Trang chủChính trịNgoại giaoPhát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nông, lâm, thủy...

Phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản


Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm giúp các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, tạo ra một công cụ tiếp thị và là cơ sở để tạo dựng uy tín và hình ảnh của một thương hiệu.

Phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản
Thương hiệu Xoài Sơn La đã được đăng ký nhãn hiệu. (Nguồn: VGP)

Ngày 15/11, tại thành phố Cần Thơ, Cục Chất lượng chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước cho doanh nghiệp để hướng đến xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.

Theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là không bắt buộc, nhưng cần thiết. Nhãn hiệu được xác lập quyền theo nguyên tắc “First to file – Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên”. Theo đó, nhãn hiệu chỉ có thể được bảo hộ độc quyền thông qua việc đăng ký, trừ các nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo khảo sát từ Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, số lượng đăng ký và chứng nhận nhãn hiệu nông sản, thủy sản vẫn còn thấp so với tiềm năng sẵn có của địa phương.

Tính đến tháng 12/2022, cả nước có 1.899 nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận đối với các sản phẩm nông sản; trong đó, bao gồm 1.430 nhãn hiệu tập thể, 469 nhãn hiệu chứng nhận.

Những sản phẩm bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận chủ yếu là những sản phẩm hoa quả, chè, cafe như: nhãn hiệu chứng nhận Quýt Lai Vung, Sen Tháp Mười, Xoài Sơn La, Cả phê Arabica Liangbang, Rau Đà Lạt, Dâu tây Đà Lạt, Hồng Đà Lạt…

Việt Nam cũng đã có 1.430 đơn được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể, chủ yếu là các nhãn hiệu có chứa địa danh như: khoai lang Đồng Thái (Ba Vì), Măng cụt Long Thành, Chuối Laba, Na Chi Lăng, Xoài Cát Hòa Lộc, Xoài Cao Lãnh…

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 471 nhãn hiệu bao gồm: 399 nhãn hiệu tập thể, 72 nhãn hiệu chứng nhận, chiếm tỷ lệ khoảng 24,8% của cả nước.

Khu vực Tây Nguyên có 108 nhãn hiệu bao gồm: 38 nhãn hiệu tập thể, 70 nhãn hiệu chứng nhận, chiếm tỷ lệ khoảng 5,7% của cả nước. Điều này cho thấy, số lượng đăng ký và chứng nhận nhãn hiệu nông sản, thủy sản vẫn còn thấp.

Ông Tạ Quang Kiên, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thông tin, trước năm 2018, số lượng nhãn hiệu nông sản, thủy sản còn thấp. Cụ thể đối với 18 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên chỉ có 30 nhãn hiệu chứng nhận và 238 nhãn hiệu tập thể với sự tham gia của 264 cơ quan, tổ chức, hiệp hội và chỉ có 4 doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Trong khi đó, giai đoạn từ 2018 – 2022 có 112 nhãn hiệu chứng nhận và 199 nhãn hiệu tập thế với sự tham gia của 311cơ quan, tổ chức, hiệp hội. Việc nộp đơn được cấp văn bằng bảo hộ chủ yếu là của cơ quan, tổ chức, hiệp hội. Qua số liệu phản ánh, doanh nghiệp vẫn ít quan tâm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế đã đưa nông nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Xuất khẩu nông sản phải đối mặt với sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước là thị trường nông sản lớn của Việt Nam như: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong khi đó, nông sản Việt Nam mới chỉ được tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phụ thuộc vào khí hậu, chất lượng nông sản chưa đồng đều; khó ổn định, liên kết chuỗi giá trị còn yếu, sản phẩm chưa được đăng ký nhãn hiệu…

Vì thế, các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong xây dựng nhãn hiệu đã cập nhật, cung cấp các thông tin, kiến thức về tình hình xây dựng, quản lý, khai thác nhãn hiệu sản phẩm nông sản tại nước ta và các nước trên thế giới. Đồng thời, phổ biến các quy định của nước ta và các nước trên thế giới về nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm.

