Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhBa thách thức đặt ra đối với chuyển đổi xanh

Ba thách thức đặt ra đối với chuyển đổi xanh

Chuyển đổi xanh là sự nghiệp chung của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức. Việt Nam cần phải giải quyết 3 trụ cột là thể chế, khoa học công nghệ, nguồn lực, nhất là tài chính.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024.

Chiều ngày 10/4/2024, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum) lần thứ 4 và chương trình Golden Dragon Awards lần thứ 23.

Việt Nam đang cùng với nhiều quốc gia trên thế giới chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế “nâu” sang nền kinh tế “xanh” với trọng tâm chuyển đổi tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, phát thải carbon thấp, đảm bảo tăng trưởng xanh, hướng tới thực hiện thành công cam kết Net-Zero vào năm 2050 và phát triển bền vững. Đây được xem là cuộc đổi mới xanh, cách mạng công nghiệp xanh và trở thành xu thế tất yếu không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển của thế giới.

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng chỉ ra ba xu thế lớn tác động đa chiều đối với tất cả các quốc gia. Theo đó, phát triển kinh tế xanh và bền vững là xu thế không thể đảo ngược. Đáng chú ý, hai xu thế tăng trưởng xanh và chuyển đổi số với phát triển của các công nghệ mới diễn ra đồng thời, tác động qua lại, đẩy nhanh cả hai tiến trình với tốc độ vượt trội. Đồng thời, phải khẳng định cộng đồng quốc tế đã đạt nhận thức sâu sắc, có quyết tâm cao, mục tiêu tham vọng về việc cần hợp tác và hành động vì kinh tế xanh và bền vững.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, thực tế, không thể phủ nhận, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh.

Điển hình như chuyển dịch năng lượng tích cực, trong đó năng lượng tái tạo chiếm khoảng 27,1% trong tổng công suất và 13,7% về sản lượng trong hệ thống điện toàn quốc. So với mục tiêu đề ra đến năm 2030 đạt khoảng 15-20% và năm 2045 đạt khoảng 25-30% trong Nghị quyết số 55-NQ/TW, công suất các nguồn năng lượng tái tạo có thể đạt được.

Tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam đến cuối năm 2023 đạt 16,5%. Tín dụng xanh tăng trưởng 20%/năm từ năm 2017 đến nay và chiếm gần 4,5% dư nợ của nền kinh tế năm 2023. Giai đoạn 2019-2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh.

Năm 2023 Việt Nam bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) thu về 51,5 triệu USD; năm 2022, cả nước có khoảng 240.000 hecta canh tác hữu cơ (trong khi năm 2016 chỉ là 77.000 ha); có 59/63 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai nông nghiệp hữu cơ…

Theo ông Hiển, các nghị quyết, chủ trương chung về phát triển nhanh, bền vững, về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 thông qua tại Đại hội 13 cũng như đề cập rất rõ trong các nghị quyết như Nghị quyết 24 của Ban chấp hành Trung ương khóa 11, Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương khóa 13…

“Có thể khẳng định, về mặt chủ trương, đường lối và các chiến lược chính sách rất đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề là cần đưa các chủ trương vào cuộc sống và triển khai đồng bộ các chiến lược, kế hoạch”, ông Hiển cho biết.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Minh Hằng cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay là biến các cam kết thành các hành động, biến các ý tưởng, sáng kiến thành nguồn lực, biến mong muốn, tầm nhìn thành những kết quả cụ thể để không nước nào bị bỏ lại phía sau trong nỗ lực xanh hóa nền kinh tế toàn cầu một cách bền vững.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, và là hành động mà chúng ta cần chuyển đổi sớm để bảo vệ chính mình.

Lần đầu tiên tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đã thể hiện rõ ý chí của Việt Nam trong việc lựa chọn mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tại COP 26, Việt Nam cũng đã đưa ra mục tiêu cam kết về Net Zero bằng 0 vào năm 2050, dù ngay cả với các nước phát triển đây vẫn là một thách thức lớn.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Đây là con đường để tự cứu mình. Đã đến lúc cần có cách nhìn nhận hiện thực hóa các chủ trương này. Đó sẽ không còn là khẩu hiệu hay lời kêu gọi mà đòi hỏi chúng ta cần chuyển nhanh từ nhận thức sang hành động”.

Cần sự đồng lòng của toàn dân

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, để chuyển đổi xanh, phải nhất quán quan điểm đây là sự nghiệp chung của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức và phải thúc đẩy, tập trung 3 trụ cột là thể chế, khoa học công nghệ, nguồn lực, nhất là tài chính.

Chính phủ đang dự kiến thay đổi một số nghị định, tạo môi trường pháp lý để có lộ trình chuyển đổi xanh.
Chính phủ đang dự kiến thay đổi một số nghị định, tạo môi trường pháp lý để có lộ trình chuyển đổi xanh.

Ông Lê Tiến Châu – Bí thư Thành ủy Hải Phòng chia sẻ, chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện đặc thù và năng lực khác nhau của các địa phương. Do đó, các địa phương trên cả nước cần nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích vì mục tiêu chung của Chính phủ.

“Hưởng ứng định hướng chiến lược của Chính phủ về phát triển xanh, bền vững, Thành phố Hải Phòng đang khẩn trương, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng theo định hướng khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam; đồng thời phát triển quần đảo Cát Bà trở thành điểm đến du lịch “xanh””, ông Lê Tiến Châu cho hay.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, hiện Chính phủ cũng đang tập trung để sửa đổi luật liên quan đến lĩnh vực điện lực. Chính phủ cũng đang dự kiến thay đổi một số nghị định, tạo môi trường pháp lý để có lộ trình chuyển đổi xanh, xây dựng một số cơ chế để các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo sẽ được hình thành.

Về xác định các mô hình kinh tế, Chính phủ cũng đang xây dựng kế hoạch để Chính phủ, các địa phương, doanh nghiệp và người dân có thể cùng nhau thực hiện được kinh tế tuần hoàn. Nhiều cơ chế liên quan đến việc làm thế nào để thực hiện được mục tiêu Net Zero cũng đang được thảo luận.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong công cuộc đó, chuyển đổi quan trọng nhất là liên quan đến năng lượng, trong đó tài chính và công nghệ là bài toán đau đầu đối với các quốc gia, cũng như Chính phủ Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: “Chính phủ cần sớm ban hành các cơ chế, chính sách để quyết định trong việc thu hút FDI, đặc biệt trong lựa chọn các dự án đầu tư. Hiện nếu chỉ thu hút đầu tư dựa vào đất đai, nhân công giá rẻ…thì sẽ không còn giá trị”.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, trong quá trình chuyển đổi, Chính phủ, các địa phương sẽ luôn lắng nghe tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp để có những hỗ trợ cần thiết, cũng như có những cơ chế trên phạm vi toàn cầu để chuyển đổi theo.

Tiếp nối phiên toàn thể Diễn đàn Nhịp cầu phát triển lần thứ 4 đang diễn ra tại TP Hải Phòng chiều 10/4 là lễ công bố và vinh danh các doanh nghiệp FDI tiêu biểu năm 2023 nhận Giải thưởng Rồng Vàng (Golden Dragon Awards) lần thứ 23.

Giải thưởng Rồng Vàng năm 2024 tập trung khảo sát và bình xét các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh, chuyển đổi tuần hoàn, đảm bảo phát thải carbon thấp trong quy trình sản xuất, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp…

Năm 2024, ban tổ chức nhận được hơn 486 đề cử và đăng ký tham gia. Qua 2 vòng khảo sát và bình xét, Giải thưởng Rồng Vàng 2024 công bố và vinh danh 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu ở 6 nhóm ngành, bao gồm: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghệ số và dịch vụ số; dịch vụ tài chính và bảo hiểm; phát triển hạ tầng, khu công nghiệp và bất động sản; giáo dục và chăm sóc sức khỏe; nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống.

Trong số các thương hiệu xuất sắc được vinh danh có Samsung, LG Display, Intel, Qualcomm, Heineken, HSBC, Lego, SCG, UOB, Coca-Cola…





Source link

Cùng chủ đề

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp

DNVN - Chia sẻ tại Hội nghị “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp Việt Nam hướng tới phát triển bền vững” ngày 12/4, ông Smail Alhilali - Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc nhấn mạnh, thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp có...

Hiến kế chuyển đổi xanh cho ngành Du lịch Việt Nam

Ngày 12/4, trong khuôn khổ Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2024, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn "Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững" với sự tham dự của 300 đại biểu trong nước và quốc tế.

Suntory Pepsico khởi công nhà máy thứ 6 vận hành năng lượng tái tạo tại Long An

Suntory Pepsico khởi công nhà máy thứ 6 vận hành năng lượng tái tạo tại Long AnSáng 8/4/2024, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo Việt Nam) khởi công xây dựng nhà máy thứ 6 tại KCN Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 300 triệu USD, đây sẽ là nhà...

Chuyển đổi xanh trong du lịch sẽ góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá

Diễn đàn có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia du lịch trong nước và quốc tế, lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan quản lý điểm đến, cơ quan truyền thông… Chuyển đổi xanh để chung tay bảo vệ mội trườngPhát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Hiệp hội...

Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam-VITM Hà Nội 2024

Phát biểu khai mạc Hội chợ, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong nhận định: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách du lịch quốc tế và nội địa, đưa Việt Nam trở thành điểm đến có tầm cỡ trong khu vực, ngành du lịch Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, tận dụng tối đa sự phát triển của thành tựu khoa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Diễn đàn hỗ trợ pháp lý đầu tư 2024 tập trung thảo luận về PPP

Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minhlà văn bản có tính đột phá, là bước “giậm nhảy” để Thành phố phát triển vượt bậc.Ngày 12/4/2024, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư...

Người trồng khoai lang đối mặt nguy cơ thua lỗ nặng

Những ngày qua, tại khu vực Tây Nguyên đang bước vào chính vụ thu hoạch khoai lang. Thế nhưng, người nông dân trồng khoai lang như ngồi trên đống lữa, bởi giá bán liên tục lao dốc, từ 10.000 đồng/kg thời điểm đầu vụ xuống còn 3.500 đồng/kg như hiện nay. Mức giá này, khiến người trồng khoai lang đứng trước nguy cơ thua lỗ năng.Trước tình hình này, UBND huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã có báo cáo...

Giá hồ tiêu khởi sắc: Thận trọng khi mở rộng diện tích

Giá hồ tiêu đã liên tục tăng từ cuối năm 2023 đến nay. Dù vẫn chưa bằng thời kỳ đỉnh điểm năm 2015 - trên 200.000 đồng/kg, song đây vẫn là tín hiệu vui đối với các nông hộ trồng hồ tiêu. Hiện tại, ở khu vực Tây Nguyên, giá hồ tiêu được giao dịch ở mức từ 92 - 93 triệu đồng/tấn. Còn đối với thị trường quốc tế, những phiên giao dịch gần đây, giá hồ tiêu...

Gỡ vướng cho hợp tác xã trong liên kết chuỗi

Xây dựng liên kết chuỗi và nắm bắt cơ hội trong chuỗi giá trị là những chủ đề chính được tập trung thảo luận tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024 với chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”, do Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức ngày 11/4.Nhận thức về liên kết chuỗi còn hạn chế Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh...

Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa chắc chắn

Bên cạnh những điểm sáng, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn có những vùng xám, theo các chuyên gia nhìn nhận tại Hội thảo phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2023, đánh giá về triển vọng nền kinh tế năm 2024, do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 11/4. Kinh tế có dấu hiệu phục hồi ở...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

55% nhà bán hàng vừa bán trực tiếp, vừa bán online

29/01/2024 12:45 Vân Hằng In bài ANTD.VN - Kết quả khảo sát 15.000 khách hàng của Sapo- nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho biết, 55,4% nhà bán hàng hiện tại lựa chọn hình thức vừa trực tiếp, vừa qua thương mại điện tử. Bán lẻ giảm sút trong năm 2023 Sapo cho biết,...

Tìm nguyên nhân khiến 30 lô sầu riêng xuất Trung Quốc nhiễm cadimi

Kể từ khi Việt Nam xuất sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, đã có 30 lô hàng bị trả về do có cadimi vượt ngưỡng, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết đang tìm nguyên nhân. Chiều 1/4, tại cuộc họp báo thường kỳ quý I, ông Nguyễn Quang Hiếu, trưởng phòng hợp tác quốc tế (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết 30 lô hàng sầu riêng...

Gần 2 triệu đồng một con cua huỳnh đế đỏ

Rộ vụ nhưng hút khách, nhiều nơi bán cua huỳnh đế loại 1 kg một con với giá tới 1,9 triệu đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Khảo sát tại các cửa hàng nhập khẩu ở TP HCM cho thấy loại cua huỳnh đế sống có trọng lượng 900 gram đến 1,2 kg một con có giá tới 1,9 triệu đồng. Những con có trọng lượng 600-800 gram, giá bán 1,2-1,5 triệu đồng. Riêng loại cua...

Doanh nghiệp nhỏ tự phát triển AI

Không đứng ngoài xu thế ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các ông lớn, một số doanh nghiệp nhỏ cũng tự phát triển AI để tìm cơ hội kinh doanh. Cuối 2023, startup công nghệ giáo dục Tomia hoàn thiện một nền tảng quản lý trường học thông minh cùng tên. Ngoài quản lý các giáo trình, bài giảng, Tomia thông qua AI để phát triển khả năng nhận diện khuôn mặt, tự động hoàn chỉnh bài...

Cùng chuyên mục

Mỹ, Anh siết giao dịch kim loại Nga

Mỹ và Anh hạn chế buôn bán kim loại nguồn gốc từ Nga trên các sàn kim loại và trong giao dịch phái sinh từ 13/4. Các kim loại của Nga gồm nhôm, đồng và niken sẽ không được phép giao dịch trên Sàn giao dịch kim loại London và Sàn giao dịch hàng hóa Chicago. Động thái là tiếp nối cam kết "giảm doanh thu từ kim loại của Nga" mà G7 nêu vào tháng 2.Nga là nhà...

Vàng nhẫn đột ngột giảm tới 2,2 triệu

Ảnh minh họa: Phan Anh Cập nhật giá vàng SJCGiá vàng thế giới giảm xuống chỉ số USD tăng cao. Ghi nhận lúc 18h ngày 13.4, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 105,820 điểm (tăng 0,72%).Dự báo giá vàngCuộc khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy giới chuyên gia đang có nhận định rất tích cực về kim loại...

Tăng chóng mặt, khi nào giá nhà đất hạ nhiệt?

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý I/2024 của Công ty PropertyGuru Việt Nam, trong quý I, giá của căn hộ chung cư tiếp tục xu hướng đi lên. Sau 6 năm, tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%.Ở thời điểm đầu năm 2018, giá rao bán chung cư Hà Nội và TP.HCM lần lượt là 27 và 31 triệu đồng/m2. Sau 6 năm, tốc độ tăng giá...

Tăng vốn lên 11.800 tỷ đồng, cơ cấu toàn diện trong 2024

Ngày 13/4/2024, Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Tăng vốn điều lệ lên hơn 11.800 tỷ đồng ĐHĐCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, theo đó, ngân hàng đặt mục tiêu đạt 105.892 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 10% so với năm 2023; dư nợ cho vay khách hàng dự kiến đạt 64.344 tỷ đồng và huy động khách hàng đạt 86.050...

Giá cổ phiếu công ty của Trump giảm 50%

So với đỉnh cuối tháng 3, giá cổ phiếu Trump Media hiện chưa bằng một nửa, khiến tài sản của Donald Trump giảm gần 3 tỷ USD. Chốt phiên 12/4, cổ phiếu Trump Media tăng 0,56%. Tuy nhiên, trong phiên, có thời điểm mã này giảm tới 5%.Cổ phiếu này đã mất giá 6 trong 8 phiên gần nhất. So với đỉnh hôm 27/3 - một ngày sau khi Trump Media bắt đầu giao dịch trên sàn Nasdaq, mã...

Mới nhất

Không được ép buộc tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức

Không được ép buộc tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thứcỦy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết sau khi chất vấn hai lĩnh vực tài chính và ngoại giao. Không được ép buộc các tổ chức, cá nhân...

Niềm đam mê ẩm thực Việt của đầu bếp nổi tiếng Thụy Điển

Ngày 13/4, nhân kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao giữa Thụy Điển và Việt Nam (1969 - 2024), Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức sự kiện ẩm thực mang tên "Hương vị Thụy Điển - Quà chiều" nhằm tạo điều kiện trao đổi văn hóa, tôn vinh niềm đam mê chung về ẩm thực giữa hai quốc gia.

Chung tay xây dựng biên giới Việt Nam

(Bqp.vn) - Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng giữa Bộ Quốc phòng hai nước trong năm 2024, nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác...

Phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập xu thế toàn cầu

Ngành Du lịch toàn cầu đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Phát...

Mới nhất