Trang chủChính trịNgoại giaoSơn La từng bước hội nhập cùng APEC

Sơn La từng bước hội nhập cùng APEC


Tự hào là một tỉnh của Việt Nam – Thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), tỉnh Sơn La đã và đang tận dụng những cơ hội tuyệt vời APEC mang lại cho Việt Nam để hướng tới mục tiêu “phấn đấu đưa tỉnh Sơn La trở thành cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030″.

Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh.
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh.

Là một tỉnh miền núi, cách Hà Nội 300 km, có đường biên giới 274,065 km giáp với hai tỉnh: Hủa Phăn, Luông Pha Bang, nước CHDCND Lào; diện tích tự nhiên 14.109,83 km2, dân số trên 1,3 triệu người, có 12 dân tộc, 11 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh.

Tỉnh Sơn La có khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, sự đa dạng của thiên nhiên và văn hóa phù hợp cho phát triển một nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phong phú với chất lượng cao và phát triển du lịch sinh thái, văn hoá hấp dẫn. Đặc biệt cao nguyên Mộc Châu với độ cao 1.050m so với mực nước biển, năm 2023 nhận giải kép “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á và Việt Nam” và là lần thứ hai liên tiếp được WTA vinh danh ở hai hạng mục này.

Ngoài ra, nơi đây có vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La có cảnh quan được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”; một số khu vực khác có cảnh quan thiên nhiên, khí hậu mát mẻ (trung bình 18oC – 21oC) như: Tà Xùa – Bắc Yên, Co Mạ – Thuận Châu, Ngọc Chiến – Mường La… Đây cũng là những địa điểm du lịch có nhiều tiềm năng phát triển.

Bốn mục tiêu quan trọng

APEC đã và đang có tác động mạnh mẽ, giúp tỉnh Sơn La đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế – xã hội và đang hướng tới các mục tiêu xa hơn. Cụ thể như:

Thứ nhất, mục tiêu đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, dựa trên động lực chính là sự phát triển của khu du lịch quốc gia Mộc Châu gắn với dự án đường cao tốc Sơn La – Hoà Bình và tuyến du lịch, thương mại giữa tỉnh Sơn La với tỉnh Hủa Phăn nói riêng và các tỉnh phía Bắc của Lào nói chung thông qua cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Mộc Châu) – Pa Háng (Hủa Phăn, Lào) hướng tới Thái Lan, Mi-an-ma. Dựa vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc với định hướng phát triển các dòng sản phẩm du lịch văn hoá có thế mạnh với sự khác biệt của du lịch Sơn La – Tây Bắc.

Thứ hai, xây dựng nền nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao, thực hiện nghiêm ngặt quy trình cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, sản phẩm đảm bảo đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Sơn La là vựa cây ăn quả lớn thứ hai cả nước với diện tích trên 83.000 ha (sản lượng đạt trên 450.000 tấn). Toàn tỉnh hiện có 583 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết, hình thành các chuỗi liên kết hàng hóa từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các tập đoàn kinh tế, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến nông sản với công nghệ hiện đại (toàn tỉnh có 17 nhà máy, 543 cơ sở chế biến) và cho ra nhiều sản phẩm có thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Đến nay tỉnh xuất khẩu và giới thiệu 17 sản phẩm nông sản vào thị trường 21 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường như: Mỹ, Australia, các nước châu Âu. Đặc biệt có 02 sản phẩm được bảo hộ tại châu Âu, Thái Lan. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2023 ước đạt 185,6 triệu USD.

Một góc Sơn La. (Nguồn: Báo Dân tộc và Phát triển)
Một góc Sơn La. (Nguồn: Báo Dân tộc và Phát triển)

Thứ ba, hoàn thiện hạ tầng. Quyết tâm hoàn thành các dự án trọng điểm: Đề án huyện Mộc Châu trở thành thị xã vào năm 2025; đề án khu du lịch quốc gia Mộc Châu, cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Mộc Châu) – Pa Háng (Hủa Phăn, Lào); dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La kỳ vọng thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế xã hội, giao thương giữa Sơn La với các tỉnh đồng bằng, Hà Nội, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, hướng tới Thái Lan, Myanmar.

