Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thông tư Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Bộ VHTTDL ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch23/05/2025

Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa số 45/2024/QH15 ngày 23 tháng 11 năm 2024, bao gồm:

1. Quy định chi tiết khoản 1 Điều 35 về định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích).

2. Quy định chi tiết điểm đ khoản 2 Điều 35 về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. 

Thông tư áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tiến hành các hoạt động thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là thi công tu bổ di tích); xây dựng đơn giá, lập dự toán cho dự án, công trình bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên lãnh thổ Việt Nam. 

Cụ thể, tại Chương II Thi công tu bổ di tích 

Điều 4. Nguyên tắc trong hoạt động thi công tu bổ di tích:

Tuân thủ thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hoặc thiết kế bản vẽ thi công bảo quản di tích đã được phê duyệt, quy định về quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng thi công, an ninh, an toàn lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, áp dụng quy trình kỹ thuật thi công truyền thống; giữ gìn tối đa yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.

Được thực hiện dưới sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích; thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân và cộng đồng dân cư nơi có di tích.

Trường hợp điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích, chủ đầu tư báo cáo nghiên cứu khả thi tu bổ di tích phải xem xét điều chỉnh thời gian thi công tu bổ di tích để đảm bảo chất lượng công trình.

Ghi nhận đầy đủ mọi hoạt động đã thực hiện tại công trường trong Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công. 

Điều 5. Chuẩn bị thi công tu bổ di tích: 

Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích phối hợp với tổ chức thi công tu bổ di tích thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích về phương án bảo vệ di tích và kế hoạch thực hiện dự án tu bổ di tích; tổ chức tuyên truyền trong nhân dân địa phương nơi có di tích và đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề tham gia thi công tu bổ di tích về giá trị, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi, nội dung dự án tu bổ di tích. 

Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích chủ trì, phối hợp với tổ chức thi công tu bổ di tích thực hiện các công việc sau: 

Nhận bàn giao mặt bằng thực hiện dự án tu bổ di tích;

Tổ chức công trường thi công tu bổ di tích đáp ứng yêu cầu an ninh, an toàn; xây dựng nhà bao che, nhà bảo quản cấu kiện (trong trường hợp phải hạ giải di tích); thực hiện phương án bảo vệ hiện vật;

Xác định nguyên tắc, quy trình và giải pháp kỹ thuật dự phòng tu bổ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong trường hợp phải hạ giải di tích;

Chuẩn bị vật liệu, nhân công, phương tiện, thiết bị phục vụ thi công và các công việc liên quan khác. 

Điều 6. Thực hiện thi công tu bổ di tích

Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích thực hiện các công việc sau:

Thành lập Hội đồng đánh giá di tích và ban hành quy chế làm việc của Hội đồng.

Thành phần Hội đồng gồm chủ đầu tư dự án tu bổ di tích, đại diện các tổ chức lập dự án tu bổ di tích, lập thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích, thi công tu bổ di tích, giám sát thi công tu bổ di tích, đại diện Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, đại diện tổ chức, người đại diện được giao quản lý, sử dụng di tích và chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan.

Hội đồng đánh giá di tích có nhiệm vụ kiểm tra kết quả công việc quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Kết quả làm việc của Hội đồng được lập thành biên bản;

Điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích (nếu có); 

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện việc phân loại, lựa chọn cấu kiện, thành phần kiến trúc có giá trị nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày tại di tích hoặc tại bảo tàng công lập nơi có di tích;

Phối hợp với tổ chức thi công tu bổ di tích và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức nghiệm thu, bàn giao, đưa di tích vào sử dụng và thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật về xây dựng. 

Tổ chức thi công tu bổ di tích đối với trường hợp không tháo rời hoặc tháo rời một số cấu kiện, thành phần kiến trúc thực hiện như sau:

Bao che khu vực cấu kiện, thành phần kiến trúc cần tu bổ bảo đảm an toàn; 

Lập hệ thống ký hiệu các cấu kiện, thành phần kiến trúc trên bản vẽ và đánh dấu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc tương ứng của di tích. Ký hiệu đánh dấu trên cấu kiện, thành phần kiến trúc không được làm ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của cấu kiện, thành phần kiến trúc, được bảo vệ trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích và dễ loại bỏ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích. Chụp ảnh, ghi hình sau khi đánh dấu ký hiệu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc; 

Phối hợp với Hội đồng đánh giá di tích kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của cấu kiện, thành phần kiến trúc và xác định giải pháp xử lý cụ thể đối với cấu kiện, thành phần kiến trúc;

Thực hiện thi công tu bổ di tích theo nội dung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt, biên bản của Hội đồng đánh giá di tích hoặc nội dung điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt. 

Tổ chức thi công tu bổ di tích đối với trường hợp phải tháo rời toàn bộ cấu kiện, thành phần kiến trúc thực hiện như sau:

Xây dựng nhà bao che phục vụ thi công tu bổ di tích, nhà bảo quản cấu kiện, thành phần kiến trúc;

Lập hệ thống ký hiệu các cấu kiện, thành phần kiến trúc trên bản vẽ và đánh dấu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc tương ứng của di tích. Ký hiệu đánh dấu trên cấu kiện, thành phần kiến trúc không được làm ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của cấu kiện, thành phần kiến trúc, được bảo vệ trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích và dễ loại bỏ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích. Chụp ảnh, ghi hình sau khi đánh dấu ký hiệu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc;

Hạ giải di tích theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

  • Lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phân loại di vật, cổ vật

    Lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phân loại di vật, cổ vật

Phối hợp với Hội đồng đánh giá di tích nghiên cứu, đánh giá tình trạng kỹ thuật cấu kiện, thành phần kiến trúc và phân loại, lựa chọn cấu kiện, thành phần kiến trúc có giá trị nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày tại di tích hoặc tại bảo tàng công lập nơi có di tích;

Thực hiện thi công tu bổ di tích theo nội dung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt, biên bản của Hội đồng đánh giá di tích hoặc nội dung điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt. 

Việc thi công bảo quản di tích thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều này (trong trường hợp cần thiết), điểm b, d khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Việc bảo quản thường xuyên, sửa chữa nhỏ di tích thực hiện theo Định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này do tổ chức được giao quản lý, sử dụng di tích hoặc cơ quan chuyên môn thực hiện trong kế hoạch, nhiệm vụ hằng năm. 

Điều 7. Hạ giải di tích

Việc hạ giải di tích chỉ được tiến hành khi hiện vật nội thất đã được di dời hoặc bao che tại chỗ bảo đảm an ninh, an toàn.

Trước khi hạ giải di tích, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được chụp ảnh, ghi hình, đánh dấu theo hệ thống ký hiệu đã lập trên bản vẽ; có phương án hạ giải và vị trí tập kết trong nhà bảo quản cấu kiện.

Trong khi hạ giải di tích, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được bảo vệ an toàn, gia cố tạm thời đối với vị trí có nguy cơ bị phá hủy và xác định phương án vận chuyển thích hợp. 

Sau khi hạ giải di tích, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được làm sạch sơ bộ và phân loại, sắp xếp trong nhà bảo quản cấu kiện.

Quá trình hạ giải di tích phải được lập thành hồ sơ (bản viết, bản ảnh, ghi hình), là một thành phần của Nhật ký công trình quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này. 

Điều 8. Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công 

Việc lập Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 

Nhật ký công trình bao gồm: Hồ sơ viết, ghi chép toàn bộ quá trình thi công tu bổ di tích và những phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích; Hồ sơ ảnh, ghi hình di tích trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích. Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên; Hồ sơ bản vẽ các phát hiện mới về di tích và vị trí, chi tiết các cấu kiện, thành phần kiến trúc được bảo quản, tu bổ hoặc phục chế. 

Hồ sơ hoàn công bao gồm: Hồ sơ ảnh di tích sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích; Hồ sơ bản vẽ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích.

Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng và Cục Di sản văn hóa (đối với di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia), trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bàn giao, đưa công trình vào sử dụng. 

Tại Chương III, Định mức Kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích 

Điều 9. Căn cứ xác định định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích

Căn cứ quy trình, quy phạm kỹ thuật về thiết kế, thi công, hồ sơ thiết kế tu bổ di tích đã và đang được sử dụng và các định mức sử dụng về vật liệu, lao động, máy thi công, thiết bị khác trong xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình xây dựng hiện hành có chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của hoạt động tu bổ di tích.

Căn cứ các số liệu, tài liệu được thu thập và tổng hợp về công tác tu bổ di tích trong cả nước qua các dự án thực nghiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dự án triển khai tại các địa phương và tham khảo một số tiêu chuẩn, kinh nghiệm ở một số nước có công nghệ và kinh nghiệm tu bổ di tích. 

Căn cứ Định mức dự toán xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. 

Điều 10. Nội dung, kết cấu định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích 

Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích gồm:

Mức hao phí vật liệu: Là mức quy định về sử dụng số lượng vật liệu chính, vật liệu khác trực tiếp cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng công tác tu bổ di tích. Số lượng vật liệu bao gồm cả hao hụt vật liệu trong khâu vận chuyển, bảo quản, gia công và thi công trong phạm vi thi công công trình;

Mức hao phí lao động: Là mức quy định về sử dụng ngày công của lao động trực tiếp thực hiện khối lượng công tác tu bổ di tích như hạ giải, gia công, tu bổ, phục chế, bảo quản, lắp dựng hoàn chỉnh,... theo yêu cầu thiết kế. Tùy theo tính chất và đặc điểm của từng nhóm, loại công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, mức hao phí lao động bao gồm: công nhân, hoạ sĩ, nghệ nhân trực tiếp thực hiện công tác tu bổ di tích (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi quy định);

Mức hao phí máy thi công, thiết bị khác theo quy định của pháp luật về xây dựng. 

Kết cấu định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích được quy định như sau:

Định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích được trình bày theo nhóm, loại công tác hoặc bộ phận, kết cấu hiện vật cần bảo quản, tu bổ, phục hồi. Mỗi nhóm loại định mức được trình bày tóm tắt thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác đó;

Các thành phần hao phí trong định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích được xác định theo các nguyên tắc sau: Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng theo đơn vị thống nhất của Nhà nước; mức hao phí vật liệu khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm của chi phí vật liệu chính; mức hao phí lao động nghệ nhân, hoạ sỹ, lao động phổ thông được tính bằng số ngày công theo cấp bậc công việc của lao động trực tiếp thực hiện công việc. 

Điều 11. Quy định áp dụng và định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích 

Định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích quy định tại Thông tư này được áp dụng để lập đơn giá xây dựng, làm cơ sở lập dự toán và thanh toán các khối lượng của công tác tu bổ các cấu kiện, thành phần kiến trúc và hiện vật của di tích đã được xếp hạng, di tích trong Danh mục kiểm kê di tích.

Định mức kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. 

Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/thong-tu-quy-dinh-chi-tiet-mot-so-quy-dinh-ve-bao-quan-tu-bo-phuc-hoi-di-tich-dinh-muc-kinh-te-ky-thuat-bao-quan-tu-bo-phuc-hoi-di-tich-20250523105650522.htm


댓글 (0)

No data
No data

같은 카테고리

하장 - 사람들의 발을 붙잡아주는 아름다움
소셜 네트워크에서 인기 있는 베트남 중부의 아름다운 '인피니티' 해변
태양을 따라가다
사파로 와서 장미의 세계에 푹 빠져보세요

같은 저자

유산

수치

사업

No videos available

소식

정치 체제

현지의

제품