cơ khí, dệt may, giày da, lắp ráp điện tử…), xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ (chăm sóc người già, người bệnh, giúp việc gia đình). Người sử dụng lao động tại các thị trường tiếp nhận đã đánh giá người lao động Việt Nam khéo tay, chăm chỉ, khả năng nắm bắt công việc nhanh, ham học hỏi, làm việc năng suất, chất lượng.

Do vậy, tính từ khi ban hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, có khoảng 150 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đến nay, cả nước đã có trên 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Năm 2022, tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.779 lao động, đạt 158,64% kế hoạch năm 2022; quý I-2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 37.923 lao động, đạt 34.48% kế hoạch năm 2023.

Điều đáng ghi nhận, thị trường lao động không ngừng được mở rộng, nhất là các thị trường có mức thu nhập cao và điều kiện lao động tốt. Tính đến nay, đã có hơn 40 thị trường tiếp nhận người lao động Việt Nam; những thị trường mới đều là những quốc gia có thu nhập cao, có điều kiện làm việc tốt, như Đức, Ba Lan, Séc… Còn những thị trường truyền thống, như Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản…, số lượng người lao động đi làm việc tại đây đều gia tăng hằng năm.

Có được kết quả trên là do chúng ta đã ban hành những chủ trương, cơ chế, chính sách kịp thời, giúp người lao động tiếp cận nguồn vốn để chi trả chi phí đi làm việc ở nước ngoài.

Cùng với số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài gia tăng hằng năm thì trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các chủ thể tham gia bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ ngày càng lớn Ảnh Tech City Media

Bảo vệ quyền lợi người lao động ở nước ngoài

Cùng với việc chú trọng phát triển, mở rộng thị trường lao động ở các nước, các bộ, ngành liên quan luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng nước sở tại, các hội đoàn người Việt Nam để thường xuyên nắm số lượng, tình hình người lao động nhằm hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong trường hợp cần thiết.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương trong nước phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển chọn, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ pháp lý cho người lao động làm thủ tục, hồ sơ khi đi, xử lý các vụ, việc phát sinh và giải quyết các vấn đề cho người lao động khi về nước theo quy định của pháp luật.

Cùng với số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài gia tăng hằng năm, thì trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể tham gia, bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ ngày càng lớn. Theo đó, các giải pháp phát triển thị trường lao động được chú trọng thực hiện; công tác nghiên cứu, dự báo, khớp nối cung – cầu lao động và cập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động được tăng cường.

Đồng thời, các cơ quan cũng luôn quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong suốt thời gian làm việc ở nước ngoài, nhất là trong các tình huống khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.

Điển hình, năm 2011 là cuộc sơ tán khẩn cấp đưa hơn 10.000 lao động về nước khi xảy ra cuộc nội chiến tại Lybia. Khi sự cố nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản xảy ra, Chính phủ nước ta đã sẵn sàng ứng phó, kịp thời bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người lao động Việt Nam.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến hết sức phức tạp, Chính phủ nước ta đã chỉ đạo đơn vị chức năng, ban quản lý lao động Việt Nam tại các nước (Hàn Quốc, Saudi Arabia, UAE,…) và các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại khu vực Trung Đông, châu Phi phối hợp các cơ quan chức năng nước sở tại để đôn đốc giải quyết các tranh chấp hợp đồng; đăng ký về nước cho lao động giải quyết xong tranh chấp và hỗ trợ các thủ tục cần thiết khi có chuyến bay đưa công dân hồi hương… Chỉ trong hai năm (2020 – 2021), Chính phủ đã đưa về nước 1.008 lao động từ Saudi Arabia, 340 lao động từ UAE, 400 lao động từ Algeria, 216 lao động từ Guinea xích đạo và 226 lao động từ Uzbekistan…

Người lao động đã góp phần quảng bá hình ảnh, giá trị tốt đẹp của đất nước, văn hoá, con người Việt Nam đến cộng đồng quốc tế; nhiều người khi về nước tiếp tục tham gia có hiệu quả vào thị trường lao động trong nước với tinh thần, ý thức trách nhiệm và năng lực, trình độ, kỹ năng tay nghề cao, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (hằng năm, số lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài gửi về nước khoảng từ 2,5 đến 3 tỷ USD).

Người lao động không chỉ thoát nghèo, mà còn có khả năng hỗ trợ, tạo điều kiện cho người thân đầu tư sản xuất, kinh doanh; đặc biệt tại những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài, diện mạo quê hương có nhiều thay đổi với nhà cửa khang trang, hiện đại, an sinh xã hội ngày càng được bảo đảm.

Phương Anh 

Cùng chủ đề

Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta - Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và bà Regina Corradini D’ Airenzo - Tổng Giám đốc SIMEST, cơ quan thúc đẩy đầu tư nước ngoài của các công ty Italia và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các dự án đầu tư. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh...

Bộ Công Thương đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu

Các doanh nghiệp đầu mối có thể được tự quyết giá bán xăng dầu, Nhà nước chỉ công bố giá thế giới bình quân 15 ngày, theo đề xuất của Bộ Công Thương. Đề xuất được Bộ Công Thương nêu tại tờ trình Chính phủ dự thảo nghị định mới, thay thế các nghị định trước đây về kinh doanh xăng dầu.Theo quy định hiện hành, Nhà nước đưa ra giá cơ sở để làm căn cứ điều hành...

Nhiều người trẻ bị thoái hóa cột sống

Số bệnh nhân trẻ phẫu thuật tại Bệnh viện Tâm Anh do các bệnh liên quan thoái hóa cột sống ba tháng qua tăng hơn 51% so với cùng kỳ năm ngoái. ThS.BS Vũ Đức Thắng, khoa Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên ngày 28/3."Khoảng 35% người Việt mắc bệnh thoái hóa cột sống, trong đó 30% tuổi 25-45", bác sĩ nói, thêm rằng...

Hoàn thiện Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2021/VPCP-CN ngày 28/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (Đề án).Cụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trong kỷ nguyên công nghệ, việc bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em trên môi trường không gian mạng ngày càng được chú trọng, đi cùng với các biện pháp thay đổi phù hợp. Bên cạnh các cơ sở pháp luật, chính sách liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền của trẻ em trên không gian mạng như luật trẻ em, luật công nghệ thông tin, luật an toàn thông tin mạng, bộ luật...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc

Cuộc thi hướng tới mục tiêu đẩy mạnh truyền thông về các thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm quyền con người thông qua góc nhìn của mọi tầng lớp trong và ngoài nước.

Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Ngày 10/11/2023, Hội Phụ sản Việt Nam (VAGO) chủ trì, phối hợp cùng Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá Gia đình (Bộ Y tế) và Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam tổ chức Hội thảo “Mức sinh thấp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” tại Hà Nội. Mức sinh thấp ảnh hưởng đến nguồn nhân lực lao động và an sinh xã hộiTuần lễ Vàng “Ngôi nhà hạnh phúc” 2021: Trao hàng nghìn hỗ...

Lượng người dùng internet Việt Nam đứng hàng đầu thế giới

Môi trường internet năng động với lượng người dùng đứng thứ 12 thế giới và thứ 6 khu vực là một trong những ví dụ về thành tựu bảo đảm tự do thông tin, tự do ngôn luận, báo chí ở Việt Nam. Bước vào kỉ nguyên số, trong sự phát triển với tốc độ chóng mặt của môi trường thông tin và không gian mạng, Việt Nam ngày càng nỗ lực trong đảm bảo các quyền tự do ngôn...

TP.HCM chăm lo chính sách dân tộc, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

UBND TP.HCM đã có báo cáo về kết quả công tác dân tộc năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2024. Theo đó, công tác dân tộc trong năm 2023 được triển khai thực hiện nghiêm, luôn bám sát chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc, Thành ủy, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững ổn định, an ninh...

Cùng chuyên mục

Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.

Việt Nam có phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Phát biểu chung này thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm, có tính chất thời sự của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ).

Thừa Thiên Huế: Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và mổ đục thủy tinh thể miễn phí cho người dân

Nhiều bệnh nhân được hưởng phẫu thuật miễn phí thông qua hai chương trình từ thiện do tổ chức Tran Tien Foundation tại Hoa Kỳ và chuyên gia mắt hàng đầu Nhật Bản phối hợp với các bệnh viện trên địa bàn thành phố Huế tổ chức. Phẫu thuật miễn phí cho trẻ em có dị tật miệng tại Thừa Thiên-Huế Nhiều bệnh...

OS và hành trình 35 năm tại Việt Nam: Chung mục đích tìm lại nụ cười

"Không có sự tâm huyết của đội ngũ nhân sự thì tổ chức khó lòng đạt được những thành công trên hành trình 35 năm tại Việt Nam. Tất cả nỗ lực đều vì mục đích chung: làm sao thực hiện được càng nhiều ca phẫu thuật cho các em nhỏ". Đó là ý kiến của chuyên gia người nước ngoài khi đồng hành tổ chức phi chính phủ Operation Smile (OS). ...

Mới nhất

Đề xuất mới: Doanh nghiệp được tự quyết giá xăng dầu

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu và các nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83.Theo Bộ Công Thương, trong 10 năm qua, Nghị định 83 trải qua 3 lần được bổ sung, sửa đổi nhằm...

Hậu Giang tập trung thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt

Hậu Giang tập trung thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệtTỉnh Hậu Giang đang tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển đột phá các ngành, lĩnh vực trên nền tảng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. ...

Cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán TP.HCM dậy sóng

VCF - cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hoà với thị giá cao nhất sàn chứng khoán TP.HCM - đang có chuỗi tăng trần hai phiên liên tiếp sau khi ban lãnh đạo dự tính chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 250%. ...

Bộ TT&TT phát triển nền tảng số để bảo vệ người tiêu dùng

(Mic.gov.vn) - Sáng ngày 21/03/2024, Đoàn công tác của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương và Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Lê Triệu Dũng, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công thương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ TT&TT để thực hiện việc theo...

Mới nhất

48 giờ ở Mai Châu