Thứ tư, tăng cường quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh; huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng hiện đại; đẩy mạnh cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng; xây dựng bộ máy chính quyền, hệ thống chính trị, đội ngũ công chức, viên chức vì người dân phục vụ, trong khi vừa phải khai thác tài nguyên hiệu quả; chú trọng bảo vệ môi trường; thích ứng biến đổi khí hậu; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc tốt đẹp của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc; đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh; xây dựng tuyến biên giới Việt Nam – Lào hòa bình, phát triển.

Nỗ lực hội nhập

Để vượt qua thách thức, vững bước hội nhập với các nềnkinh tế APEC, Sơn La quyết tâm: Duy trì và thúc đẩy tăng trưởng; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, xuất khẩu; đẩy mạnh hợp tác kinh tế – kỹ thuật; triển khai các chương trình quốc gia hiệu quả; đẩy mạnh tuyên truyền về APEC trong toàn hệ thống chính trị nhằm nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại, đầu tư, kinh tế thị trường; học tập qua những thành công của các thành viên APEC để vận dụng hiệu quả hơn vào thực tiễn tỉnh Sơn La.

Đồng thời, thu hút, sử dụng hiệu quả nguồn vốn: FDI, ODA, NGO…; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo chủ trương của Đảng: Các Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ. Tỉnh Sơn La tiếp tục triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động, Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội….

Ngoài ra, tiếp tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế địa phương theo quy luật thị trường, thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; định hướng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp qua những cải cách mạnh mẽ, đảm bảo cho các thị trường: sức lao động, tài chính, tiền tệ, hàng hóa dịch vụ tiêu dùng, khoa học công nghệ vận hành theo quy luật thị trường, công bằng, minh bạch, giảm thiểu tối đa các rào cản thương mại và dịch vụ, giúp hàng hóa, dịch vụ đủ sức cạnh tranh trên thị thường.

Với những thành tựu cùng sức sống mãnh liệt, chắc chắn APEC sẽ luôn là khu vực quan trọng nhất, có nền kinh tế năng động và triển vọng nhất trên thế giới. Với tầm quan trọng và tương lai phát triển đó của APEC, tỉnh Sơn La luôn mong muốn và đang nỗ lực để hội nhập và có đóng góp đáng kể vì mục tiêu chung của APEC, đồng thời cũng kỳ vọng rất nhiều vào những thông điệp từ Hội nghị Cấp cao APEC 2023.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Nhật Bản kỳ vọng bước đột phá mới trong hợp tác với Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang sắp xếp tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề một hội nghị quốc tế dự kiến diễn ra giữa tháng 11.

Rực rỡ mùa hồng chín trên cao nguyên Mộc Châu

Rực rỡ mùa hồng chín trên cao nguyên Mộc Châu ...

Sơn La: Chủ động điều chỉnh vốn để bảo đảm hiệu quả đầu tư

Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm...

Tây Ninh: Nông nghiệp công nghệ cao là trụ cột kinh tế và hội nhập

Nông nghiệp là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của tỉnh Tây Ninh, đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển chung của tỉnh. Với định hướng rõ ràng về việc nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, Tây Ninh đang tập trung xây dựng và phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất mà còn hướng tới việc đảm bảo...

Hội Tiểu nông Cuba tham quan vịnh Hạ Long, bất ngờ trước sự thay đổi của Việt Nam sau đổi mới

Ngày 27/10, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hội Tiểu nông Cuba do đồng chí Félix Duarte Ortega, Ủy viên TƯ Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội Tiểu nông Cuba dẫn đầu đã đến tham quan vịnh Hạ Long để học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế của Việt Nam sau 38...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, nguy cơ mất mùa tại vựa tiêu Bà Rịa

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 - 144.500 đồng/kg.

Giá vàng đang ở vùng rủi ro, “bay tiếp hay rơi”, bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng trong nước tiến lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, thị trường chỉ thấy mua vào, không bán. Giá vàng thế giới tiếp tục "thăng hoa" với kỷ lục - 2.790,15 USD/ounce và tăng 6% chỉ trong 1 tháng. Giá vàng đang ở vùng rủi ro, rất dễ có biến động mạnh, có thể lên quá cao tạo bong bóng rồi lao dốc, theo chuyên gia.

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).

Israel phá đường dây gián điệp Iran, Ukraine “kêu” Mỹ tăng hỗ trợ quân sự, Nga triệu Đại sứ Phần Lan phản đối tịch...

Nga tố phương Tây phá hoại không gian số, Venezuela triệu hồi Đại sứ tại Brazil về nước, Quân đội Triều Tiên xuất hiện tại Donetsk, Iran có thể tấn công Israel trước bầu cử tổng thống Mỹ, Hamas bác bỏ lệnh ngừng bắn ngắn hạn ở Gaza, Tên lửa Triều Tiên rơi ngoài EEZ…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Bài đọc nhiều

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Nam Phi

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng Trong chương trình làm việc, Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của...

Giá vàng được “đẩy thuyền” bởi bầu cử Mỹ, nhắm đích 2.800 USD, nhà đầu tư có nên “lên tàu”?

Giá vàng hôm nay 30/10/2024 giữ mức cao kỷ lục trên thị trường thế giới, trong nước "bất động". Chuyên gia nhận thấy, các cuộc bầu cử đang cản trở nhu cầu bán ra, do đó bất kỳ chất xúc tác nào để tăng cường mua vào xuất hiện sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá.

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Giá vàng đón cơn “cuồng phong”; SJC, vàng nhẫn “phấp phơi”; có tiền cũng khó mua

Giá vàng hôm nay 31/10/2024 trên thị trường thế giới và trong nước đón cơn "cuồng phong", liên tục phá đỉnh lịch sử. Trong thời gian tới, giá vàng giao ngay sẽ đứng trước ngưỡng kháng cự 2.800 USD/ounce, sau đó là 2.826 USD/ounce.

Cùng chuyên mục

Giá vàng đang ở vùng rủi ro, “bay tiếp hay rơi”, bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng trong nước tiến lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, thị trường chỉ thấy mua vào, không bán. Giá vàng thế giới tiếp tục "thăng hoa" với kỷ lục - 2.790,15 USD/ounce và tăng 6% chỉ trong 1 tháng. Giá vàng đang ở vùng rủi ro, rất dễ có biến động mạnh, có thể lên quá cao tạo bong bóng rồi lao dốc, theo chuyên gia.

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, nguy cơ mất mùa tại vựa tiêu Bà Rịa

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 - 144.500 đồng/kg.

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).

Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’, ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?

Tại sao người giàu nhất hành tinh như Elon Musk và là chủ sở hữu mạng xã hội X, Giám đốc điều hành SpaceX và Tesla... lại trở thành nhà bảo trợ lớn nhất và ủng hộ nhiệt thành nhất của ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump, ông ấy đang tính toán điều gì?

Hà Nội thúc đẩy hoàn thiện dự án xử lý nước thải Yên Xá

Chia sẻ tại buổi làm việc, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Sugano Yuichi cảm ơn sự hỗ trợ của UBND TP trong triển khai các thủ tục liên quan đến dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, đồng thời mong muốn chính quyền TP sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai dự án thuận lợi, đi vào hoạt động đúng tiến độ. Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cũng nêu ba...

Mới nhất

QatarEnergy bàn thảo hợp tác cùng PVN, chờ sửa Luật Điện lực để làm dự án điện khí

Quốc vụ khanh Saad bin Sherida Al Kaabi nhất trí với quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí cần lâu dài, ổn định với lộ trình, bước đi phù hợp, để hai bên 'không bỏ lỡ cơ hội...

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị sửa khoản 3 Điều 15 dự thảo về hoàn thuế giá trị gia tăng

Đề nghị làm rõ hơn về khoản 3 Điều 15 về hoàn thuế giá trị gia tăng Liên quan đến nội dung sửa đổi quy định về hoàn thuế GTGT tại dự án sửa đổi Luật Thuế GTGT được nêu trong Tờ trình của Bộ Tài chính gửi đến Chính phủ. Theo đó, tại Khoản 3, Điều 15 của...

Gia Lai đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

(ĐCSVN) - Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình trong phát triển nông nghiệp, Gia Lai đang tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn. Phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đoàn Ngọc Có - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp...

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác lao động giữa Việt Nam và Qatar

(ĐCSVN) - Tiếp lãnh đạo Bộ Lao động Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác lao động đi vào chiều sâu, bền chặt, ổn định, bài bản hơn, thúc đẩy đàm phán hiệp định về lao động và ký kết vào thời gian phù hợp; cho biết sẽ cử Bộ...

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu. Nhu cầu toàn cầu đối với sản phẩm bền vững ngày càng tăng Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà...

Mới nhất