Theo bà Đoàn Thiều Trang, Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ), việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp: bảo đảm rằng khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của các công ty khác nhau; giúp cho các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của họ.

Đồng thời, tạo ra một công cụ tiếp thị và là cơ sở để tạo dựng uy tín và hình ảnh của một thương hiệu; tạo cơ hội để chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại nhãn hiệu; trở thành một bí mật kinh doanh có giá trị; khuyến khích các công ty đầu tư vào việc duy trì chất lượng sản phẩm. Qua đó, bảo đảm quyền lợi và nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.

Trong thời gian qua, việc xây dựng nhãn hiệu bao gồm: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đã trở thành một định hướng quan trọng nhằm thúc đẩy sức cạnh tranh, giá trị của các nông sản đặc sản, góp phần tổ chức sản xuất, phát triển thị trường trên cơ sở lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa bản địa.

Nhãn hiệu sản phẩm đã từng bước khẳng định được vai trò, giá trị trong sản xuất, thương mại sản phẩm nông sản, góp phần tích cực trong phát triển nông nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp và các chuyên gia cũng cùng nhau trao đổi, thảo luận nhằm đề xuất các giải pháp và chia sẻ các kinh nghiệm, cách làm hay trong xây dựng, đăng ký bảo hộ và phát huy giá trị nhãn hiệu sản phẩm nông sản.

Theo ông Trần Quang Vũ, đại diện doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí (Sóc Trăng), để tăng cường nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành chức năng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn cho doanh nghiệp, nông dân và các bên có liên quan sớm triển khai bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa để tránh ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng, thương hiệu sản phẩm của chính bản thân gây dựng nên.

Trong khi đó, ông Tạ Quang Kiên cho biết, thời gian tới sẽ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy doanh nghiệp liên kết với nông dân theo chuỗi giá trị các ngành hàng gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP. Quan tâm bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để đẩy mạnh hoạt động khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp và các tổ chức nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác…) trong xây dựng, quản lý khai thác và phát huy giá trị nhãn hiệu sản phẩm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nông nghiệp thu về gần 52 tỉ USD hàng xuất khẩu trong 10 tháng

Xuất khẩu gạo, cà phê, rau quả... đạt kim ngạch kỷ lục, cùng với sự phục hồi của thủy sản và lâm sản giúp ngành nông nghiệp thu về gần 52 tỉ USD sau 10 tháng đầu năm 2024. "Mốc xuất khẩu cả năm...

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

190 doanh nghiệp, với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Thúc đẩy thương hiệu Blockchain Make in Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1236 ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược). ...

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải có yếu tố tiên phong

Kỳ xét chọn thương hiệu quốc gia lần thứ 9 năm 2024 ghi dấu ấn với sự tham gia lần đầu của những thương hiệu lớn, có uy tín không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Theo Bộ Công Thương, so với năm 2022, tại kỳ xét chọn lần thứ 9 năm 2024, cả nước đã có thêm 18 doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam. Đặc biệt, năm nay...

Lễ công bố sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 được tổ chức ngày 4/11

Kỳ xét chọn lần thứ 9 năm 2024 ghi dấu ấn với sự tham gia lần đầu của những thương hiệu lớn, có uy tín không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong Chiều 28/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin Lễ công bố sản phẩm thương hiệu quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, nguy cơ mất mùa tại vựa tiêu Bà Rịa

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 - 144.500 đồng/kg.

Giá vàng đang ở vùng rủi ro, “bay tiếp hay rơi”, bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng trong nước tiến lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, thị trường chỉ thấy mua vào, không bán. Giá vàng thế giới tiếp tục "thăng hoa" với kỷ lục - 2.790,15 USD/ounce và tăng 6% chỉ trong 1 tháng. Giá vàng đang ở vùng rủi ro, rất dễ có biến động mạnh, có thể lên quá cao tạo bong bóng rồi lao dốc, theo chuyên gia.

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).

Israel phá đường dây gián điệp Iran, Ukraine “kêu” Mỹ tăng hỗ trợ quân sự, Nga triệu Đại sứ Phần Lan phản đối tịch...

