Powered by Techcity

Nhà thờ Mằng Lăng – kiến trúc Gothic ở Phú Yên

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 theo lối kiến trúc Gothic – một trào lưu kiến trúc đặc sắc khoảng 1.200 năm trước ở châu Âu. Đây là nhà thờ cổ nhất Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Việt Nam.

 

Lịch sử hình thành

 

Nhà thờ Mằng Lăng tọa lạc bên bờ nam hạ lưu sông Cái (sông Kỳ Lộ) thuộc xã An Thạch, cách trung tâm thị trấn Chí Thạnh 2km về phía Đông. Gần nhà thờ có thương cảng Tiên Châu vào thế kỷ XVIII-XIX khá sầm uất, tàu thuyền nước ngoài thường cập cảng buôn bán. Đối diện bên bờ bắc sông Cái có thành An Thổ, là thủ phủ tỉnh Phú Yên (1836-1899).

 

Theo sử sách, đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1476) đã cho khai khẩn vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả. Sau nhiều người đứng đầu trấn giữ vùng đất này, đến năm 1629, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập Trấn Biên và giao cho con rể Nguyễn Phúc Vinh trấn giữ.

 

Vợ của quan trấn thủ Nguyễn Phúc Vinh là công chúa Ngọc Liên, trưởng nữ của chúa Sãi đã rửa tội năm 1636 với tên thánh là Maria Mada Lena. Theo chồng vào đây, bà lập nhà nguyện trong dinh Trấn Biên và truyền giáo đến mọi người, từ đó nhóm giáo hữu đầu tiên đã hình thành. Về sau nhóm giáo hữu ngày càng đông, bà cho lập Trại Thủy gần cảng Tiên Châu và có cả linh mục người nước ngoài tham gia truyền đạo.

 

Mãi đến năm 1892, linh mục Joseph Lacassagne, người dân thường gọi là Cố Xuân cho khởi công xây dựng nhà thờ và ông là linh mục chánh xứ Mằng Lăng đầu tiên. Ông mất năm 1900; sau đó cha Antoine Wend là người kế tục xây dựng công trình này. Đến ngày 14/4/1907, lễ khánh thành và làm phép nhà thờ do đức giám mục Grangeon Mẫn tổ chức; đồng thời cũng làm phép 3 quả chuông đã được đưa từ Pháp về năm 1905 qua cảng Tiên Châu để treo trên lầu chuông nhà thờ. Nhà thờ Mằng Lăng do người Pháp thiết kế và xây dựng trong 15 năm (1892-1907), theo lối kiến trúc Gothic cổ điển.

 

Về tên nhà thờ Mằng Lăng, theo người dân, trước kia nơi đây là khu rừng già, có một loài cây thân cao, tán rộng, lá bầu dục, hoa được kết thành chùm màu hồng tím, có tên là hoa bằng lăng, về sau đổi tên thành mằng lăng và tên loài hoa này được đặt cho nhà thờ Mằng Lăng. Hiện nay trong nhà thờ có bàn tròn bằng gỗ đường kính 1,7m làm từ gốc cây bằng lăng đang được lưu giữ tại đây.

 

Kiến trúc tuyệt tác

 

 

Nhà thờ Mằng Lăng là một điểm nằm trong hành trình tour du lịch: Đầm Ô Loan, chùa Đá Trắng, thành An Thổ, nhà thờ Mằng Lăng, gành Đá Đĩa… Đây là nơi thu hút nhiều du khách tới tham quan, khám phá.

 

 

Nhà thờ được tọa lạc trên khu đất rộng 5.000m2, có diện tích xây dựng 920m2, diện tích giáo đường 544m2, với sức chứa khoảng 500 ghế, cao khoảng 23m tại đỉnh lầu chuông; khuôn viên bên ngoài thoáng mát, rợp bóng cây xanh.

 

Từ giáo đường đến cổng, tường rào, tiểu cảnh… đều có kiến trúc đậm nét châu Âu. Tổng thể nhà thờ được phủ lên một màu xanh xám hòa quyện với màu xanh của vùng sông nước Tam Giang.

 

Trên đỉnh nhà thờ có cây thánh giá ở chính giữa, hai bên là hai lầu chuông cao hơn thánh giá, đây là điểm khác biệt về kiến trúc của nhà thờ Mằng Lăng so với các nhà thờ khác; mặt tiền đối xứng theo trục đứng. Sau khi qua cổng là khoảng sân rộng lớn, hai bên lối đi là vườn cây, tiểu cảnh, cụm tượng… khá bắt mắt. Trung tâm của sân là hình ảnh nhà thờ tĩnh lặng, nổi bật cả một góc trời với không gian yên tĩnh, thanh bình.

