Trang chủDestinationsHòa BìnhKhai mạc diễn tập Phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình năm...

Khai mạc diễn tập Phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình năm 2023


Diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó thảm họa thiên tai, động đất ảnh hưởng đến đập, hồ thủy điện Hòa Bình được chia làm 2 giai đoạn với 6 vấn đề huấn luyện.

Giai đoạn 1 – Vận hành cơ chế, bao gồm 3 vấn đề huấn luyện: Cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) tỉnh Hòa Bình triển khai nhiệm vụ phòng thủ dân sự ứng phó với động đất ảnh hưởng đến đập thủy điện và tìm kiếm cứu nạn (TKCN); Hội nghị Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh đánh giá tình hình, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án ứng phó; giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, chỉ đạo hiệp đồng giữa các lực lượng; TKCN và khắc phục hậu quả động đất làm ảnh hưởng đến đập thủy điện Hòa Bình; Hội nghị Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh xử trí tình huống Thủy điện Hòa Bình xả lũ khẩn cấp và TKCN.

Giai đoạn 2 – Diễn tập thực binh với 3 vấn đề huấn luyện: Thông tin, thông báo, cảnh báo động đất, di dời Nhân dân, tài sản đến nơi an toàn, thiết lập Sở chỉ huy phía trước của tỉnh; vận hành xả lũ khẩn cấp hồ thủy điện Hòa Bình; tìm kiếm cứu nạn người và phương tiện bị đắm chìm, trôi dạt trên hạ lưu sông Đà. Khắc phục sự cố sạt lở, sập đổ công trình và TKCN; triển khai bệnh viện dã chiến, khu vực sơ tán Nhân dân bị ảnh hưởng do thảm họa, sự cố gây ra. 

Cuộc diễn tập phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình năm 2023 nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, BCH phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các cấp, vai trò tham mưu của cơ quan, đơn vị, các sở, ban, ngành, công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong phòng thủ dân sự. Đồng thời kiểm tra, đánh giá công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, chỉ huy điều hành, khả năng huy động các nguồn lực theo phương châm 4 tại chỗ. Trên cơ sở đó, bổ sung điều chỉnh kế hoạch phương án tình hình thực tế của địa phương hiệu quả cao. 

Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ diễn tập PTDS tỉnh phát biểu khai mạc diễn tập PTDS tỉnh Hòa Bình năm 2023.

 

* Phát biểu khai mạc diễn tập phòng thủ dân sự tỉnh năm 2023, đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo diễn tập khẳng định: Cuộc diễn tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đây là cuộc diễn tập có quy mô lớn, phạm vi rộng, là một số nội dung mới, tính chất quan trọng, nhiều lực lượng cùng tham gia, hiện đồng tác chiến. Thông qua diễn tập nhằm tuyên truyền, giáo dục nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân; chủ động phòng tránh làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với loại hình thảm họa có thể xảy ra. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các lực lượng tham gia diễn tập nắm chắc các quan điểm, đường lối của Đảng về chiến lượng QPAN trong tình hình mới; bám sát nguyên tắc, gắn lý luận về cây dựng khu vực phòng thủ, các quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai với đặc điểm, điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị địa phương mình để giải quyết các tình huống xảy ra. Quá trình diễn tập quán triệt tốt tư tưởng chỉ đạo “Chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh, có hiệu quả, lấy phòng là chính” vận dụng sáng tạo phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc “thống nhất chỉ huy, kiên quyết triệt để và kịp thời, tập trung lực lượng có trọng điểm”. Quán triệt và thực hiện đúng phương án diễn tập đã được Ban chỉ đạo diễn tập thông qua; triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh cho các khu diễn tập, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, trang thiết bị, phương tiện giao thông… trong quá trình diễn tập. Đặc biệt quá trình diễn tập không để ảnh hưởng đến các hoạt động của Công ty Thủy điện Hòa Bình, các doanh nghiệp, cá nhân và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Sau diễn tập tổ chức rút kinh nghiệm, nhanh chóng bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch Phòng thủ dân sự, kế hoạch ứng phó với thảm họa, động đất, thiên tai của các cấp, các ngành cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, sẵn sang ứng phó với các tình huống khẩn cấp về thiên tai, tìm kiếm cứu nạn có thể xảy ra trong thực tiễn.

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại khai mạc diễn tập PTDS tỉnh Hòa Bình năm 2023.

Toàn cảnh hội nghị cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình triển khai nhiệm vụ PTDS ứng phó với động đất, ảnh hưởng đến đập, hồ thủy điện Hòa Bình và tìm kiếm cứu nạn. 

* Ý tưởng khung diễn tập phòng thủ dân sự tỉnh lần này là: Do ảnh hưởng của mưa lớn trên diện rộng kéo dài nhiều ngày làm cho mực nước sông Đà, sông Lô, sông Hồng dâng cao trên báo động 3. Mưa lớn nhiều ngày trên diện rộng làm sạt lở nghiêm trọng tại Thác Khanh, xã Phú Cường, Tân Lạc và nhiều điểm tại huyện Mai Châu, Đà Bắc; lũ dâng cao làm sạt lở bờ sông, vỡ nhiều tuyến đê gây ngập úng trên diện rộng. Thời điểm này xảy ra động đất 4,0 độ richter, độ sâu tâm chấn 12 km tại xã Mường Chiềng, Đà Bắc. Động đất gây rung chấn mạnh đập thủy điện Hòa Bình, hồ chứa nước Sơn La được lệnh xả lũ. Theo dự báo, mưa to tiếp tục diễn ra trên diện rộng trong những ngày tới. Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết: Phần thân đập giáp ranh với công trường đang thi công 2 tổ máy xuất hiện nguy cơ sạt lở đất, ảnh hưởng đến an toàn đập thủy điện Hòa Bình. Thủy điện Hòa Bình được lệnh xả lũ khẩn cấp 12 cửa xả; nguy cơ ngập lụt 15 phường, xã thuộc thành phố Hòa Bình, buộc phải sơ tán khẩn cấp trên 22 nghìn hộ dân ra khỏi vùng ngập lụt. 

* PHẦN DIỄN TẬP 

Diễn tập giai đoạn 1: Vận hành cơ chế  với 3 vấn đề huấn luyện: Cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) tỉnh Hòa Bình triển khai nhiệm vụ phòng thủ dân sự ứng phó với động đất ảnh hưởng đến đập thủy điện và tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Hội nghị Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh đánh giá tình hình, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án ứng phó; giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, chỉ đạo hiệp đồng giữa các lực lượng; TKCN và khắc phục hậu quả động đất làm ảnh hưởng đến đập thủy điện Hòa Bình; Hội nghị Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS tỉnh xử trí tình huống Thủy điện Hòa Bình xả lũ khẩn cấp và TKCN.

Đồng chí Đinh Đình Trường, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh trình bày các phương án khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

 

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT trình bày phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế trình bày phương án thiết lập Bệnh viện dã chiến tại khu vực sơ tán Nhân dân bị ảnh hưởng do thảm họa, sự cố gây ra.
Đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở Giao thông vận tải báo cáo phương án đảm bảo an toàn giao thông khi sự cố xảy ra.

 





Nguồn

Cùng chủ đề

Thu hút, giữ chân nhà đầu tư bằng chất lượng nguồn nhân lực

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư - Ảnh:...

Bộ GTVT mở thêm 3 cảng cạn mới

Danh mục các cảng cạn gồm: Cảng cạn (ICD) Hải Linh (Phú Thọ); Cảng...

Bỏ độc quyền vàng miếng SJC, tăng nguồn cung, giá vàng sẽ xuống bao nhiêu?

Giá vàng hôm nay 30/3/2024: Căng thẳng chính trị, vàng neo giá cao Giá vàng hôm nay 30/3 trên thị trường thế giới đi lên trong bối cảnh căng thẳng Nga và Ukraine tiếp tục tăng. Giá vàng trong nước "cố thủ" ở mốc trên 81 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá vàng SJC với giá thế giới đã giảm Chiều 28/3, Chính phủ đã có cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. Tại đây,...

Triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường xem xét, quyết định công tác nhân sự

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14, Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp sẽ diễn...

Tăng cường liên kết, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trưng như du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước, biển đảo và du lịch tâm linh... Trong những năm qua, du lịch vùng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong công tác truyền thông, quảng bá, hình thành các tour, tuyến du lịch kết nối các khu di tích lịch sử...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận,...

Bài đọc nhiều

Ban Nội chính T.Ư giao ban công tác quý I/2023

(HBĐT) - Sáng 31/3, Ban Nội chính T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố quý I/2023. Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Nội chính T.Ư, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì tại điểm cầu trung tâm.Dự...

Cùng chuyên mục

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Nghệ thuật vẽ sáp ong người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm… Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp

⁣        Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 70km, Hòa Bình là một tỉnh miền núi trù phú và tươi đẹp của vùng Tây Bắc Việt Nam, gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ... Đi đôi với phát triển công nghiệp, Hòa Bình rất coi trọng phát triển lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế đó là nông nghiệp công nghệ cao do khí hậu và thổ nhưỡng của Hòa Bình...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch

Với diện tích gần 4600 km2, Hòa Bình là vùng đất hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú và hùng vĩ, được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp của đại ngàn và hệ thống sông suối dày đặc. Điều này đã mang lại cho Hòa BÌnh một chế độ khí hậu tuyệt vời cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Mới nhất

Nhìn cách VFF chia tay HLV Troussier, báo Hàn Quốc ngỡ ngàng

(Dân trí) - Báo Hàn Quốc cho rằng Liên đoàn bóng đá nước này (KFA) mất núi tiền bồi thường cho HLV Jurgen Klinsmann. Trong khi đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không phải bồi thường cho HLV Troussier. Mới đây, VFF đã đạt thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với HLV Troussier sau thất bại 0-3 trước...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Chiều 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Liên...

Tăng tốc giải ngân vốn ODA

Dù Việt Nam đã là nước đang phát triển, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mà các đối tác phát triển dành cho không còn lớn, song trong bối cảnh nguồn lực trong nước có hạn và Chính phủ đang muốn đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc tăng trưởng kinh tế,...

Châu Á vẫn là thị trường chủ lực đưa khách du lịch đến Việt Nam

Trong tổng số hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2024,  lượng khách đến bằng đường hàng không chiếm 83,6%, đường bộ  chiếm 13,5% và đường biển chiếm 2,9%. Việc ngành du lịch đón một lượng lớn khách quốc tế trong quý I/2024 đã khiến doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý...

VNDirect thông luồng giao dịch thành công trên môi trường giả lập, dự kiến trở lại từ 1/4

VNDirect thông luồng giao dịch thành công trên môi trường giả lập, dự kiến trở lại từ 1/4Phía VNDirect dự kiến hệ thống trở lại hoạt động vào 01/04/2024. Để kết nối chính thức với Sở giao dịch chứng khoán, các thủ tục với Cơ quan Quản lý an toàn an ninh thông tin đang được triển khai....

Mới nhất