Powered by Techcity

Đổi thay ở vùng đất sinh ra người con ưu tú của Đảng

Thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An) là nơi sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Tự hào là vùng đất sinh ra người con ưu tú của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân nơi đây đã nỗ lực không ngừng để xây dựng và phát triển quê hương. Diện mạo nông thôn mới ở vùng quê này đang ngày càng khởi sắc. Đây cũng là địa chỉ đỏ để du khách tham quan, tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa trong hành trình về với Phú Yên.

 

Khởi sắc nông thôn mới

 

Về xã An Dân trong những ngày này dễ dàng nhận thấy nhiều đổi thay của một vùng quê bên dòng sông Ngân Sơn. Con đường bê tông dẫn vào Khu di tích Thành An Thổ rộng hơn 5m đỏ rực cờ hoa nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024). Các tuyến đường bê tông trong thôn, xóm khang trang, sạch đẹp với nhiều sắc hoa hai bên đường. Nhiều căn nhà mới cao tầng được xây dựng khiến vùng nông thôn thêm tươi mới.

 

Vui mừng trước sự đổi thay của quê hương, ông Trần Văn Khoa ở thôn Phú Mỹ, xã An Dân chia sẻ: Nhờ có chương trình xây dựng nông thôn mới mà đường làng, nhà văn hóa thôn… được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Đây là thành quả từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và sự góp công, góp của của Nhân dân trong xã.

 

Xã An Dân hiện có 2.700 hộ, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 là 47,52 triệu đồng/người/năm. Đời sống người dân dần được cải thiện nhờ chính quyền địa phương triển khai nhiều mô hình sản xuất như: trồng bắp sinh khối, trồng lúa giống, nuôi bò lai, làm bún bắp, đan đát gia công… Vụ lúa đông xuân năm nay, năng suất cao từ 70-80 tạ/ha, giá thu mua lúa từ 8.000-10.000 đồng/kg, nên người dân có lãi hơn so với nhiều vụ trước.

 

Chị Phạm Thị Ngọc Minh ở thôn An Thổ cho biết: Khu vực này người dân sản xuất nông nghiệp là chính nhưng đã từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để đạt năng suất cao hơn. Ngoài làm nông, nhiều chị em trong thôn còn nhận đan đát thủ công các mặt hàng lưu niệm cho thu nhập bình quân hơn 100.000 đồng/người/ ngày. Khi địa phương triển khai xây dựng nông thôn mới, người dân có điều kiện tham gia đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn, mở rộng đường bê tông nông thôn, giữ gìn vệ sinh môi trường.

 

Từ nhiều nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, năm 2018, xã An Dân được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; nhưng theo quy định mới thì xã chỉ đạt 16/19 tiêu chí nông thôn mới. Hiện xã đang huy động nhiều nguồn lực để thực hiện 3 tiêu chí chưa đạt, nhằm tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân và tạo chuyển biến mạnh mẽ diện mạo nông thôn mới.

 

Ông Nguyễn Đại Dương, Phó Chủ tịch UBND xã An Dân cho biết: Để giữ vững các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã đã đầu tư nâng cấp đường giao thông với tổng kinh phí gần 1 tỉ đồng; xây dựng tuyến đường sáng – xanh – sạch – đẹp từ cổng văn hóa thôn An Thổ đến Khu di tích Thành An Thổ. Ngoài ra, một số tuyến kênh mương phục vụ sản xuất cũng được kiên cố hóa; các tuyến đường nông thôn trên địa bàn xã được trồng hoa, cây xanh tạo cảnh quan sạch đẹp.

 

Đối với 3 tiêu chí (trường học, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, môi trường và an toàn thực phẩm) chưa đạt, xã đã đề xuất UBND huyện Tuy An đầu tư 3 trường học đạt chuẩn các mức độ với tổng kinh phí 12,5 tỉ đồng.

 

Địa phương đang kêu gọi các doanh nghiệp liên kết sản xuất với người dân để tạo thành các chuỗi sản phẩm chủ lực, thực hiện bao tiêu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc; đồng thời xây dựng sản phẩm bún bắp thành sản phẩm OCOP. Các tổ chức chính trị – xã hội thường xuyên phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thu gom thuốc bảo vệ thực vật, giữ gìn vệ sinh để đảm bảo tiêu chí về môi trường…

 

Điểm đến văn hóa, lịch sử

 

Đời sống của người dân xã An Dân ổn định nhờ địa phương triển khai nhiều mô hình sản xuất. Ảnh: THÁI NGỌC

 

Không chỉ là nơi sinh của Tổng Bí thư Trần Phú, thành An Thổ còn là trung tâm chính trị của tỉnh từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1899. Với những giá trị khảo cổ và lịch sử, thành An Thổ được xếp hạng Di tích khảo cổ quốc gia vào năm 2005.

 

Thành An Thổ được chính quyền địa phương thường xuyên duy tu, tôn tạo đảm bảo việc trưng bày các hiện vật khảo cổ; giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú. Từ đó truyền tải đầy đủ những giá trị văn hóa, lịch sử đến học sinh, người dân và khách du lịch.

 

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy An cho biết: Di tích Thành An Thổ đã trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ ở địa phương cũng như cả nước. Chính quyền địa phương xem đây là vốn quý cần được giữ gìn và phát huy. Những năm qua, địa phương tiếp tục sưu tầm tư liệu, hình ảnh, hiện vật để nội dung trưng bày ngày càng phong phú, hấp dẫn. Từ đó phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của khách tham quan và công tác giáo dục lịch sử cho học sinh, sinh viên. 

 

Khu di tích Thành An Thổ nằm trên địa bàn phân bố của nhiều điểm di sản nổi tiếng ở Phú Yên. Đó là điều kiện thuận lợi để kết nối di tích này với các điểm di sản trên địa bàn nhằm xây dựng tuyến tham quan du lịch đặc sắc, từ đó khai thác tối đa tiềm năng phát triển du lịch của huyện Tuy An nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Giám đốc Sở VHTT&DL

 

Huyện Tuy An nằm giữa TP Tuy Hòa và TX Sông Cầu, được biết đến là điểm đến hấp dẫn du khách với các địa danh nổi tiếng như: Đầm Ô Loan, gành Đá Đĩa, Bãi Xép, Hòn Yến… Thành An Thổ và nhiều di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh như: Đền thờ Lê Thành Phương, địa đạo Gò Thì Thùng, đình Ngân Sơn, chùa Đá Trắng, nhà thờ Mằng Lăng… cũng đang thu hút ngày càng nhiều du khách.

 

Trong định hướng phát triển kinh tế thời gian tới, tỉnh phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những địa danh giàu ý nghĩa văn hóa, lịch sử như thành An Thổ sẽ trở thành những điểm kết nối không thể thiếu trong các tour, tuyến du lịch của địa phương.

 

Bên cạnh các tuyến du lịch kết nối di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được hình thành, tỉnh đang tập trung xây dựng các tuyến du lịch kết nối thành An Thổ với các địa điểm du lịch khác trên địa bàn như: gành Đá Đĩa, Hòn Yến, nhà thờ Mằng Lăng… để tạo nên điểm nhấn khác biệt trong hành trình “Về miền di sản Tuy An”.

 

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thái, Giám đốc Sở VHTT&DL, Khu di tích Thành An Thổ nằm trên địa bàn phân bố của nhiều điểm di sản nổi tiếng ở Phú Yên. Đó là điều kiện thuận lợi để kết nối di tích này với các điểm di sản trên địa bàn nhằm xây dựng tuyến tham quan du lịch đặc sắc, từ đó khai thác tối đa tiềm năng phát triển du lịch của huyện Tuy An nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung.

 

THÁI NGỌC

 

 

 

 

 

 

Nguồn

Cùng chủ đề

[Photo] Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021 Phó Tổng biên tập: Nguyễn Khánh...

Công bố Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 KCN Hòa Tâm

Chiều 26/7, Ban Quản lý KKT Phú Yên phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND TX Đông Hòa, UBND xã Hòa Tâm tổ chức công bố công khai và bàn giao hồ sơ Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 KCN Hòa Tâm thuộc KKT Nam Phú Yên.   Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng...

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021 Phó Tổng biên tập: Nguyễn Khánh...

Đảng bộ Viện KSND tỉnh: Thực hiện hiệu quả mô hình “Chi bộ bốn tốt”, “Đảng bộ cơ sở bốn tốt”

Nhận thức được tầm quan trọng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ủy Viện KSND tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, thiết thực trong xây dựng “Chi bộ bốn tốt”, “Đảng bộ cơ sở bốn tốt” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình...

Khơi dậy lòng tự hào, bồi đắp niềm tin (kỳ 2)

Kỳ 2: “Kéo” lịch sử về gần với người trẻ   Những năm qua, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, ngành trong tỉnh chú trọng triển khai bằng nhiều hình thức, hoạt động đa dạng, phong phú nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền thống, qua đó xác định...

Cùng tác giả

[Photo] Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021 Phó Tổng biên tập: Nguyễn Khánh...

Vì sao các dự án bất động sản tại Phú Yên gặp nhiều vướng mắc?

Vì sao các dự án bất động sản tại Phú Yên gặp nhiều vướng mắc?Dự án Khu dân cư Phố chợ Hòa Vinh chưa được phê duyệt giá đất do đơn vị tư vấn không có cơ sở đề xuất (vì không có dự án tương tự). Nhiều dự án chưa được phê duyệt vì vướng mắc về giá sàn nộp ngân sách. Đơn vị tư vấn cũng loay hoay Liên quan đến Dự án Khu dân cư Phố chợ Hòa...

Công bố Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 KCN Hòa Tâm

Chiều 26/7, Ban Quản lý KKT Phú Yên phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND TX Đông Hòa, UBND xã Hòa Tâm tổ chức công bố công khai và bàn giao hồ sơ Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 KCN Hòa Tâm thuộc KKT Nam Phú Yên.   Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng...

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021 Phó Tổng biên tập: Nguyễn Khánh...

Đảng bộ Viện KSND tỉnh: Thực hiện hiệu quả mô hình “Chi bộ bốn tốt”, “Đảng bộ cơ sở bốn tốt”

Nhận thức được tầm quan trọng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ủy Viện KSND tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, thiết thực trong xây dựng “Chi bộ bốn tốt”, “Đảng bộ cơ sở bốn tốt” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình...

Cùng chuyên mục

Đình Phú Nông: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng cộng đồng

Đình Phú Nông có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, một biểu tượng mang tính cộng đồng của người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.   Lãnh đạo Sở VHTT&DL và huyện Tây Hòa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông cho Đảng bộ, chính...

Quê hương Phú Yên tươi đẹp

Thiên nhiên ban tặng Phú Yên nhiều tài nguyên thiên nhiên, danh thắng, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp, hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có con sông Ba với đồng lúa Tuy Hòa trù phú. Phú Yên còn sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà bao lớp tiền nhân đã dày...

Đến với Phú Yên

Sau 35 năm, Phú Yên hôm nay được du khách biết đến ngày càng nhiều bởi những địa danh nổi tiếng như gành Đá Đĩa, hải đăng Đại Lãnh, tháp Nhạn, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô... Mới đây, tháp Nghinh Phong - biểu tượng mới của du lịch Phú Yên - được trao giải thưởng Công trình du lịch thành phố hàng...

Phú Yên ngày ấy – bây giờ

Những cư dân đầu tiên ở phường 7, TX Tuy Hòa vào năm 1989 hẳn còn nhớ như in những trận gió nam cồ tháng 7 thổi như giật tung những mái tole che tạm trên bãi cát của những người vừa từ Nha Trang chuyển về. Trời thì nóng như rang. Rồi tới bữa cơm phải đóng cửa để tránh cát bay...

Đình làng Đông Tác và tín ngưỡng thờ thần đất đai, biển cả

Nằm trong cụm dân cư khu phố 4, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, đình làng Đông Tác là cơ sở tín ngưỡng có vị trí quan trọng của cộng đồng cư dân nơi đây.   Hằng năm, vào dịp xuân kỳ thu tế, đông đảo người dân trong vùng về dự lễ tế thần Thành hoàng, thần Bạch Mã, thần Thổ Địa, thần Long...

Nhà thờ Mằng Lăng – kiến trúc Gothic ở Phú Yên

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 theo lối kiến trúc Gothic - một trào lưu kiến trúc đặc sắc khoảng 1.200 năm trước ở châu Âu. Đây là nhà thờ cổ nhất Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Việt Nam.   Lịch sử hình thành   Nhà thờ Mằng Lăng tọa lạc bên bờ nam hạ lưu...

Người có công khai phá tổng Hòa Lộc

Đó là ông Lê Trung Lập ở xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ông là người đã xuất tiền nhà, chiêu mộ và tổ chức dân chúng khai khẩn đất hoang dọc theo dãy núi Đèo Cả, hình thành nhiều điểm dân cư và mở mang diện tích canh tác ở vùng đồng...

Quân dân Phú Yên kìm chân, chặn bước tiến quân viễn chinh Pháp

Hơn 70 năm trôi qua, những người tham gia đánh bại chiến dịch Át-lăng của thực dân Pháp năm nào, nhiều người đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến hoặc đã về với ông bà, tổ tiên; một vài người còn sống đều đã bước qua tuổi 90, như Anh hùng LLVT nhân dân Hồ Đắc Thạnh, đại tá Phan Đắc Tổng,...

Theo bước chân Tiểu đoàn 375 vào chiến dịch Át-lăng

Trong không khí hào hùng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), những cựu chiến binh từng trực tiếp tham gia chiến dịch Át-lăng năm xưa bồi hồi, xúc động nhớ về một thời trai trẻ hiến dâng, vào sinh ra tử, cùng “chia lửa”, góp sức làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa...

Chiến dịch Át-lăng: Tham vọng của Pháp và cú đấm thép của quân dân Phú Yên

Chiến dịch Át-lăng là một trong những kế hoạch thành phần, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong tổng thể Kế hoạch Nava. Tuy nhiên, chính tướng Nava và cả Chính phủ Pháp, Mỹ cũng không ngờ rằng, một cuộc hành binh quy mô, cùng vũ khí hiện đại, lực lượng tinh nhuệ đã bị quân và dân Phú Yên đập tan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất