Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐể sách giáo khoa không là gánh nặng tài chính cho phụ...

Để sách giáo khoa không là gánh nặng tài chính cho phụ huynh


Sau khi Báo Thanh Niên đăng tải thông tin về giá sách giáo khoa các lớp 4, 8, 11 cao hơn tới 3 lần so với giá sách giáo khoa theo chương trình cũ, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã trao đổi để giải thích về vấn đề này.

Theo giải thích của NXBGDVN, giá sách mới cao hơn do chi phí tăng ở các khâu cấu thành giá bán một bộ sách giáo khoa mới gồm: số lượng cuốn trong một bộ sách; chi phí tổ chức bản thảo; chi phí vật tư, công in và chi phí marketing.

Vậy cần phải làm thế nào để giảm gánh nặng tài chính đầu năm học mới cho phụ huynh về việc mua sách giáo khoa?

Cho mượn sách giáo khoa

Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15 hồi tháng 6.2022, sách giáo khoa sẽ được bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, khi sửa đổi luật Giá. Trong thời gian chờ đợi sửa luật, Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan có biện pháp hạ giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.

Trong phiên họp chiều 21.6.2022, nguyên Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội… về các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa. Khi đó, ông Đam yêu cầu Bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu phương án sử dụng ngân sách nhà nước để mua sách giáo khoa, đưa vào thư viện các trường học cho học sinh mượn.

Việc Nhà nước có chủ trương dùng ngân sách để mua sách giáo khoa cho học sinh mượn là việc làm thiết thực giúp đỡ phụ huynh, học sinh đầy tính nhân văn và nhân ái.

Thực tế, trong 3 năm vừa qua, kể từ năm học 2019-2022 đại dịch Covid-19 đã tàn phá, gây thiệt hại nặng nề đến mọi mặt đời sống của người dân. Tuy dịch bệnh đã đi qua, cuộc sống dần ổn định, nhưng đời sống của đa số người dân còn có nhiều khó khăn sau dịch bệnh. Vì vậy, không có lý do gì để người dân phải thêm gánh nặng khó khăn trên vai. 

Để sách giáo khoa không là gánh nặng tài chính cho phụ huynh - Ảnh 1.

Giá sách giáo khoa tăng là nỗi lo của phụ huynh vào đầu năm học mới

Trước đây, trong thời kỳ còn bao cấp, kinh tế khó khăn nhưng Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục, tất cả học sinh chúng tôi đi học đều được chia sẻ những quyển sách mượn được từ thư viện mà không phải mua sách. Tuy mỗi giai đoạn có khác nhau nhưng sự quan tâm đến học sinh, sự học, giáo dục là luôn không thay đổi dù trong hoàn cảnh nào.

Để sách mượn được sử dụng dài lâu, thiết nghĩ trước hết là nhà trường cần giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn sách vở cẩn thận, không được viết vẽ bậy vào sách. Cuối năm, nhà trường nên xem xét tuyên dương, khen thưởng những học sinh biết bảo quản sử dụng sách có hiệu quả và xem đó là một tiêu chí đánh giá hạnh kiểm học sinh cần được phát động duy trì thường xuyên.

Xã hội hóa tủ sách giáo khoa

Ngoài ngân sách của Nhà nước mua sách, nhà trường nên vận động các cá nhân, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp… ủng hộ kinh phí để có thêm sách cho nhiều học sinh được mượn; phát động phong trào ủng hộ sách cho thư viện…

Chúng ta cũng có thể thực hiện xã hội hóa tủ sách dùng chung trong phụ huynh, học sinh. Đối với những phụ huynh có điều kiện tham gia đóng góp sách để chia sẻ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn được hưởng lợi từ tủ sách xã hội hóa.

Tiếp đến, nhà trường cần tính đến kế hoạch mua sách giáo khoa đã sử dụng trong những năm học trước từ phụ huynh, học sinh. 

Vào dịp lễ tổng kết và phát thưởng cuối năm, nhà trường có thể phát thưởng những bộ sách giáo khoa, giúp các em có sách để học.

Giá sách giáo khoa mới luôn là vấn đề "nóng" từ khi thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa đến nay

Giá sách giáo khoa mới luôn là vấn đề “nóng” từ khi thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa đến nay

Chúng ta có nhiều bộ sách giáo khoa được Bộ GD-ĐT phê duyệt. Vì vậy, Bộ GD-ĐT cần xây dựng chương trình có tính ổn định lâu dài tránh thay đổi trong thời gian ngắn. 

Sách giáo khoa cần có tuổi thọ nhất định, không phải thay đổi nhiều về nội dung, nếu có chỉ là bổ sung, cập nhật sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của xã hội, tránh được việc phải mua sách mới khác để học cũng như khi chuyển đến học từ trường này đến trường khác, địa phương này sang địa phương khác.

Đề xuất một cách tiết kiệm sách giáo khoa

Trường có kế hoạch tuyển sinh bao nhiêu thì phải chịu trách nhiệm chuẩn bị đủ cho 1 học sinh/1 bộ sách và học sinh phải trả 30-40% giá tiền bộ sách. Hết năm học phải trả lại sách cho trường để học sinh năm sau sử dụng tiếp. Em nào làm hư, dơ, rách sách thì phải đền bằng giá bìa. Trường có thể thu tiền học sinh trước, cuối năm trả sách thì hoàn trả tiền thừa hoặc thu bù thêm cho bộ sách năm sau nếu các em còn học tiếp ở trường.

Sau khoảng 4 năm (tuổi thọ sách) thì trường đã thu lại đủ tiền có kèm lãi suất ngân hàng để tái tục vòng quay. Làm như thế có nhiều cái lợi. Học sinh không phải tất bật lo chuyện sách, giảm chi phí và tạo thói quen cho gìn giữ sách sạch đẹp để tiết kiệm cho chính mình.

Bạn đọc Sắc Chanh



Source link

Cùng chủ đề

Chính phủ yêu cầu rà soát phương pháp định giá sách giáo khoa

Ngày 20-3, Chính phủ ban hành nghị quyết 32/NQ-CP ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18-9-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.Chính phủ yêu...

Nhà xuất bản Giáo dục: Giá sách giáo khoa sẽ giảm tới 24%

Các đầu sách giáo khoa từ lớp 1 đến 12 sẽ được giảm giá khoảng 10-24% trong năm học tới, theo ông Phạm Vĩnh Thái, Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Thông tin được ông Thái chia sẻ tại buổi giới thiệu sách giáo khoa lớp 9, 12 tại TP HCM, ngày 5/3."Nhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh học sinh, năm học 2024-2025, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giảm giá sách...

Giá sách giáo khoa: Đôi điều trăn trở

Trên thực tế, cơ cấu giá thành của sách giáo khoa bao gồm: Vật tư in: Giấy in, tem chống giả, rọc giấy (nếu có); Công in: Giá nhân công, mực in, chất liệu gia công khác, chi phí vận chuyển…; Chi phí thuê kho (chứa giấy in, chứa thành phẩm), vận chuyển; Chi...

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 747/CĐ-TTg ngày 16/8/2023 yêu cầu các Bộ liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023 – 2024.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Shark’ Thủy là ai, kinh doanh ra sao dẫn đến nợ học phí?

Thời điểm sau dịch COVID-19 cũng là lúc Apax Leaders bắt đầu đối mặt với những thách thức về tài chính "hụt" nguồn thu học phí trong thời gian nghỉ dịch, trả lương giáo viên, duy trì hệ thống mặt bằng số lượng "khủng" rộng khắp cả nước.Việc quá nhiều phụ huynh muốn rút học phí đã đóng...

Gần 12.000 cơ sở mầm non giáo dục kiến thức an toàn giao thông

Hơn 9,6 triệu trẻ tại gần 12.000 cơ sở mầm non cả nước được giáo dục các kiến thức về an toàn giao thông qua chương trình "Tôi yêu Việt Nam". Ngày 22/3, tại Nha Trang, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học mầm non giai đoạn...

Cùng chuyên mục

Trường đại học Luật TP.HCM tăng học phí cao nhất 165 triệu đồng/năm

Đối với học phí hệ chính quy văn bằng 2: sẽ bằng 1,17 lần của học phí hệ chính quy văn bằng 1. Học phí các lớp vừa học vừa làm: bằng mức thu học phí các lớp hệ chính quy (văn bằng 1 và văn bằng 2). Học phí chương trình thạc sĩ: bằng 1,2 lần của học...

Hàng trăm phụ huynh cho con nghỉ học, treo băng rôn để phản đối sáp nhập trường

Chiều 27/3, theo yêu cầu của phụ huynh, 457 học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đồng loạt nghỉ học để phản đối việc sáp nhập vào Trường Tiểu học Lê Văn Tám.Phụ huynh cho con nghỉ vì cho rằng việc sáp nhập trường khiến con em họ phải đi học xa hơn, việc đi qua tỉnh lộ rất nguy hiểm.“Việc đưa đón các cháu đi học chủ...

Lịch thi lớp 10 trường chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2024

Năm 2024, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (HSGS) tuyển 525 học sinh, chia đều cho 5 khối chuyên, tăng 105 so với năm ngoái. Chiều 27/3, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm nay. Trường dừng tuyển các lớp chất lượng cao theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tăng chỉ tiêu hệ chuyên.Năm khối chuyên Toán, Lý,...

Đề xuất UBND TP.HCM hỗ trợ tài chính cho Trường quốc tế Mỹ AISVN

Ngày 26-3, Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi UBND TP.HCM đề xuất phương án hỗ trợ về tài chính đối với trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Quốc Tế Mỹ (Trường quốc tế Mỹ AISVN).Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo trong quá trình hoạt động Trường quốc tế Mỹ -...

Mới nhất

Giám đốc Công an tỉnh An Giang thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh 2024

Đại tá Lâm Phước Nguyên - Giám đốc Công an tỉnh An Giang - dẫn đầu đoàn công tác thăm, chúc mừng các vị Giám mục, Linh mục và chức...

Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam hủy họp cổ đông bất thường

Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex) hủy phiên họp bất thường để miễn nhiệm Trưởng ban kiểm soát bởi nhận thấy thời gian tổ chức gần với ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội...

Đặc sắc chương trình gameshow “Sắc màu sao vuông”

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2024), ngày 25/3, tại Hà Nội, Cục Dân quân tự vệ phối hợp với Trung tâm Phát thanh  - Truyền hình Quân đội tổ chức Chương trình Gameshow “Sắc màu sao vuông”. Dự Chương trình có Trung tướng Nguyễn Doãn Anh,...

Hội nghị giao ban công tác kỹ thuật toàn quân Quý I năm 2024

(Bqp.vn) - Chiều 27/3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Giao ban công tác kỹ thuật toàn quân Quý I năm 2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu trong toàn quân. Trung tướng Trần Minh Đức, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật chủ trì hội nghị. Các...

Tập trung giải ngân đầu tư công hiệu quả ngay từ đầu năm 2024

Theo Công điện số 24/CĐ-TTg đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 theo...

Mới nhất