 

Hoa văn điêu khắc xuất hiện khắp mọi nơi, từ vách đến các trụ cột nhà thờ. Đây là những nét hoa văn tỉ mỉ tồn tại hơn cả trăm năm, chỉ cần ngắm thôi cũng giúp ta cảm nhận được sự kiên trì, khéo tay của các nghệ nhân và người thiết kế, xây dựng công trình.

 

Kiến trúc Gothic xuất hiện trong nhà thờ, thể hiện rõ nhất qua các lối mở tại đại sảnh và hai gian bên dẫn đến thánh đường. Dù mang đậm nét châu Âu nhưng nơi đây vẫn giữ được văn hóa Việt, thể hiện trên hoa văn từng cánh cửa gỗ.

 

Vào trong giáo đường là hai hàng cột, được liên kết bởi các vòm liên hoàn, họa tiết được chạm khắc trên những hàng cột và trần nhà. Nền giáo đường khá cao so với cốt sân, lại quay về hướng nam nên gió lồng lộng. Các cửa sổ lấy sáng tự nhiên được lắp đặt kính màu rực sáng lung linh. Có thể nói đây là công trình có vật lý kiến trúc âm thanh, ánh sáng, thông thoáng tuyệt vời.

 

Nhà thờ Mằng Lăng mang trong mình nhiều câu chuyện và nhiều điều bí ẩn; tất cả những bí mật ấy, bí ẩn ấy đều được cất giữ bên trong hang thánh đường (phía tay trái từ cổng vào). Hang được tạo dựng như một quả đồi nhân tạo, bằng cách dựng nhiều cột đá tạo thành một hang động nhỏ.

 

Bên ngoài quả đồi được phủ xanh cỏ cây, hoa lá và các tiểu cảnh; bên trong hang động được tạo dựng từ bàn tay con người khiến cho hang động càng thêm bí ẩn và thú vị; đặc biệt, điều kiện thông hơi, thoát khí tự nhiên trong hang khá tốt. Tại đây còn lưu giữ cuốn giáo lý được viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam, mang tên “Phép giảng tám ngày” do giáo sĩ Alexandre de Rhodes soạn thảo và được in tại Roma (Ý) năm 1651. Bên trong hang còn có nhiều hình ảnh, đặc biệt còn lưu giữ được những câu chuyện, những tư liệu liên quan đến chân phước Anrê Phú Yên, có bức họa ngài Anrê đang cầu nguyện. Những hiện vật quý giá được đặt trong tủ kính và bảo vệ ở chế độ cao.

 

Cha xứ nhà thờ Mằng Lăng hiện nay là linh mục Phê rô Trương Minh Thái, ông là người Phú Yên (phường 3, TP Tuy Hòa), có nhiều năm du học ở nước ngoài.

 

HOÀNG XUÂN THƯỞNG

Nguồn

Cùng chủ đề

[Photo] Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021 Phó Tổng biên tập: Nguyễn Khánh...

Công bố Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 KCN Hòa Tâm

Chiều 26/7, Ban Quản lý KKT Phú Yên phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND TX Đông Hòa, UBND xã Hòa Tâm tổ chức công bố công khai và bàn giao hồ sơ Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 KCN Hòa Tâm thuộc KKT Nam Phú Yên.   Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng...

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021 Phó Tổng biên tập: Nguyễn Khánh...

Đảng bộ Viện KSND tỉnh: Thực hiện hiệu quả mô hình “Chi bộ bốn tốt”, “Đảng bộ cơ sở bốn tốt”

Nhận thức được tầm quan trọng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ủy Viện KSND tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, thiết thực trong xây dựng “Chi bộ bốn tốt”, “Đảng bộ cơ sở bốn tốt” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình...

Khơi dậy lòng tự hào, bồi đắp niềm tin (kỳ 2)

Kỳ 2: “Kéo” lịch sử về gần với người trẻ   Những năm qua, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, ngành trong tỉnh chú trọng triển khai bằng nhiều hình thức, hoạt động đa dạng, phong phú nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền thống, qua đó xác định...

Cùng tác giả

[Photo] Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021 Phó Tổng biên tập: Nguyễn Khánh...

Vì sao các dự án bất động sản tại Phú Yên gặp nhiều vướng mắc?

Vì sao các dự án bất động sản tại Phú Yên gặp nhiều vướng mắc?Dự án Khu dân cư Phố chợ Hòa Vinh chưa được phê duyệt giá đất do đơn vị tư vấn không có cơ sở đề xuất (vì không có dự án tương tự). Nhiều dự án chưa được phê duyệt vì vướng mắc về giá sàn nộp ngân sách. Đơn vị tư vấn cũng loay hoay Liên quan đến Dự án Khu dân cư Phố chợ Hòa...

Công bố Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 KCN Hòa Tâm

Chiều 26/7, Ban Quản lý KKT Phú Yên phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND TX Đông Hòa, UBND xã Hòa Tâm tổ chức công bố công khai và bàn giao hồ sơ Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 KCN Hòa Tâm thuộc KKT Nam Phú Yên.   Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng...

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021 Phó Tổng biên tập: Nguyễn Khánh...

Đảng bộ Viện KSND tỉnh: Thực hiện hiệu quả mô hình “Chi bộ bốn tốt”, “Đảng bộ cơ sở bốn tốt”

Nhận thức được tầm quan trọng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ủy Viện KSND tỉnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, thiết thực trong xây dựng “Chi bộ bốn tốt”, “Đảng bộ cơ sở bốn tốt” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình...

Cùng chuyên mục

Đình Phú Nông: Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng cộng đồng

Đình Phú Nông có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, một biểu tượng mang tính cộng đồng của người dân thôn Phú Nông, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa.   Lãnh đạo Sở VHTT&DL và huyện Tây Hòa trao bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đình Phú Nông cho Đảng bộ, chính...

Quê hương Phú Yên tươi đẹp

Thiên nhiên ban tặng Phú Yên nhiều tài nguyên thiên nhiên, danh thắng, nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp, hệ thống sông ngòi dày đặc, trong đó có con sông Ba với đồng lúa Tuy Hòa trù phú. Phú Yên còn sở hữu một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà bao lớp tiền nhân đã dày...

Đến với Phú Yên

Sau 35 năm, Phú Yên hôm nay được du khách biết đến ngày càng nhiều bởi những địa danh nổi tiếng như gành Đá Đĩa, hải đăng Đại Lãnh, tháp Nhạn, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô... Mới đây, tháp Nghinh Phong - biểu tượng mới của du lịch Phú Yên - được trao giải thưởng Công trình du lịch thành phố hàng...

Phú Yên ngày ấy – bây giờ

Những cư dân đầu tiên ở phường 7, TX Tuy Hòa vào năm 1989 hẳn còn nhớ như in những trận gió nam cồ tháng 7 thổi như giật tung những mái tole che tạm trên bãi cát của những người vừa từ Nha Trang chuyển về. Trời thì nóng như rang. Rồi tới bữa cơm phải đóng cửa để tránh cát bay...

Đình làng Đông Tác và tín ngưỡng thờ thần đất đai, biển cả

Nằm trong cụm dân cư khu phố 4, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, đình làng Đông Tác là cơ sở tín ngưỡng có vị trí quan trọng của cộng đồng cư dân nơi đây.   Hằng năm, vào dịp xuân kỳ thu tế, đông đảo người dân trong vùng về dự lễ tế thần Thành hoàng, thần Bạch Mã, thần Thổ Địa, thần Long...

Người có công khai phá tổng Hòa Lộc

Đó là ông Lê Trung Lập ở xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ông là người đã xuất tiền nhà, chiêu mộ và tổ chức dân chúng khai khẩn đất hoang dọc theo dãy núi Đèo Cả, hình thành nhiều điểm dân cư và mở mang diện tích canh tác ở vùng đồng...

Đổi thay ở vùng đất sinh ra người con ưu tú của Đảng

Thành An Thổ (xã An Dân, huyện Tuy An) là nơi sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.   Tự hào là vùng đất sinh ra người con ưu tú của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân nơi đây đã nỗ lực không ngừng để xây dựng và phát triển quê hương. Diện mạo...

Quân dân Phú Yên kìm chân, chặn bước tiến quân viễn chinh Pháp

Hơn 70 năm trôi qua, những người tham gia đánh bại chiến dịch Át-lăng của thực dân Pháp năm nào, nhiều người đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến hoặc đã về với ông bà, tổ tiên; một vài người còn sống đều đã bước qua tuổi 90, như Anh hùng LLVT nhân dân Hồ Đắc Thạnh, đại tá Phan Đắc Tổng,...

Theo bước chân Tiểu đoàn 375 vào chiến dịch Át-lăng

Trong không khí hào hùng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), những cựu chiến binh từng trực tiếp tham gia chiến dịch Át-lăng năm xưa bồi hồi, xúc động nhớ về một thời trai trẻ hiến dâng, vào sinh ra tử, cùng “chia lửa”, góp sức làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa...

Chiến dịch Át-lăng: Tham vọng của Pháp và cú đấm thép của quân dân Phú Yên

Chiến dịch Át-lăng là một trong những kế hoạch thành phần, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong tổng thể Kế hoạch Nava. Tuy nhiên, chính tướng Nava và cả Chính phủ Pháp, Mỹ cũng không ngờ rằng, một cuộc hành binh quy mô, cùng vũ khí hiện đại, lực lượng tinh nhuệ đã bị quân và dân Phú Yên đập tan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất