Trang chủMultimediaẢnh Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao


NDO – 68 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đến nay Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên đã đạt chuẩn quốc gia, là điểm sáng của giáo dục dân tộc, phát huy, tỏa sáng danh hiệu lá cờ đầu của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên.

Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên là mô hình Trường THPT chuyên biệt, dành riêng cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh, đóng vai trò mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục dân tộc của tỉnh Điện Biên.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 1

Năm học 2023-2024, nhà trường có 19 lớp học bao gồm 8 lớp 10; 5 lớp 11; 6 lớp 12; với tổng số 665 học sinh thuộc 17 dân tộc, trong đó có 29 học sinh dân tộc rất ít người là Cống, Sila và Lự.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 2

Trường hiện có 19 phòng học, 6 phòng bộ môn, 21 phòng chức năng quản trị hành chính và 56 phòng nội trú được đầu tư kiên cố đáp ứng yêu cầu dạy và học của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 3

Hằng năm, tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi chiếm trên 95%; học sinh có hạnh kiểm khá, tốt chiếm hơn 98%. Tỷ lệ học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT hằng năm đạt 100%. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hằng năm đạt 100% trong đó tất cả các môn thi đều cao hơn mặt bằng chung toàn tỉnh, nhiều môn cao hơn mặt bằng chung toàn quốc dẫn đầu cụm thi đua các trường phổ thông dân tộc nội trú.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 4

Thực hiện Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc nâng cấp quy mô các trường dân tộc nội trú giai đoạn 2018-2025, nhà trường đang được đầu tư, cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất để nâng cấp quy mô từ 19 lớp học với 655 học sinh lên 30 lớp học, với hơn 1.000 học sinh.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 5

Ngoài việc nâng cao chất lượng trong dạy học chính khóa, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm trong nhiều năm qua. Tỷ lệ học sinh tham gia các đội tuyển các năm chiếm từ 45% tổng học sinh toàn trường. Tỷ lệ đoạt giải các năm từ 66% lượt học sinh dự thi, xếp vị trí thứ 2 toàn tỉnh, đứng thứ nhất trong các Trường THPT không chuyên toàn tỉnh.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 6

Các hoạt động ngoại khóa cũng được trường quan tâm và tạo điều kiện cho học sinh. Thầy và trò nhà trường đang tích cực tập luyện để tham gia hai cuộc thi là: Biểu diễn xòe Thái tỉnh Điện Biên năm 2024 và dân vũ dân ca điệu nhảy đường phố của học sinh sinh viên tỉnh Điện Biên lần thứ nhất.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 7

Tiết mục múa dự thi: Vòng xòe ngày xuân với sự tham gia của 180 em học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú đã hoàn thiện phần tập luyện để sẵn sàng đi thi. Các em rất háo hức và phấn khởi khi được tham gia ngày hội để có dịp giao lưu với bạn bè cùng trang lứa ở các địa phương khác trong tỉnh.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 8

Ngoài ra Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, chọn cử học sinh các lớp tham gia cuộc thi, hội thi do Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố cũng như Thành đoàn thành phố Điện Biên tổ chức cụ thể như âm vang Điện Biên; thi dân vũ học đường; trình diễn trang phục dân tộc hưởng ứng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 9

Cùng với đó hoạt động ngoài giờ gắn với các chủ đề, chủ điểm gần gũi, phù hợp với tâm lý học sinh dân tộc thiểu số, đã giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Điển hình như: Cuộc thi tìm hiểu về “An toàn giao thông”; “Thi tìm hiểu về ma túy”; “Nước sạch và vệ sinh môi trường”; “Tuyên truyền phổ biến pháp luật phòng chống buôn bán người và xâm hại trẻ em”; “Tuyên truyền về kiến thức cơ bản phòng chống HIV/AIDS”; “Cuộc thi tìm hiểu nét đẹp Bản sắc văn hóa dân tộc”… Nhờ đó, nhận thức toàn diện của các em học sinh trong trường đã được nâng cao.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 10

Sau giờ học chính khóa các hoạt động thể dục thể thao ngay trong khuôn viên của trường được các em rất yêu thích, vừa nâng cao sức khỏe vừa tăng tình đoàn kết giữa các bạn trong lớp cũng như với học sinh lớp bạn.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 11

Học sinh trong cùng 1 lớp sẽ được sắp xếp ăn ngủ và sinh hoạt cùng nhau trong 1 phòng với 8 bạn. Những lúc rảnh rỗi mỗi em lại chọn cho mình một cách thư giãn riêng, người nghe nhạc, người đọc sách, người chơi đàn.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 12

Với các em học sinh nơi đây, thầy giáo, cô giáo không chỉ là người truyền thụ cho kiến thức mà còn là chỗ dựa tinh thần, hướng dẫn các em những kỹ năng sống, những nề nếp hằng ngày từ ăn, uống, ngủ, nghỉ…

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 13

Ngoài thời gian đứng lớp, các thầy giáo, cô giáo còn tranh thủ học thêm tiếng dân tộc thiểu số để gần gũi, truyền đạt kiến thức cho các em dễ dàng hơn. Cùng học trò tập đánh đàn, chơi bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… Đồng hành trong cuộc sống hằng ngày với các em ngay cả những lúc nghỉ ngơi sau giờ học.

[Ảnh] Ngôi nhà chung của học sinh các dân tộc vùng cao ảnh 14

Do ăn ở tập trung tại trường cho nên các em học sinh chỉ về thăm nhà vào những dịp nghỉ lễ, Tết dài ngày trong năm và thời gian hè. Chính vì vậy mọi liên lạc với gia đình đều qua điện thoại hằng ngày hoặc là những chuyến thăm bất chợt không hẹn trước của gia đình với các em.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức thánh Trần tại Di tích Đồi A1

Dự hội thảo có các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các chuyên gia đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, lãnh đạo tỉnh Điện Biên và một số sở, ban, ngành... Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường cho biết: Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với một số chuyên gia, nhà khoa học các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học lĩnh...

Huyện đầu tiên ở Điện Biên triển khai mô hình chợ 4.0

Sau nhiều tháng chuẩn bị, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đã chính thức phát động triển khai mô hình chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt. Trước mắt, mô hình này sẽ được áp dụng tại chợ trung tâm huyện Mường Ảng và chợ trung tâm xã Búng Lao.Hiện nay, 2 chợ trung tâm ở Mường Ảng đều đã được trang bị hệ thống wifi miễn phí. Với nền tảng hiện tại đã đáp ứng...

Ngày hội ‘mổ lợn tiết kiệm’ thu tiền tỷ ở huyện biên giới

Phong trào “Hai nghìn đồng mỗi ngày cho Giáo dục” được huyện Nậm Pồ phát động từ ngày 21/11/2022. Sau gần 2 năm triển khai, phong trào đã thu hút nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia với hàng nghìn con lợn đất tiết kiệm. Toàn bộ số tiền thu được từ phong trào được huyện tiếp nhận và sử dụng để hỗ trợ các nhà trường,...

Mùa lúa chín vàng trên cao nguyên đá Tủa Chùa

Mùa lúa chín nhuộm vàng những thửa ruộng bậc thang trên cao nguyên đá Tủa Chùa, Điện Biên là điểm đến lý tưởng cho những tâm hồn yêu thiên nhiên.   Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/photo/mua-lua-chin-vang-tren-cao-nguyen-da-tua-chua-1388990.html

Độc đáo “Ngày hội mổ lợn” đón năm học mới ở huyện nghèo

Sau tròn một năm, huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ lại tưng bừng diễn ra “Ngày hội mổ lợn” đón năm học mới 2024-2025. Ngày hội sẽ kết thúc sau khi tiếp tục triển khai mổ lợn tại 18 điểm cầu trên toàn huyện vào sáng 5.9. Kết quả sẽ được công bố ngay sau khi kết thúc lễ khai giảng. Nguồn: https://laodong.vn/giao-duc/doc-dao-ngay-hoi-mo-lon-don-nam-hoc-moi-o-huyen-ngheo-1389268.ldo

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 Hải quân làm Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân

Tại Hội nghị, Thượng tá Đàm Oanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 đã bàn giao chức trách, nhiệm vụ cho Thượng tá Phạm Lương Hào, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 phụ trách. Trước đó, theo quyết định của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Thượng tá Đàm Oanh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Hải quân. Phát biểu tại Hội nghị, Chuẩn...

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn La

Tiếp và làm việc với đoàn, tỉnh Sơn La có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện Mộc Châu. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại các cơ sở của huyện Mộc Châu đã bị thiệt hại nhiều về nhà cửa, tài sản, hoa màu và hệ thống đường, điện, nước sinh hoạt…, với...

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá Tăng Bá Hưng

Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp Tăng Bá Hưng, sinh năm 1978; quê quán xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, là lái xe thuộc Trung đội 2, Đại đội 1, Lữ đoàn Vận tải 653, Cục Hậu cần Quân khu 3. Đồng chí Tăng Bá Hưng. (Ảnh Cục Tuyên huấn cung cấp) Trước đó, vào hồi 13 giờ 30 phút ngày 11/9/2024, chấp hành mệnh...

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024 là sự kiện thể hiện mục tiêu, quyết tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học-công nghệ lớn của cả nước theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Sự kiện còn là dịp để tham vấn cơ chế chính sách cho hoạt động đầu tư khởi nghiệp...

Trung thu chia sẻ yêu thương việc làm ý nghĩa cho trẻ mầm non

NDO - Chiều 16/9, Trường mầm non Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tổ chức Tết Trung thu tại 4 điểm trường cho hơn 500 trẻ mầm non với nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa. Với chủ đề Trung thu chia sẻ yêu thương, hơn 500 trẻ mầm non cùng các bậc phụ huynh, các cô giáo đã quyên góp được số tiền gần 33 triệu đồng để gửi tới các bạn nhỏ ở vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão...

Bài đọc nhiều

Lũ quét Làng Nủ: Bước chân vô vọng cha đi tìm con

Sau trận lũ quét kinh hoàng tại Làng Nủ (huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào sáng 10/9, Hoàng Văn Thới (33 tuổi) mất đi mẹ, vợ và ba người con. 5 ngày sau lũ, vẫn còn xác của con trai út mới 1 tuổi của Thới chưa được tìm thấy. Ngày nắng cũng như mưa, Hoàng Văn Thới vẫn đi tìm con, anh di chuyển dọc theo mạch nước gần ngôi nhà người thân để tìm tung tích cậu con...

Hàng vạn thanh niên Hạ Long ra quân làm sạch môi trường

TPO - Đây là chiến dịch vệ sinh môi trường biển quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), thể hiện tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong việc khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3. Đoàn thanh niên đã dọn dẹp vệ sinh môi trường, các công trình thiết yếu, đường giao thông công cộng...

Nhiều nhà dân ngoại thành Hà Nội vẫn chìm trong biển nước

Đến trưa 15/9, sau 3 ngày nước dâng cao, nhiều nhà dân tại huyện Mỹ Đức vẫn chìm trong biển nước. NDO - Mực nước sông Đáy, sông Mỹ Hà và hồ Quan Sơn tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã dâng cao liên tục từ ngày 12/9. Đến nay, nhiều nhà dân trong khu vực vẫn bị ngập trong nước lũ, gây khó khăn cho đời sống của người dân. Nước dâng cao khiến nhiều khu vực bị cô lập. Nhiều khu...

‘Lũ rừng ngang’ nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà ở ngoại thành Hà Nội

15/09/2024 | 17:55 TPO - Do chịu tác động trực tiếp của lũ rừng ngang (tức lũ từ các con suối bên mạn sườn sông) mực nước sông Mỹ Hà (đoạn qua huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn ở mức cao làm ngập hàng trăm căn nhà,...

Cùng chuyên mục

Bão Bebinca ‘càn quét’ thành phố Thượng Hải, Trung Quốc

TPO - Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải, Trung Quốc với sức gió lên đến 151 km/h ở vùng gần tâm bão. Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão, Thượng Hải bước đầu ghi nhận một số thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Vào 7h30 sáng 16/9, cơn bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải với sức gió tối đa gần tâm bão là cấp 14 (42 m/s), trở thành cơn bão...

Người dân lại chật vật nhích từng mét trên đường giữa cơn mưa lớn giờ tan tầm

TPO - Cơn mưa lớn vào giờ cao điểm chiều nay (16/9) khiến nhiều tuyến đường Hà Nội tắc cứng, người dân chật vật tìm đường về nhà. VIDEO: Giao thông Hà Nội chiều tối 16/9. Khoảng 17h hôm nay (16/9), cơn mưa lớn đúng vào thời điểm tan tầm khiến nhiều tuyến phố ở...

Những bãi đá hoang sơ tuyệt đẹp bên vịnh Chân Mây – Lăng Cô

(Dân trí) - Khu vực vịnh Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) có rất nhiều bãi đá hoang sơ, không chỉ tạo sức hút đối với khách du lịch mà cả những người đam mê câu cá. Vịnh Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) được ví như chốn "bồng lai tiên cảnh" nhờ sở hữu núi non hùng vĩ cùng nước biển trong xanh, bãi cát trắng mịn và đầm Lập An thơ mộng. Nằm...

Quân đội tiến hành những bước đầu tiên để lắp cầu phao thay cầu Phong Châu

(Dân trí) - Sau khi nước sông Hồng rút, lực lượng quân đội bắt đầu gia cố đường lên, xuống bến Ruộng (Phú Thọ), cải tạo và xây dựng bến vượt bờ tả ngạn sông Hồng để chuẩn bị bắc cầu phao. Sáng 16/9, bến Ruộng (khu 5 Hương Nộn, Tam Nông, Phú Thọ) trở thành công trường bận rộn. Lữ đoàn 249 Bộ Quốc phòng đang tiến hành kè bờ để phục vụ việc lắp đặt cầu phao. Sau tròn...

Mới nhất

iOS 18 chính thức được phát hành cho iPhone

Dù Apple Intelligence vẫn chưa xuất hiện cùng iOS 18, hệ điều hành vẫn chứa nhiều tính năng thú vị. Bản cập nhật iOS 18 được Apple phát hành lúc 0h ngày 17/9 (giờ Việt Nam), tương thích với iPhone SE 2, iPhone SE 3 và iPhone XR trở lên. Bốn mẫu iPhone 16 – iPhone 16, 16...

Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Cầu nối thương mại cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thể thao Vietnam Sport Show: Kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp thể thao Triển lãm Quốc tế Thể thao và Giải trí ngoài trời Việt Nam (Vietnam Sport Show 2024) quy...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa...

Mới nhất