Nga tố phương Tây phá hoại không gian số, Venezuela triệu hồi Đại sứ tại Brazil về nước, Quân đội Triều Tiên xuất hiện tại Donetsk, Iran có thể tấn công Israel trước bầu cử tổng thống Mỹ, Hamas bác bỏ lệnh ngừng bắn ngắn hạn ở Gaza, Tên lửa Triều Tiên rơi ngoài EEZ…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Bài đọc nhiều

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Nam Phi

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng Trong chương trình làm việc, Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của...

Giá vàng được “đẩy thuyền” bởi bầu cử Mỹ, nhắm đích 2.800 USD, nhà đầu tư có nên “lên tàu”?

Giá vàng hôm nay 30/10/2024 giữ mức cao kỷ lục trên thị trường thế giới, trong nước "bất động". Chuyên gia nhận thấy, các cuộc bầu cử đang cản trở nhu cầu bán ra, do đó bất kỳ chất xúc tác nào để tăng cường mua vào xuất hiện sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá.

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Giá vàng đón cơn “cuồng phong”; SJC, vàng nhẫn “phấp phơi”; có tiền cũng khó mua

Giá vàng hôm nay 31/10/2024 trên thị trường thế giới và trong nước đón cơn "cuồng phong", liên tục phá đỉnh lịch sử. Trong thời gian tới, giá vàng giao ngay sẽ đứng trước ngưỡng kháng cự 2.800 USD/ounce, sau đó là 2.826 USD/ounce.

Cùng chuyên mục

Giá vàng đang ở vùng rủi ro, “bay tiếp hay rơi”, bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng trong nước tiến lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, thị trường chỉ thấy mua vào, không bán. Giá vàng thế giới tiếp tục "thăng hoa" với kỷ lục - 2.790,15 USD/ounce và tăng 6% chỉ trong 1 tháng. Giá vàng đang ở vùng rủi ro, rất dễ có biến động mạnh, có thể lên quá cao tạo bong bóng rồi lao dốc, theo chuyên gia.

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, nguy cơ mất mùa tại vựa tiêu Bà Rịa

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 - 144.500 đồng/kg.

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).

Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’, ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?

Tại sao người giàu nhất hành tinh như Elon Musk và là chủ sở hữu mạng xã hội X, Giám đốc điều hành SpaceX và Tesla... lại trở thành nhà bảo trợ lớn nhất và ủng hộ nhiệt thành nhất của ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump, ông ấy đang tính toán điều gì?

Hà Nội thúc đẩy hoàn thiện dự án xử lý nước thải Yên Xá

Chia sẻ tại buổi làm việc, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Sugano Yuichi cảm ơn sự hỗ trợ của UBND TP trong triển khai các thủ tục liên quan đến dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, đồng thời mong muốn chính quyền TP sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai dự án thuận lợi, đi vào hoạt động đúng tiến độ. Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cũng nêu ba...

Mới nhất

Thời điểm ‘chín muồi’ để Việt Nam xây đường sắt tốc độ cao

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/thoi-diem-chin-muoi-de-viet-nam-xay-duong-sat-toc-do-cao-19789.htm

Nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc, điều trị

Tăng xông là tên dân gian thường gọi của bệnh tăng huyết áp xảy ra phổ biến với những người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Tình trạng này cần được phát...

Quốc hội bàn về phát triển văn hóa 2025-2035 và dự Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

Ngày làm việc thứ 11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Ngày 1/11, Quốc hội nghe trình bày về Báo...

Dự án chống ngập ở TPHCM kéo dài gần 10 năm ‘lãng phí’ thêm hàng nghìn tỷ đồng

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, được khởi công giữa năm 2016, hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên, dự án đã kéo dài gần 10 năm và đang có nguy cơ đội vốn lên hàng nghìn tỷ đồng. Ba lần tạm dừng thi công Dự án Giải quyết...

Ăn nhiều lưỡi heo có hại không?

Tôi rất thích ăn lưỡi heo vì nó giòn ngon, đỡ ngấy, do đó tôi thường xuyên bổ sung món này trong thực...

Mới nhất