Trang chủNewsThời sựChính phủ trình Quốc hội dự án Luật Tài nguyên nước (sửa...

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)


z4375470170659_79d0b6658c37ef42e5bc209a6f1df8b9(1).jpg
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã trình Quốc hội dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). 

Cần thiết phải sửa đổi Luật Tài nguyên nước

Trình bày trước Quốc hội, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu rõ: Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, một số quy định của Luật 2012 còn giao thoa, chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước…

Bên cạnh đó, việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước ở một số nơi còn chưa nghiêm, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm chưa được thực hiện tốt; các cơ chế tài chính, chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát chưa hiệu quả; các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới còn chưa đồng bộ; sự phối hợp chưa đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành; một số nội dung của pháp luật có liên quan chưa thống nhất, đồng bộ với Luật Tài nguyên nước,…

Bên cạnh đó, căn cứ vào Hiến pháp năm 2013, các Nghị quyết của Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội về quản lý tài nguyên nước. Do đó, cần thiết phải cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Trong đó, cần nghiên cứu, sửa đổi ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) theo hướng bổ sung, hoàn thiện các chính sách đã ban hành và nghiên cứu tích hợp các quy định về quản lý nước trong một bộ luật về nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước trên cơ sở thống nhất quản lý về tài nguyên nước.

z4375433272372_46e495197dbf5673785b22e28671994a.jpg
Toàn cảnh phiên họp chiều 25/5.

Khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên

Với dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), mục tiêu của Việt Nam sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Bên cạnh đó, Luật sẽ hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước; giảm điều kiện kinh doanh cho tổ chức, cá nhân.

Đồng thời, sẽ chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế thông qua các chính sách về: giá nước, thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; đẩy mạnh xã hội hoá.

Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên nước

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được xây dựng trên quan điểm: Thể chế hóa quan điểm tài nguyên nước là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Tài nguyên nước phải là cốt lõi trong xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch dân cư, quy hoạch các ngành, lĩnh vực có khai thác sử dụng nước, hoạch định chiến lược phát triển đất nước;

Các quy định của Luật phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với các pháp luật chuyên ngành liên quan và phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;

Kế thừa các quy định của Luật 2012 đang phát huy hiệu quả; bãi bỏ các quy định bất cập; cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp;

Thiết lập hệ thống hành lang pháp lý cho quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các quy định liên quan đến quản lý nguồn nước, khai thác, sử dụng, cấp nước trong Luật Tài nguyên nước; tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng xã hội hóa ngành nước;

Đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; tách bạch quản lý tổng hợp thống nhất về tài nguyên nước với quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước;

Giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; luật hóa các quy định đã được thực tiễn khẳng định phù hợp;

Phát triển kinh tế nước, coi sản phẩm nước là hàng hóa thiết yếu; bảo đảm công bằng trong tiếp cận nguồn nước;

Tiếp cận theo xu thế của quốc tế có tính đến đặc thù của Việt Nam; sửa đổi Luật theo hướng quy định tích hợp các nội dung liên quan đến tài nguyên nước; đồng thời, giao trách nhiệm cho các bộ, ngành quản lý theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được quy định tại các luật có liên quan đến tài nguyên nước như: thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông thủy…

Dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi gồm 83 điều và được bố cục thành 10 chương. So với Luật Tài nguyên nước năm 2012, dự thảo Luật không tăng về số chương (trong đó giữ nguyên 9 điều; sửa đổi, bổ sung 59 điều; bổ sung mới 15 điều) và bãi bỏ 13 điều.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi gồm 83 điều và được bố cục thành 10 chương. So với Luật Tài nguyên nước năm 2012, dự thảo Luật không tăng về số chương (trong đó giữ nguyên 9 điều; sửa đổi, bổ sung 59 điều; bổ sung mới 15 điều) và bãi bỏ 13 điều.

Dự thảo Luật tập trung vào các nhóm nội dung về: Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước; Điều hòa, phân phối và Khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước; Hợp tác quốc tề về tài nguyên nước; Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước; Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nội dung chưa chuẩn bị kỹ lưỡng thì để kỳ sau

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần 5, cho ý kiến về 8 dự án luật sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7. 8 dự án luật cho ý kiến tại hội nghị này, gồm: Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông...

Không để phát sinh “giấy phép con” trong thi hành pháp luật

Sáng 7/3, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, 19 luật, nghị quyết được thông qua quy định những nội dung rất quan trọng. Khái quát những nội dung mới, nổi bật của 9 luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng,...

Những chính sách mới nổi bật trong Luật Đất đai sửa đổi

Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và...

Luật nhiều bất cập khiến doanh nghiệp lo lắng khi lựa chọn trọng tài thương mại

Cần sửa đổi khung pháp lý trong Luật trọng tài thương mại VCCI: Bãi bỏ Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại là cần thiết Vừa qua, Hội Luật gia Việt Nam đã có dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài thương mại...

TP.HCM triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020: Đảm bảo thông suốt

Đặc biệt, từ nay đến 2025, hướng tới 2030, TP.HCM xác định là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với việc đầu tư trọng tâm cho các công tác quản lý đã được quy định trong Luật.Chủ động tháo gỡ vướng mắcNgày 17/11/2021, UBND TP.HCM...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần ‘5 quyết tâm’, ‘5 bảo đảm’, ‘5 đẩy...

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I đạt nhiều kết quả quan trọngNghị quyết nêu rõ, Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I tiếp tục phục hồi tích cực, đạt...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế

Sau khi ký kết Thoả thuận hợp tác mới, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Văn phòng Nhân Đại toàn quốc Trung Quốc. Nguồn

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tham dự Hội nghị, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.Tăng...

Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long nêu: Từ đầu...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc

*Trong khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành kính dâng hoa tại tượng Bác Hồ. Nguồn

Bài đọc nhiều

Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

Từ vụ “tráo nhà hàng” ở TP. Nha Trang… Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin phản ánh của du khách Phan Cường, quê Hà Nội, kể về "trải nghiệm không mấy vui vẻ" khi du lịch tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Theo anh Cường, hai hôm trước, anh và gia đình có đặt xe taxi đến quán ăn T.S, ở 15 đường Trần Phú, tuy nhiên 3 tài xế của hãng...

Canada sẽ mở đại sứ quán mới ở Việt Nam vào năm tới

Đại sứ quán mới của Canada tại Hà Nội sẽ được đặt ở vị trí dễ tiếp cận hơn, với không gian mở, hiện đại và đạt các tiêu chí về phát triển bền vững. Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil trong cuộc họp báo ngày 24-8 tại Hà Nội - Ảnh: TRUNG QUÂN Đó là chia sẻ của Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil trong cuộc họp báo ngày 24-8, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan...

Trà Vinh: Đồng bào Khmer được nghỉ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong 4 ngày

Đối với các sở, ban, ngành tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào và giữ gìn an ninh trật tự trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024. Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể cùng cấp vận động...

Đề xuất người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2024, dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 có ngày 29/4/2024 (thứ Hai) nằm giữa ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ hàng tuần. Do đó, có ý kiến đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (29/4/2024) và làm bù sang ngày khác để dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5...

Vụ buôn lậu hơn 6.000kg vàng: Mang vàng khối qua cửa an ninh để lên máy bay

Như VietNamNet đã đưa tin, VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 24 bị can trong đường dây buôn lậu 6.150kg vàng 9999 về tội Buôn lậu. Trong số các bị can, Đặng Nam Trung thường xuyên đi lại giữa Hà Nội và TP.HCM giao tiền, nhận vàng mang ra Hà Nội theo phân công của bị can Đặng Thị Thanh Hằng. Khi làm thủ tục lên máy bay, Trung đi qua cửa VIP kiểm soát...

Cùng chuyên mục

Loài hoa rừng biến bản nghèo trở nên nổi tiếng ở Bình Định

Những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4-2024, quần thể hoa trang cổ thụ ven suối Tà Má vào thời điểm nở rộ. Dọc con suối kéo dài nhiều km, những cây trang tuổi từ hàng chục đến cả trăm năm bung nở phủ kín cả dòng suối. Những ngày cuối tuần, du khách, người dân trong và ngoài tỉnh ồ ạt đổ đến để ngắm hoa, tắm suối, thưởng thức...

Kiến nghị xem lại thiết kế cầu vượt như đê chắn nước ở cao tốc Cam Lộ – Vạn Ninh

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Trị đề nghị nghiên cứu, lựa chọn phương án thi công tối ưu nhất dự án đường bộ cao tốc đoạn Cam Lộ - Vạn Ninh. Cử tri phản ánh, dự án đường bộ cao tốc phía Đông đoạn Cam Lộ - Vạn Ninh tại vị trí giao với QL 9 có thiết kế xây dựng cầu QL 9 vượt cao tốc đoạn qua...

Ban Tổ chức Trung ương ủng hộ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 kéo dài 5 ngày liên tục

Theo đó, Ban Tổ chức Trung ương thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc bình thường (29.4) và làm bù sang ngày khác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.Theo Ban Tổ chức Trung ương, đối chiếu với quy định về nghỉ lễ, Tết (Điều 112, Bộ luật Lao động 2019), đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh...

Quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần ‘5 quyết tâm’, ‘5 bảo đảm’, ‘5 đẩy...

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I đạt nhiều kết quả quan trọngNghị quyết nêu rõ, Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I tiếp tục phục hồi tích cực, đạt...

Mới nhất

‘Vòm Sắt trên biển’ Israel lần đầu thực chiến

Israel khai hỏa hệ thống phòng không Vòm Sắt phiên bản hải quân đánh chặn vật thể xâm phạm không phận, trở thành lần đầu thực chiến của khí tài này. "Sau khi có tiếng còi báo động ở khu vực Eilat về sự xâm nhập của máy bay thù địch vào tối 8/4, hải quân Lực lượng Phòng...

Bộ Công an chốt lịch thi đánh giá năng lực

Kỳ thi đánh giá của Bộ Công an để tuyển sinh đại học diễn ra vào ngày 6-7/7, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bộ Công an ngày 8/4 thông báo bài thi đánh giá để tuyển sinh vào 8 trường công an năm nay gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, làm trong 180 phút, tương tự...

Mới nhất